Ngày nay con người ngày càng quan tâm tới sức khỏe hơn, đồng thời với đó công nghệ ngày càng phát triển hơn để đo được các chỉ số sức khỏe một cách dễ dàng bằng các thiết bị đeo tay như đồng hồ. Có các chỉ số ta đã biết như nhịp tim, chỉ số Oxy trong máu SPO2 và cũng có các chỉ số khác khó hiểu như HRV, Vo2max. Đồng hồ sẽ đo các chỉ số này theo thời gian thực cùng với việc vận động của ta khi thức hay ngủ để đưa ra các chỉ số tổng hợp như Chất lượng giấc ngủ, năng tiêu hao…
HRV là một chỉ số trong y khoa đã có từ lâu nhưng dạo gần đây mới xuất hiện trên các đồng hồ của Garmin, Coros, Apple. Sức khỏe của tim giờ ngoài việc đánh giá thông qua nhịp tim khi nghỉ, nhịp tim tối đa, chỉ số Vo2max thì giờ còn có thể thông qua chỉ số HRV.
HRV được hiểu như sau: Giả sử vào lúc 9h00 bạn đo được nhịp tim của mình là 60 nhịp/phút. Điều này không có nghĩa vào lúc 9h01 bạn cũng đo được 60 nhịp/phút. Nhịp tim sẽ thay đổi tùy theo trạng thai cơ thể của bạn; ngay cả khi bạn ngồi im hoàn toàn thì số nhịp tim vẫn cứ thay đổi theo từng phút.
Mắt khác, trong khoảng 60 giây bạn đo được 60 nhịp/phút thì nhịp tim cũng không đập đều mỗi giây một nhịp mà lúc nhanh lúc chậm. Sự thay đổi thời gian giữa các nhịp tim là chỉ số HRV
Ví dụ như ở trên thời gian thay đổi giữa nhịp 1-2 và 2-3 là 859-793=63ms; giữa 2-3 và 3-4 là 793-726=67ms.
Trái với suy nghĩ thông thường là một trái tim đập đều thì sẽ tốt hơn một trái tim lúc nhanh lúc chậm, hrv cao lại tốt hơn là hrv thấp. HRV cao sẽ thể hiện rằng tim thay đổi linh hoạt thích nghi với bên ngoài tốt hơn. HRV thấp thể hiện sự kém linh hoạt, chậm thay đổi với sự thay đổi bên ngoài.
Nhịp tim khi nghỉ cao thì đồng nghĩa hrv sẽ thấp vì khoảng thời gian giữa các nhịp đập thấp nên sự thay đổi cũng sẽ thấp theo. Ngược lại nhịp tim khi nghỉ thấp thì khoảng cách giữa mỗi nhịp đập dài dẫn tới HRV cũng có cơ hội để cao hơn.
Ở góc độ khoa học thì HRV cao tại sao lại tốt được giải thích như sau: Tim của chúng ta được điều khiển bởi hệ thần kinh tự chủ (ANS) bao gồm hai nhánh là Nhánh giao cảm và Nhánh phó giao cảm. Nhánh giao cảm hoạt động khi chúng ta bị căng thẳng khi phải đối phó với một việc nào đó (bằng suy nghĩ hay hành động). Nhịp tim lúc này tăng lên dẫn tới HRV thấp đi. Nhánh phó giao cảm hoạt động khi chúng ta thư giãn, ở chế độ nay nhịp tim đập chậm hơn dẫn tới HRV cao. -> HRV cao đồng nghĩa với việc tim bạn hoạt động ở chế độ điều khiển bởi nhánh phó giao cảm nhiều hơn nhánh giao cảm -> Bạn ít căng thẳng hơn -> hrv cao là tốt. Chú ý là nhịp tim cao hay thấp chỉ là một tác nhân đẫn tới HRV cao hay thấp.
HRV bao nhiêu là tốt?
HRV tất nhiên là đo chuẩn nhất bởi máy điện tâm đồ. Thời gian đo càng dài thì độ chính xác càng cao. Còn với đồng hồ thì hiện nó được đo bởi hai cách sau (và dẫn tới kết quả cũng khác nhau)
Phương pháp đo RMSSD
Ví dụ khoảng cách giữa nhịp 1-2 là a; khoảng cách giữa nhịp 2-3 là b thì HRV bằng căn bậc hai của tổng bình phương a và b chia hai. Phương này này ưu điểm là có thể đo theo thời gian thực phù hợp với những người theo đuổi các môn thể thao cường độ cao. Trừ đồng hồ của Apple thì các đồng hồ của hãng khác như Garmin, Coros đều dùng phương pháp đo này.
Người trường thành khỏe mạnh sẽ trong khoảng từ 19-48. Vận động viên chuyên nghiệp từ 35 tới 107. Vì HRV liên quan mật thiết tới nhịp tim nên một hrv cao hơn 107 có nghĩa là nhịp tim đang đập quá thấp, vì vậy hrv cao thì cũng chỉ đến một mức nhất định nào đó. HRV nằm ngoài khoảng 19 tới 107 thì là dấu hiệu bạn đang có vấn đề sức khỏe nào đó.
Phương pháp đo SDNN
Đây là phương pháp đo chính và đang được sử dụng bởi đồng hồ Apple. Nó được tính bằng cách chia 24 giờ ra thành 288 phân đoạn 5 phút; sau đó nó tính trung bình lệch chuẩn của tất cả các khoảng nhịp tim trong mỗi phân đoạn 5 phút đó. Cộng toàn bộ độ lệch chia 288 thì ra giá trị HRV trung bình của 24 giờ.
Phương pháp tính này cho ra giá trị cao hơn so với phương pháp tính rMSSD ở trên. Mức trên 100ms được coi là tốt. Dưới 50ms là xấu, người trên 100ms có khả năng tử vong do bệnh về tim thấp hơn 5,3 lần so với người có chỉ số dưới 50ms. Từ 50ms tới 100ms là có vấn đề về sức khỏe.
Như vậy cùng một người, nếu dùng phương pháp khác nhau thì cho ra kết quả khác nhau. Nếu bạn dùng đồng hồ Garmin thì phương pháp đo lả rMSSD vì vậy số đo sẽ thấp loanh quanh 35ms, bạn không thể áp dụng theo công thức trên 100ms là không có vấn đề của phương pháp SDNN được.
Đây là hai phương pháp đo chính, cùng là đo chỉ số HRV nhưng có thể nhằm vào các mục đích khác nhau vì vậy nó vẫn tồn tại song song với nhau.