Đụng tới kinh tế vĩ mô trước đây đã có hẳn một series về chủ đề tiền. Nhưng tiền chỉ là một phần của kinh tế vĩ mô, chưa phải là tất cả của kinh tế vĩ mô. Lý thuyết của kinh tế vĩ mô ta đã học từ hồi đại học nhưng nói thật là bản thân tôi đọc các quyết sách của nhà nước không phải lúc nào cũng hiểu được. Thế nào là chính sách tiền tệ? thế nào là chính sách tài khóa? thế nào là độ trễ chính sách..?….Có rất nhiều các vấn đề mà chúng ta đôi khi chỉ biết được một phần trong đó. Entry này không tham vọng có thể mang lại hết thông tin liên quan tới kinh tế vĩ mô nhưng cũng đủ để cho chúng ta có thể đọc hiểu được các quyết sách vĩ mô của chính phủ.
1. Các khái niệm cơ bản:
Có hai công cụ mà chính phủ hay mang ra sử dụng là 1. Chính sách tiền tệ và 2. Chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ do Ngân hàng nhà nước ban hành chủ yếu liên quan tới điều tiết lượng cung tiền. Chính sách tài khóa do Bộ tài chính kiểm soát liên quan tới năm nay chi ngân sách là bao nhiêu? Định nghĩa thì dài và còn nhiều thứ lùng nhùng trong đó nhưng ta chỉ cần nhớ thế là đủ.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP là tổng giá trị thị trường ròng của hàng hóa cuối cùng làm ra trong phạm vi Việt Nam. GDP của việt Nam được tính theo phương pháp chi tiêu = C + I + G + NX trong đó C là tiêu dùng của hộ gia đình, I là đầu tư của doanh nghiệp, G là chi tiêu của chính phủ, NX là xuất khẩu ròng. Việt Nam chúng ta trong nhiều năm tăng trưởng GDP chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố G, nhưng do chỉ số ICOR đầu tư của chính phủ lại thấp (đầu tư 8 đồng để có 1 đồng tăng trưởng GDP) vì vậy nó lại làm tăng lạm phát do tăng cung tiền. Chúng ta sẽ phân tích việc này sau khi đã có đủ kiến thức cơ bản.
Tổng sản phẩm quốc dân GNP là tổng giá trị thị trường ròng của hàng hóa cuối cùng làm ra của người Việt Nam. Có nghĩa là GDP tính cả nguồn vốn FDI, người nước ngoài làm ra giá trị trên đất Việt Nam nhưng không tính người Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. GNP thì tính cả việc người dân đầu tư ra nước ngoài nhưng lại không tính giá trị người nước ngoài làm trên đất Việt Nam. Với VN có lẽ GNP < GDP.
Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá. Chỉ số lạm phát phải so sánh với cùng thời điểm của năm trước đó mới có giá trị, nếu so với các tháng với nhau thì sẽ không nói lên được gì nhiều. Chỉ số CPI (Consumer Price Index) là chỉ số giá tiêu dùng. Lạm phát = (CPI(t) – CPI(t-1))/CPI(t-1). Để tính được chỉ số lạm phát người ta có khái niệm Rổ hàng hóa, trong đó chọn lựa ra các hàng hóa theo một tỷ lệ nhất định. Nhét google để biết rổ hàng hóa của VN đang như thế nào nhé.
Khi chính phủ sử dụng hai công cụ là Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa thì sẽ ảnh hưởng tới hai thông số là Tăng trường và Lạm Phát. Có hai biểu đồ để kết nối giữa chính sách của chính phủ và kết quả đạt được là 1.Mô hình tổng cung tổng cầu và 2. Mô hình cung- cầu Tiền. Trước khi bàn tới hai mô hình này ta sẽ phân tích các thông tin trong năm 2011 như sau:
Chính phủ nói về mục tiêu của nghị quyết 11 như sau “mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đã đề ra trong Nghị quyết 11″. Như vậy mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát, còn ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội chỉ là hệ quả đi kèm thôi. Để giảm lạm phát chính phủ cắt giảm chi tiêu công ( chính sách tài khóa), đó là việc làm chủ yếu trong Nghị quyết 11.
Ông Trần Văn Phước TGD Eximbank bảo là “Chính sách tiền tệ là chưa đủ và dư địa của nó đang thu hẹp, giải quyết khó khăn của kinh tế hiện nay cần đặt thêm “đơn hàng” cho chính sách tài khóa.” Ý là chính sách áp trần lãi xuất cho vay 15% (chính sách tiền tệ) là chưa đủ mà còn phải thực thi các chính sách tài khóa có nghĩa là tăng tốc độ giải ngân nguồn vốn ngân sách, tăng đầu tư công để kích cầu nền kinh tế.
Bài báo viết “Hiện nay vốn đầu tư đang đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng GDP hàng năm; lao động và nhân tố lao động tổng hợp đóng góp phần còn lại, khoảng 40%. Do công nghệ chậm đổi mới, các sản phẩm công nghệ cao chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 6%) và hầu như không thay đổi trong 10 năm qua.” Ý nghĩa là tăng trường GDP đang phụ thuộc tới 60% vào đầu tư, trong đó riêng đầu tư công là 40% . Tái cấu trúc nền kinh tế là thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP là giảm đầu tư công, tăng các đóng góp của các hàng hóa là thế mạnh của chúng ta đó là nông sản, thủy sản…
- Kinh tế học (P2: Chi phí cơ hội) 26/11/2013
- Kinh tế học (P1) 25/11/2013

- Mô hình trọng cung (P6) 16/05/2012
- Lạm phát (P5) 15/05/2012
- Mô hình tổng cung tổng cầu (P2) 09/05/2012
- Hệ thống ngân hàng (P3) 09/05/2012
- Kinh tế vĩ mô thường thức (P1) 07/05/2012
- Tăng trưởng tín dụng và lạm phát 20/02/2012
- Lạm phát (P5) 15/05/2012
- Chiến lược đầu tư P6 (kịch bản của phá sản) 17/05/2013
- Chiến lược đầu tư P 5 ( Tình hình kinh tế 3 năm tới)15/05/2013
- Chiến lược đầu tư P4 (Chính sách tài khóa thâm hụt)14/05/2013
- Chiến lược đầu tư P3 (lạm phát) 06/05/2013
- Chiến lược đầu tư P2 (các hình thức đầu tư) 05/05/2013
- Chiến lược đầu tư P1 (Vàng và Tiền pháp định) 04/05/2013