Trong entry trước ta đã hiểu Bảng cán cân thanh toán, Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, hệ thống ngân hàng và cách điều hành của Ngân hàng nhà nước. Hiểu được điều này giúp chúng ta dự đoán được tình hình tỷ giá một cách có cơ sở hơn thay vì đoán mò. Chúng ta cũng thấy rằng việc điều khiển cung tiền đồng là rất khó khăn đặc biệt với hệ thống ngân hàng thương mại của chúng ta không tốt. Mặc dù ngân hàng nhà nước có thể có quyết sách rất đúng nhưng đến khi qua bộ lọc của hệ thống ngân hàng thương mại thì kết quả có thể bị bóp méo đi rất nhiều.
Năm 2007 với việc thặng dự cán cân thương mại; một lượng đô la khổng lồ đổ vào nước ta kéo theo việc ngân hàng nhà nước buộc phải tăng cung tiền đồng. Việc làm này của ngân hàng nhà nước là hoàn toàn hợp logic và các chính phủ khác trong trường hợp tương tự cũng sẽ làm vậy. Nếu không tăng cung tiền đồng lúc này thì nền kinh tế sẽ thiếu tiền mặt, đồng việt nam tăng giá… ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế (kích thích nhập khẩu thay vì xuất khẩu). Nhưng cung tiền phụ thuộc vào số nhân tiền x tiền cơ sở; số nhân tiền bằng CU/D; có nghĩa là phụ thuộc cả vào tâm lý người dân giữ tiền mặt và dự trữ của ngân hàng. Cung tiền vượt quá cao so với dự đoán làm cho lạm phát bắt đầu tăng dần tới năm 2010 là 11,75%.
Nhằm đối phó với lạm phát Ngân hàng nhà nước buộc phải hút tiền đồng về thông qua chính sách tiền tệ thắt chặt: tăng lãi suất chiết khấu, tăng dự trữ bắt buộc, hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức 20%…Chính phủ đồng thời lúc đó đưa ra chính sách tài khóa thắt chặt với nghị quyết 11. Mục đích của hai chính sách này là để giảm lạm phát, giảm mức bội chi ngân sách, tăng dự trữ ngoại tệ nhưng kết quả là lạm phát thậm chí tăng tới 18,5%. Nguyên nhân có thể thấy là:
1. Thắt chặt tiền tệ làm tăng lãi suất cho vay – > nhu cầu vay sản xuất kinh doanh giảm -> tổng cầu giảm.
2. Thắt chặt chính sách tài khóa -> trực tiếp làm tổng cầu giảm.
Về mặt lý thuyết theo mô hình Tổng cung tổng cầu thì khi tổng cầu giảm nó sẽ dịch chuyển sang trái làm cho lạm phát giảm. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế là người vay tiền chủ yếu là đầu tư vào bất động sản trong khi quả bóng bất động sản vẫn đang nở phình ra (chưa kể tới kênh đầu tư vàng cũng nhiều tiềm năng). Ngân hàng say xưa với lợi nhuận cao khi mà cho vay cao bọn chúng nó vẫn cứ vay, tăng trưởng tín dụng cho phép 20% vẫn còn cảm thấy chưa thỏa mãn. Ngân hàng bắt đầu cho vay liều, cho vay tới sát trần của dự trữ bắt buộc (3%). Cung tiền vẫn tăng, kết hợp vớt kết quả của nghị quyết 11 không đc như mong muốn khiến cho lượng tiền mặt CU trong dân quá nhiều -> lạm phát vẫn tăng.
Kinh doanh trong giai đoạn 2008, 2009; bạn sẽ phải vay ngân hàng với lãi suất quanh 20%. Nếu NHTW đưa ra trần lãi suất thì bạn sẽ phải trả lãi suất ngoài cho đúng với lãi suất thỏa thuận. Nếu bạn dùng tiền đó mua hàng nhập khẩu từ nước ngoài trả sau thì số tiền bạn phải trả thêm để mua USD sẽ tăng từng ngày. USD lúc này cũng không phải là đô la niêm yết của NH mà là USD trợ đen. Một doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu hai áp lực; áp lực tỷ giá và áp lực lãi suất. Nói chung giai đoạn này chỉ có cá nhân làm trong NH béo lên nhờ ăn lãi ngoài còn doanh nghiệp thì khốn đốn.
Tháng 4 năm 2011 thực tế là ngân hàng nhà nước đã thấy được mối nguy của bong bóng nhà đất vì vậy đã yêu cầu các ngân hàng giảm tỷ lệ cho vay lĩnh vực phi sản xuất nhưng ngân hàng và các nhà đầu tư vẫn còn say xưa khiến cho tới cuối năm 2011 ổn định tỷ giá ngoại tệ đạt được nhưng mục tiêu kìm chế lạm phát không đạt được. Ngân hàng nhà nước bắt đầu sốt ruột lại càng thắt chặt chính sách tiền tệ với giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng theo chất lượng và quy mô của ngân hàng. Tới thời điểm đó thì các ngân hàng vẫn còn say xưa, vẫn còn muốn tăng chi tiêu tăng trưởng.
Và rồi việc gì đến đã đến, do hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất các nhà đầu tư bắt đầu đuối dần dẫn tới các công trình ngừng thi công. Cần chú ý là một doanh nghiệp có hai kênh huy động vốn chính là thị trường chứng khoán (đối với các khoản vay dài hạn) và ngân hàng ( đối với các khoản vay trung và ngắn hạn). Nhưng ở nước ta thời điểm đó thị trường chứng khoán giảm từng ngày, các doanh nghiệp chỉ có kênh huy động vốn duy nhất là ngân hàng cho cả các khoản vay dài hạn. Bất động sản chững lại, các ngành nghề đi kèm cũng chết theo như xi măng, sắt thép, …
Doanh nghiệp bất động sản không trả được nợ khiến cho nợ xấu ngân hàng tăng lên, tính thanh khoản của ngân hàng cũng kém đi do không đòi được tiền vay khi tới hạn trong khi người gửi đòi tiền hàng ngày. Ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động một cách không chính thức (>14%) để huy động được tiền nhằm tăng thanh khoản (giờ họ sẽ trả tiền ngoài cho người đi gửi để người gửi gửi tiền vào NH họ). Doanh nghiệp cũng chẳng vừa, ông nào cần thì cũng phải thỏa thuận để được vay tiền có khi lên tới 27%. Thế là doanh nghiệp khốn đốn, tổng cầu giảm ngoài sức tưởng tượng khiến cho mục tiêu giảm lạm phát của chính phủ đạt được quá đà là tới mức giảm phát.
Đầu năm 2012 chính phủ cố gắng khơi thông dòng vốn bằng cách tái cấu trúc ngân hàng, giảm lãi suất cho vay. Nhăm nhe trả nợ xấu giúp ngân hàng (số tiền mà ngân hàng đã cho vay dưới chuẩn trước đó) vì nhiều khoản nợ lại bắt đầu từ chính doanh nghiệp quốc doanh, ví dụ như vinashin nợ 2.745 tỷ của habubank.
Nguyên nhân sâu xa của lạm phát bắt nguồn chủ yếu từ hiệu quả đầu tư, khi chúng ta tung 8 đồng vào trong khi giá trị mang lại chỉ 1 đồng thì 7 đồng kia chính là tiền dư thừa dẫn tới lạm phát. Bao giờ hiệu quả đầu tư tăng 1 ăn 1 thì cung tiền sẽ giúp đất nước phát triển và lạm phát vẫn giữ nguyên. Chúng ta có một thời gian dài cùng nhau thổi bong bóng nhà đất và chứng khoán mà quên mất những ngành nghề mang lại giá trị thực. Cùng nhau trả giá trong 2 năm tới thôi.

- Mô hình trọng cung (P6) 16/05/2012
- Tỷ giá hối đoái (P4 của KTVM) 11/05/2012
- Mô hình tổng cung tổng cầu (P2) 09/05/2012
- Hệ thống ngân hàng (P3) 09/05/2012
- Kinh tế vĩ mô thường thức (P1) 07/05/2012
Cảm ơn anh ạ. Năm 2019 đọc lại thấy vẫn như mới. Những người trẻ như em rất cần những note quý báu như này ạ
cảm ơn em!
bài phân tích rất logic, và mang lại cái nhìn tổng quan về kinh tế Việt Nam.
hay