Hệ thống ngân hàng (P3)

2
8565
5/5 - (4 votes)

1. Hệ thống ngân hàng:
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam bao gồm Ngân hàng nhà nước trực thuộc chính phủ. Khác với các nước phát triển khác thì ngân hàng trung ương là độc lập so với chính phủ như Cục dữ trữ liên bang Mỹ FED, Ngân hàng trung ương Châu âu ECB. Vì ngân hàng nhà nước Việt Nam thuộc chính phủ Việt Nam nên những quyết sách của nó cũng bị phụ thuộc rất nhiều vào ý đồ của chính phủ.

Dưới ngân hàng nhà nước là các ngân hàng bao gồm Ngân hàng quốc doanh (như Agribannk), Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại (Eximbank, Sacombannk..), Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài. Các chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước sẽ phải thông qua hệ thống các ngân hàng phía dưới này vì ngân hàng nhà nước không thể làm việc trực tiếp với người gửi tiền hay người vay tiền.

 

Chức năng của ngân hàng nhà nước là thực hiện các chính sách tiền tệ cụ thể là điều tiết lượng cung tiền trong hệ thống. Các khái niệm  về tiền bao gồm:
–   M0: Tổng lượng tiền mặt gọi lài tiền cơ sở (  là tiền mặt có nghĩa tiền pháp định, tiền giấy mà chúng ta sờ mó hàng ngày chứ không phải dạng tiền là các con số nhảy nhót trong sổ sách kế toán)
–   M1: M0 + Tiền ngân hàng thương mại gửi tại ngân hàng trung ương gọi là tiền mạnh
–   M2: M1 + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
–   M3: M2 + Toàn bộ các khoản tiết kiệm khác gửi tại các tổ chức tín dụng
–   M4= M0 + Tiền trong tài khoản các loại ( có nghĩa là cả tiền vật chất lẫn tiền phi vật chất)

cung tien

Khi bài báo viết “Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) , trong suốt giai đoạn 2006 tới
2010, lượng cung tiền M2 của Việt Nam liên tục tăng ít nhất 20% mỗi năm,
cá biệt có năm tăng tới 46% (2007).  Lượng cung tiền M2 của năm 2010 là
2789,2 nghìn tỷ Đồng, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2006 và gấp xấp xỉ
10 lần so với năm 2001”.  Có nghĩa là tốc độ tăng cung tiền của Ngân hàng nhà nước quá lớn trong khi để không có lạm phát thì lượng tài sản sinh ra sẽ phải tương ứng với lượng tiền sinh ra.

Bây giờ chúng ta sẽ thấy cách mà ngân hàng nhà nước đưa tiền in vào hệ thống thông qua ngân hàng thương mại như sau:
Đầu tiên ngân hàng nhà nước in ra 1 tỷ đồng và phát hành vào dân chúng. 1 tỷ đồng này dùng để trả lương công chức, chi trả các khoản đầu tư của chính phủ…Người dân khi có 1 tỷ trong tay thì CU = 1 tỷ. Ta có M1 = CU + D; D là Deposit có nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn. Lúc này M1 = CU + 0= 1 tỷ vì dân chưa gửi đồng nào vào ngân hàng.

Tiếp theo, nếu người dân gửi tiết kiệm không kỳ hạn 1 tỷ vào ngân hàng thì lúc này M1 = 0 + 1 tỷ = 1 tỷ. Chú ý là tiền đó có thể trao tay qua rất nhiều người nhưng quan trọng là những người nắm giữ cuối cùng của 1 tỷ đó gửi hết số đó vào ngân hàng. nếu như ngân hàng thương mại giữ 1 tỷ tiền gửi của người dân thì số tiền thực tế đúng bằng 1 tỷ. Nhưng ngân hàng thương mại lại cho vay ra 990 triệu ( vì phải giữ 1% ~ 10tr làm dự trữ bắt buộc). Lúc này tiền thực tế đã tăng lên thành 1.990 triệu 990 triệu người dân vay được lại quay tay cơ số người và những người nắm giữ cuối cùng lại gửi 990tr đó vào ngân hàng; ngân hàng lại cho vay ra 981 triệu..Cứ như vậy số tiền cơ sở ban đầu nhà nước in ra là 1 tỷ đồng đã biến thành rất rất nhiều tiền. Cung tiền thực tế đã cao hơn gấp nhiều lần so với 1 tỷ tiền in ra.

Giả sử như dân chúng ta lại dùng thẻ tín dụng là chủ yếu có nghĩa là khi chúng ta vay tiền thì tiền thể hiện bằng con số tăng trong tài khoản của chúng ta thì lượng tiền mặt CU vẫn = 0 vì vậy số tiền thực tế sẽ không vượt quá xa so với số tiền cơ sở; nhưng vì chúng ta chủ yếu dùng tiền mặt nên số tiền thực tế bao giờ cũng lớn hơn gấp nhiều lần số tiền cơ sở. Vì vậy ngân hàng nhà nước rất khó dự đoán được lượng tiền thực tế vào dân cứ mỗi khi in ra X đồng tiền cơ sở. Để thể hiện sự phụ thuộc giữa tiền cơ sở phát hành ra và lượng cung tiền thực tế ta có khái niệm số nhân tiền Mm  = CU/D, Mm lớn có nghĩa là thể hiện thói quen giữ tiền mặt của người dân lớn và ngược lại.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa tiền mặt mà ngân hàng có với tiền  của khách hàng gửi để đảm bảo tính thanh khoản. Ngân hàng nhà nước chia làm hai hình thức gửi tiền chính là 1.Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng và 2.Từ 12 tháng trở lên; NHNN chia làm hai loại tiền gửi là Tiền đồng và Đô la Mỹ, HNNN cũng chia hệ thống ngân hàng phía dưới thành các loại như ở trên nên ta sẽ thấy quy định của nhà nước về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ cụ thể tương ứng (tham khảo). Giả sử như 1 ngân hàng thương mại tổng huy động tiền gửi VND là 100 đồng; quy định của NHNN với dự trữ bắt buộc là 1% thì có nghĩa là ngân hàng phải giữ 1 đồng tiền mặt trong ngân hàng còn lại có thể cho vay ra 99 đồng.

Nhưng giả sử vì 1% là quy định với tiền gửi không kỳ hạn mà tiền gửi không kỳ hạn thì khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào nên giả sử như tại một thời điểm số người tới rút tiền lớn 1 đồng thì ngân hàng thương mại này sẽ lấy đâu ra tiền mặt để trả khách hàng? Để giải quyết việc này sẽ phát sinh thêm các khái niệm mới là 1. Lãi suất liên ngân hàng, 2. Lãi suất tái cấp vốn.2. Lãi suất chiết khấu ( tham khảo niêm yết tại web ngân hàng nhà nước)

Số liệu trên website của ngân hàng nhà nước hôm nay như sau:
– Lãi suất cơ bản : 9%
– Lãi suất tái chiết khấu: 11%
– Lãi suất tái cấp vốn : 13%
– Lãi suất bình quân liên ngân hàng: 4,6%/  kỳ hạn 1 tuần
Số liệu trên trang web của Vietcombank
– Lãi suất huy động có kỳ hạn: 12%
– Lãi suất cho vay có điều kiện: 17%

Lãi suất cơ bản là lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng thương mại được phép cho vay ra tham khảo tại đây .
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay trong ngắn hạn để giải quyết thanh khoản. Lãi suất tái chiết khấu cũng là một dạng của lãi suất chiết khấu nhưng dưới hình thức thế chấp các giấy tờ có giá chưa tới hạn thanh toán ví dụ như hối phiếu, trái phiếu, thương phiếu…
Lãi suất tái cấp vốn cũng là một dạng cho vay của ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại tài sản mang ra thế chấp là các khoản cho vay của bản thân ngân hàng thương mại (khác với lãi suất chiết khấu giấy tờ có giá chưa tới hạn thanh toán mang ra thế chấp là của khách hàng của ngân hàng thương mại).

Quay trở lại ví dụ của 100 đồng tiền gửi và 99 đồng vay ra. Ngân hàng phải giữ 1 đồng làm dự trữ bắt buộc, 1 đồng này không sinh ra tiền mà nó sẽ thành chi phí cơ hội. Trong trường hợp lãi suất tái chiết khấu lớn hơn lãi suất huy động thì ngân hàng có xu hướng giữ nhiều tiền hơn dự trữ bắt buộc để đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng vì rõ ràng là thà giữ tiền của người gửi còn hơn là đi vay tiền của ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp lãi suất chiết khấu nhỏ hơn lãi suất huy động thì ngân hàng có xu hướng làm cho dự trự tiền của mình tiến gần tới sất với mức dự trữ bắt buộc vì trong trường hợp cần thiết nó có thể vay ngân hàng nhà nước để đảm bảo tính thanh khoản.

2. Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách điều tiết lượng cung tiền   

   Ngân hàng tăng cung tiền hay chính sách tiền tệ nới lỏng bằng cách:

– Mua vào Trái phiếu chính phủ : có nghĩa là đẩy tiền mặt ra. Giả sử
ngân hàng mua vào 1 tỷ thì có nghĩa là cung tiền tăng thêm Mm x 1 tỷ. Hay còn gọi là nghiệp vụ thị trường mở.

– Giảm dự trữ bắt buộc : có nghĩa là ngân hàng có thể tiếp tục cho vay ra khoản chênh giữa tỷ lệ cũ và mới. Cũng có nghĩa là Mm tăng do D giảm -> Cung tiền giảm.

– Giảm lãi suất chiết khấu: có nghĩa là ngân hàng thương mại có thể để
dự trữ thực tế về sát với dự trữ bắt buộc vì khi thiếu thanh khoản nó sẽ
vay ngân hàng trung ương. Vì vậy D giảm xuống khiến cho Mm tăng lên.

– Giảm trần lãi suất huy động: khi đó người dân sẽ kém hào hứng gửi tiền hơn vì vậy tiền mặt trong dân cư (CU) sẽ lớn hơn

Ngân hàng giảm cung tiền hay chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách:
– Bán ra trái phiếu chính phủ: Có nghĩa thu vào tiền mặt. Giả sử ngân hàng bán lượng trái phiếu có giá trị 1 tỷ thì cũng có nghĩa là nó thu về 1 tỷ. Lượng tiền cơ sở giảm 1 tỷ, Cung tiền giảm Mm x 1 tỷ.
– Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc : Có nghĩa là ngân hàng phải dự trữ tiền nhiều hơn khiến cho D tăng lên làm cho Mm giảm -> Cung tiền giảm.
– Tăng lãi suất chiết khấu: Có nghĩa là ngân hàng thương mại sẽ giảm độ mặn mà vay ngân hàng nhà nước vì vậy nó tăng dự trữ lên khiến cho D tăng lên làm cho Mm giảm xuống – > Cung tiền giảm xuống.
– Tăng trần lãi suất huy động: khi đó người dân sẽ thích gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn làm cho lượng CU giảm xuống khiến cho Mm giảm -> Cung tiền giảm.

Thực tế thường Lãi suất huy động vào lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại là tùy thuộc vào tính toán của mỗi ngân hàng về lỗ lãi, vào lãi suất cơ sở của ngân hàng nhà nước, người ta gọi đó là chính sách lãi suất thả nổi. Nhưng vì hệ thống ngân hàng của chúng ta không được tốt lắm nên ngân hàng nhà nước áp trần huy động là 14%, rồi mới giảm xuống 12%; và lại mới áp trần cho vay ra cho một số ngành nghề là 17%. Việc tăng hay giảm trần sẽ sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu giữ tiền mặt trong dân cư, ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lạm
phát.

 

Comments

comments

2 COMMENTS

  1. Đọc các bài viết của a rất dê˜ hiểu. Nhưng e co´ 1 feed back thê´ này: sô´ nhân tiền mM của a hình như chưa đc chính xác a ạ. mM = cr+(1)/cr+rr) theo như công thức của ktqd, vaˋ tỷ lệ nă´m giư˜ tiền mặt của dân chúng cang lơ´n thiˋ sô´ nhân tiền càng nhỏ ạ. Trân trọng!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here