Kết thúc mỗi năm, quý, tháng chính phủ lại phát hành ra các số liệu kinh tế trong năm tháng quý đó trong đó nổi bật là 3 chỉ số như bảng dưới: Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá vàng, Chỉ số Đô la Mỹ.
Các chỉ số này được tính theo % thể hiện mức biến đổi của thời điểm hiện tại với năm gốc 2014, so với tháng của năm trước đó, so với đầu năm, so với cùng kỳ của năm trước đó.
Công thức chung : Giá của tháng này/Giá của tháng trước đó x 100%.
Mục lục:
Chỉ số giá vàng, giá đô Mỹ
Là chỉ tiêu tương đối (%) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của mặt hàng vàng và đô la Mỹ trên thị trường
Giá tại một địa phương là giá bình quân của một số điểm lấy giá cố định trong địa phương. Giá của tháng 9 là giá bình quân của các ngày trong tháng 9. Giá của quý III là giá bình quân của các tháng trong quý. Giá của năm 2014 là giá bình quân của các quý trong năm.
Ở bảng trên chỉ số của tháng 8/2018 là 100,6% có nghĩa là so với tháng 9/2018, giá đô la Mỹ đã tăng 0,6%. Giả sử năm 2014 bạn cần 100 VNĐ để mua 1 đô la mỹ thì tới 30/9 bạn cần 109 đồng để mua 1 đô la Mỹ.
Chỉ số giá vàng so với năm 2014 là 104,79 như vậy trong giai đoạn từ 2014 tới nay bạn giữ USD sẽ tốt hơn là giữ vàng ( 108,78 so với 104,79). Nhưng với cả hai phương pháp giữ tài sản này cũng không thắng được con số CPI 111,08. Có vẻ như năm 2014 bạn dùng tiền mua nồi nẩu ăn sẽ ngon bổ rẻ hơn là mua vàng để bảo toàn sau đó ngày hôm nay bán vàng đó đi để mua nồi nẩu.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến độ giá cả chung theo thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Chỉ số này khác biệt với chỉ số vàng và đô la Mỹ ở trên như sau:
- Giỏ hàng hóa bao gồm khoảng 654 mặt hàng, các mặt hàng này được nhóm vào các nhóm mặt hàng khác nhau.
- Mỗi một loại hàng hóa lại không đồng nhất do tiêu chuẩn của mỗi NSX mỗi khác nhau nên phải xác định cụ thể sản phẩm lấy giá. Ví dụ cùng là sữa bột nhưng bên cạnh sữa Vinamilk Dielac Grow 900g thì còn nhiều thương hiệu nữa.
- Hộ gia đình tiêu dùng mỗi nhóm hàng hóa với mức độ khác nhau nên có thêm hệ số ở mỗi loại nhóm hàng hóa gọi là Quyền số.
- Cùng một mặt hàng cụ thể nhưng thành thị khác với nông thôn, miền núi khác với miền xuôi, TP HCM khác với Hà Nội.
Kết quả, cùng là CPI nhưng có CPI tổng hợp, CPI theo nhóm hàng, CPI theo vùng miền, CPI theo tỉnh thành,..Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng số liệu mà lựa chọn con số cho phù hợp.
Ở bảng trên có “Chỉ số giá tiêu dùng” chung và chỉ số cho từng thành phần. CPI của 9 tháng đầu năm so với kỳ gốc 2014 là 111,08%; có nghĩa là giỏ hàng vào ngày 30/9 đã tăng giá lên 11,08% so với năm 2014; có nghĩa là nếu năm 2014 mất 100 đồng để mua giỏ hàng thì nay phải mất 111,08 đồng để mua.
Trong các hạng mục thì để ý dịch vụ y tế tăng gấp đôi ( 99,5%), giáo dục tăng thêm 33,59% và cũng có mặt hàng giảm giá như giao thông giảm đi 6%. Theo điều tra thì tỷ trọng sử dụng hàng hóa dịch vụ trong giỏ hàng của hộ gia đình VN như sau:
Cùng là tăng CPI chung nhưng mức độ ảnh hưởng tới gia đình bạn và gia đình tôi sẽ khác nhau do thói quen chi tiêu khác nhau. Trong chi tiêu của hộ gia đình VN điển hình thì 36% cho ăn uống, 15% cho nhà ở điện nước, 5% cho y tế, 9% cho giao thông, 6% cho giáo dục, 4% cho giải trí và du lịch.
Dựa vào quyền số mà các chỉ số giá tiêu dùng ở từng nhóm mặt hàng được tổng hợp thành một chỉ số giá tiêu dùng CPI chung.
Chỉ số lạm phát cơ bản
Là chỉ tiêu tương đối (%) phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang tính chất dài hạn, sau khi đã loại trừ những thay đổi mang tính chất ngẫu nhiên, tạm thời của chỉ số giá tiêu dùng.
Chỉ số lạm phát cơ bản được tính từ bộ chỉ số dùng để tính CPI bằng cách loại bỏ đi 16 nhóm hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và giá do nhà nhà nước quản lý
Ở bảng trên, 1,61% có ý nghĩa là so với tháng 9 của năm trước hàng hóa cơ bản đã tăng thêm 1,61%. 1,61% này nhỏ hơn 3,98% vì đã loại ra các hàng hóa như ở trên, những hàng hóa biến động mang tính chất ngắn hạn.
Ba chỉ số trên rất quan trọng, nó giúp biến đổi một chỉ số từ tính theo giá hiện hành về tính theo giá tại thời điểm của năm bất kỳ. Ví dụ như ở bài trước về tính tổng sản phẩm quốc nội GDP thực tế người ta tính tại giá hiện hành sau đó quy đổi về giá thực tế của năm gốc.
Entry sau chúng ta sẽ tìm hiểu các chỉ số thống kê Kinh tế vĩ mô quan trọng khác.
[…] Chỉ số USD, vàng và chỉ số giá tiêu dùng CPI là gì20/10/2018 […]