Chiến lược đầu tư P3 (lạm phát)

0
4080
4.9/5 - (9 votes)

Entry trước ta dùng hình tượng các chuồng để ám chỉ các hình thức đầu tư và bầy cừu tương ứng với tiền của các nhà đầu tư. Mở rộng ra bầy cừu này cũng có nhiều loại. Loại tin hin là loại nhà đầu tư nhỏ lẻ có ít tiền tạm gọi là gà, loại nhiều tiền như các quỹ đầu tư, những người có rất nhiều tiền cỡ triệu đô thì là bò; loại voi là các ngân hàng trung ương của các chính phủ.

Hồi xưa các con thú này chạy loanh quanh trong một phạm vi địa lý nhất định nhưng nay thì là phạm vi thế giới trừ một số nước tạo ra các rào cản kiểu như Việt Nam vậy.

Cho dù nhà đầu tư có tập trung vào bất cứ hình thức nào thì cũng phải có kiến thức với các hình thức khác vì sự lên xuống cái chuồng của mình phụ thuộc khá nhiều vào sự lên xuống của các hình thức đầu tư khác. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường đầu tư vào ít nhất 2 loại cùng một thời điểm. Nhìn bảng phía dưới:

hinh thuc dau tu

Loại 6 là “kinh doanh” tạm để ra ngoài không tính tới. Loại 1 thực ra cũng không thể gọi là đầu tư được nhưng vì là nó cũng thu hút các luồng tiền nên sự lên xuống của nó ảnh hưởng tới rất nhiều các hình thức đầu tư khác

Tất cả các hình thức trên đều chịu ảnh hưởng bởi lạm phát vì vậy không thể nghiên cứu nó mà không hiểu về lạm phát.

4. Lạm phát (hay cung tiền)

Tại entry về lạm phát đã bàn khá nhiều nhưng chúng ta cần phải nghiên cứu sâu về nó thêm.

Tại giai đoạn chuyển từ đồng tiền có giá (làm bằng vàng, bạc) sang đồng tiến giá rẻ (bằng giấy, kẽm), chính phủ in ra một lượng tiền giấy, dùng nó để mua tiền thật (vàng, bạc). Lượng tiền giấy cung cấp ra đúng bằng lượng vàng bạc thu về và tích trữ.

Ví dụ với đồng đo của Mỹ trước 1971 cứ 35 đô la ra ngoài thị trường thì Ngân hàng TW Mỹ (hay đúng hơn cục dự trữ liên bang FED) giữ 1 ounce vàng. Như vậy sẽ chẳng có lạm phát, sức mua của 1 usd không suy giảm theo thời gian. Người dân an tâm rằng bất cứ khi nào họ cũng có thể dùng 35 usd để mua 1ounce vàng.

Rồi đến một lúc nào đó chính phủ cần rất nhiều tiền họ giảm tỷ lệ nắm giữ vàng xuống. Ví dụ như cứ 45 usd tương ứng với tích trữ 1 ounce vàng chẳng hạn. Chính phủ bắt đầu in tiền ra, cứ mỗi một đồng in ra lại giảm giá trị của các đồng đang có trên thị trường. Ban đầu việc in này không ảnh hưởng lắm tuy nhiên sau đó thì tốc độ in tiền còn nhanh hơn cả tốc độ sản xuất hàng hóa.

Khi người dân có nhiều tiền giấy hơn họ mua nhiều hơn trong khi lượng cung hàng hóa thì ổn định hoặc tăng chậm, nhưng cầu vượt xa cung thì hàng hóa bắt đầu tăng giá -> đồng tiền bị mất sức mua -> lạm phát.

Quay trở lại bài đối thoại của thống đốc ngân hàng ngày hôm qua 6/5. Đầu tiên nếu đồng tiền được đảm bảo bằng vàng thì chính phủ sẽ phải tăng lượng cung vàng để giá vàng không tăng tuy nhiên do người dân không có niềm tin là chính phủ đủ vàng nên vàng vẫn tiếp tục tăng giá.

Vàng trong nước và vàng quốc tế không liên thông với nhau vì vậy chênh nhiều. Nếu như nó thông với nhau thì chúng ta sẽ bị mất ngoại tệ để mua vàng vì vậy dự trữ ngoại tệ của Việt Nam sẽ giảm xuống.

Chính phủ tạo niềm tin cho dân chúng là vàng chỉ là một loại hàng hóa vô bổ, việc mua nó không giải quyết được vấn đề gì trong khi ngoại tệ thì khác, có ngoại tệ thì mới có nhập khẩu vì vậy phải đặt sự ổn định tỷ giá USD/VNĐ lên trên hết. Nhưng thực tế từ hàng ngàn năm nay, vàng vốn là nơi để người dân trú ẩn các giá trị của họ, giá trị mà họ có được từ sức lao động vất vả mỗi ngày. Vàng là tiền thật chứ không phải hàng hóa để mà còn tính tới chuyện đánh thuế mua bán vàng.

Chính phủ đưa tiền ra thị trường bằng cách nào?

Chính phủ đưa tiền ra thông qua ngân hàng. Ngân hàng trung ương in tiền ra và mua trái phiếu chính phủ do các ngân hàng giữ. Nghiên cứu bài hệ thống ngân hàng.

Vấn đề lớn là khi chính phủ in ra 100 triệu đồng tiền cơ sở thì nó sẽ thành rất nhiều tiền trong thực tế. Ví dụ khi một người dân gửi 100 triệu vào ngân hàng, dự trự bắt buộc của ngân hàng hiện nay là 3% -> ngân hàng có thể cho vay ra gấp 33 lần có nghĩa là 100 triệu sẽ thành 3,3 tỷ.

Có người sẽ hỏi sao lại 3,3 tỷ? tiền vật chất chỉ có 100tr mà? nhưng vấn đề là không phải khoản vay nào cũng phải rút tiền mặt ra. Các hoạt động như bảo lãnh, chuyển khoản giữa các ngân hàng khi thanh toán bằng thẻ hay chuyển khoản trong các hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp sẽ không cần tới tiền vật chất. Khi tiền được chuyển từ ngân hàng A sang ngân hàng B thì trên sổ sách của A tài sản giảm, ở tài khoản B là tăng. Về bản chất thì chỉ là các con số trên sổ sách.

Vì vậy ngân hàng sẽ rất thích việc tiêu tiền bằng thẻ. Giả sử như người dân đều dùng tiền mặt thì họ sẽ rút tiền thật ra tiêu lúc đó ngân hàng sẽ không thể khuếch đại tiền huy động ở đầu vào được.

Chính phủ điều tiết cung tiền bằng chính sách tiền tệ mà chúng ta đã bàn tới trong bài hệ thống ngân hàng

Chính phủ có thể điều tiết lạm phát xuống 0% không? câu trả lời là có, chính phủ chỉ cần hút tiền vào. Tuy nhiên chẳng ai lại làm thế cả vì nó sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế và quan trọng hơn phải có lạm phát thì chính phủ mới có nguồn thu thuế gián tiếp từ lạm phát.

Nhân bàn về lạm phát, tại sao giá điện, giá nước… muốn tăng? đơn giản chi phí đầu vào của họ thực ra không đồi nếu quy ra sức mua của đồng tiền nhưng vì sức mua của đồng tiền giảm cứ mỗi năm hai con số nên nếu quy ra tiền thì đầu vào tăng lên. Đối với các mặt hàng không thuộc nhà nước quản lý thì người ta đã tăng đầu ra rồi, nhưng vì NN quản lý giá điện nước nên cũng phải cân nhắc có tăng không hay là lấy tiền thuế thu được từ lạm phát mà bù đắp cho các ông điện nước.

(entry sau: Chính sách tài khóa thâm hụt hay Nợ chính phủ)

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here