Mô hình tổng cung tổng cầu (P2)

0
5446
5/5 - (3 votes)

Trước khi ta có thể phân tích sâu hơn về các hoạt động liên quan tới tài cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc thể chế, tái cấu trúc thị trường thì ta phải tìm hiểu hai khái niệm liên quan tới tổng cung, tổng cầu hàng hóa và tổng cung tổng cầu tiền.

Mô hình tổng cầu:

Đừng có sốc khi nhìn hình vẽ vì nó rất đơn giản và logic. Trục tung là giá, chính là lạm phát; trục hoành là sản lượng chính là GDP. Đường tổng cầu ký hiệu AD là tổng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. AD thể hiện việc khi chúng ta tăng sản lượng thì giá sẽ giảm xuống và  ngược lại. AD = C + I + G + NX (tương tự như công thức tính GDP).

Dựa vào công thức này ta sẽ thấy AD tăng khi Người tiêu dùng tăng tiêu dùng, Doanh nghiệp tăng đầu tư sản xuất, Chính phủ tăng chi tiêu, tăng xuất khẩu ròng. Những tháng năm 2012 chúng ta thấy sức mua của người dân giảm có nghĩa là tổng cầu giảm. Việt Nam chúng ta trong nhiều năm tăng trưởng GDP chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố G, nhưng do chỉ số ICOR đầu tư của chính phủ lại thấp (đầu tư 8 đồng để có 1 đồng tăng trưởng GDP)

Mô hình tổng cung


Đường tổng cung là tổng sản lượng đầu ra của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Ký hiệu là AS, AS đại diện cho toàn bộ giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp muốn bán. Điều ảnh hưởng tới sản lượng doanh nghiệp là tổng chi phí đầu vào bao gồm các nguồn lực như lao động, vốn, tài nguyên, công nghệ. Chúng ta sẽ đặt dấu chấm hỏi là rõ ràng khi anh tăng sản lượng hàng hóa thì giá bán ra phải giảm đi chứ sao lại tăng lên? Nhưng nếu ta xét trên tổng thể của cả một quốc gia thì anh sản xuất ra một đơn vị hàng hóa thì anh đã tiêu tốn của quốc giá một nguồn lực nhất định.

Ví dụ như một công ty sản xuất bàn ghế. Để anh ta sản xuất ra một chiếc bàn thì anh ta đã tiêu tốn của quốc gia X người, Y mét khối gỗ, Z kw điện…Chính vì vậy khi nguồn lực của một quốc gia yếu thì GDP cũng sẽ giảm. Tổng kwh điện của Việt nam sản xuất ra năm 2011 không đủ cho sản xuất kinh doanh, vì vậy một nhà máy nào đó sẽ phải hoạt động cầm chứng. Tương tự với nguồn lực con người, nếu như hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt nam kém thì doanh nghiệp sẽ không có nhân lực giỏi từ đó sản lượng cũng sẽ giảm…

Hoặc chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn vì đường tổng cung là tổng sản lượng quốc gia mà doanh nghiệp muốn bán nên khi giá một hàng hóa nào đó tăng lên thì doanh nghiệp có xu hướng tăng sản lượng vì máu lợi nhuận.

Điểm mà hai đường tổng cung và tổng cầu giao nhau thì gọi là điểm cân bằng. Có nghĩa là sức tăng sản lượng phù hợp với nguồn lực quốc gia. Khi chúng ta cố gắng tăng sản lượng trong khi tổng nguồn lực quốc gia không đổi thì gọi là phát triển nóng, cái khoản sản lượng chênh lệch tăng thêm sẽ phải trả giá rất nhiều, nhiều hơn bình thường. Chính vì vậy về dài hạn thì sản lượng (GDP) và giá (lạm phát) luôn về điểm giao cắt giữa hai đường tổng cung và tổng cầu.

Di chuyển và dịch chuyển: di chuyển là di chuyển trên đường thẳng đó thể hiện mối quan hệ giữa mức giá và sản lượng. Ví dụ với đường tổng cầu AD khi chi tiêu tăng lên (sản lượng) thì giá sẽ giảm xuống. Với đường tổng cung AS, khi số lượng doanh nghiệp sản xuất ra tăng lên thì mức giá sẽ tăng lên. Dịch chuyển của tổng cung và tổng cầu là sẽ tương ứng với các cú sốc tương ứng.

Khi tổng cung và tổng cầu tăng lên thì đường thẳng sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại. Đầu năm 2012 khi các báo phát biểu là Tổng cầu giảm có nghĩa là nó dịch chuyển từ AD sang AD”. Khi đó giao cắt của nó với đường tổng cung sẽ di chuyển từ E sang E’. Với tọa độ này ta sẽ thấy là lạm phát âm (giảm phát) và sản lượng (GDP) cũng giảm theo.


Tiếp theo ta sẽ phải nghiên cứu mô hỉnh Tổng cung tổng cầu tiền vì thông qua đồ thị này ta mới có thể có kết nối từ chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và chính sách tài khóa của chính phủ sang các kết quả của GDP và chỉ số lạm phát.

Mô hình cung- cầu tiền ( LM)


Đường chéo của mô hình cung-cầu tiền cũng giống như đường tổng cung vì Tiền cũng là hàng hóa và là một loại hàng hóa đặc biệt. Trục hoành không phải là sản lượng nữa mà là số lượng tiền. Trục tung không phải là giá cả nữa là mà lãi xuất vì lãi xuất là giá của tiền. Khi chúng ta sử dụng 100 đồng tiền vốn vào hoạt động đầu tư trong 1 tháng thì giá cho việc sử dụng 100 đồng đó chính là chi phí cơ hội vì đáng nhẽ ta có thể gửi 100 đồng đó vào ngân hàng để được 2 đồng tiền lãi. 2 đồng lãi Suất là giá của 100 đồng trong 1 tháng.

Đường cung- cầu tiền phụ thuộc vào Lượng tiền mặt người dân nắm giữ = Số tiền nhà nước in ra – Số tiền dữ trữ trong các ngân hàng thương mại. Đường thắng chéo lên có nghĩa là càng có nhiều tiền mặt trong dân thì lạm phát càng tăng và ngược lại.

Chính phủ thực thi việc giảm cung tiền bằng cách 1. Bán trái phiếu chính phủ; 2. Tăng dự trữ bắt buộc tại các NHTM, 3. Tăng lãi suất chiết khấu làm tăn lãi suất cho vay của NHTM. Chính phủ tăng cung tiền bằng cách 1. Mua trái phiếu 2. giảm dự trữ bắt buộc tại các NHTM, 3. Giảm lãi xuất chiết khấu

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here