Tỷ giá hối đoái (P4 của KTVM)

4
6245

Ở entry “Hệ thống ngân hàng” ta đã biết thế nào là Chính sách tiền tệ. Còn chính sách tài khóa thì đơn giản hơn đó là thể hiện chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ nói ” Chính sách tài khóa nới lỏng” ý là sẽ tăng chi tiêu của chính phủ lên nhằm kích thích tăng trường (Vì GDP = C + I + G + NX), nên khi G tăng thì GDP cũng tăng). Khi chính phủ nói ” Chính sách tài khóa thắt chặt” ý là sẽ giảm chi tiêu của chính phủ xuống. Việc thực thi chính sách tài khóa thắt chặt hay nới lỏng phụ thuộc vào mục tiêu của chính phủ trong việc cân đối giữa lạm phát và tăng trưởng.

Trong công thức tính GDP còn một tham số quan trọng nữa là NX. NX = Xuất khẩu – nhập khẩu hay còn gọi là xuất khẩu ròng. Đô la Mỹ nói riêng và các đồng ngoại tệ khác không chỉ chạy loanh quanh trong lãnh thổ Việt Nam mà tiền còn đi ra ngoài và tiền còn đi vào trong.

Do sự phân công sản xuất của thế giới, do sự dịch chuyển của các nguồn lực mà mỗi nước đều có dòng tiền ra và dòng tiền vào. Lý tưởng thì hai dòng tiền này cân bằng, nhưng thực tế thường là sẽ bị thâm hụt hoặc là thặng dư. Những thông tin như vậy thể hiện trên bảng cán cân thanh toán.

Theo thông lệ quốc tế thì thường các nước làm theo mẫu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là Balance Payment Manual; năm 2009 đã tới phiên bản 6 vì vậy gọi là mẫu BPM6.

Ở Việt Nam thì bảng cán cân thanh toán do Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm chủ trì, tập hợp dữ liệu từ các bộ. Nó được thể hiện tại nghị định 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 được lập theo BPM5; hiện tại đang trong quá trình điều chỉnh để theo mẫu BPM6

1. Cán cân thanh toán:
can can thanhoandungiso
Bảng cán cân thanh toán là bảng thể hiện dòng vào và dòng ra của đô la Mỹ. Các dòng vào như là xuất khẩu, người nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam, kiều hối, người Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước…Các dòng ra như nhập khẩu, người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài, người nước ngoài ở VN chuyển tiền về nước, các doanh nghiệp nước ngoài tại VN chuyển lợi nhuận về nước. Dấu âm có nghĩa là ra và dương là vào.

Việc thống kê hết sẽ tốn nhiều thời gian và khó kiểm soát vì vậy trên bảng cán cân thanh toán người ta nhóm lại như sau:
A.Tài khoản vãng lai ( Current Account) bao gồm
1- Xuất nhập khẩu hàng hóa ( Goods Export /Import): FOB là tính giá giao tại xưởng. Chúng ta thấy là năm 2005 chúng ta nhập siêu 2,439 tỷ usd (vì mang dấu âm); tới năm 2007 khi chúng ta gia nhập WTO thì nhập siêu tăng lên thành 10,438 tỷ, vượt so với năm trước đó là 2006 gần 8 tỷ. Con số của năm 2010 là 5,147 tỷ.
2- Xuất nhập khẩu dịch vụ ( Services Receipts/Payments): bao gồm chủ yếu là du lịch, học tập…Con số này của chúng ta cũng âm và có xu thế tăng theo thời gian; năm 2010 con số là 2,461 tỷ
3- Chuyển giao ( Transfers (net)) bao gồm Private Transfers là kiều hối và Official Transfers là các khoản viện trợ của nước ngoài. Theo số liệu thì chúng ta thấy là kiều hối của chúng ta tăng theo thời gian, năm 2005 là 3,15 tỷ thì năm 2010 là 7,569 tỷ. Kiều hồi là cứu cánh quan trọng giúp bù đắp khoản nhập siêu. Các khoản viện trợ thì không đáng kể chỉ vài trăm triệu. Chú ý đây là viện trợ chứ không phải là cho vay.
4- Các khoản thu nhập từ đầu tư ( Investment Income): Receip là các khoản mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chuyển lợi nhuận về; Payments là các khoản chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại VN chuyển về nước họ còn gọi là các doanh nghiệp FDI (đầu tư trực tiếp).
– Các hàng hóa và dịch vụ khác: là gộp chung của những thứ linh tinh chẳng biết cho vào đâu.

B.Các khoản đầu tư tài chính và vốn ( B. Financial and Cappital Account)

Các khoản trong mục này là liên quan tới dòng dịch chuyển của vốn

5- FDI in Việt Nam là các khoản đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, năm 2006 là 2,4 tỷ và năm 2007 tăng vọt lên 6,7 tỷ do ta gia nhập WTO. Các khoản đầu tư của Việt nam ra nước ngoài ( Vietnam’s FDI abroad) thì khiêm tốn hơn chỉ vài chục triệu và tới 2010 thì xấp xỉ con số 1 tỷ usd.
6- Các khoản vay trung và dài hạn ( Medium and long term loans) là cá khoản vay ODA với lãi suất ưu đãi hoặc vay nợ thông thường của chính phủ Việt Nam.  Disbursments là khoản vay còn Scheduled Amotization là trả nợ có nghĩa là ta trả nợ nước ngoài. Năm 2010 chúng ta vay nước ngoài là 4,671 tỷ usd và trả nợ là 1,920 tỷ usd.
7- Các khoản vay ngắn hạn: Chúng ta chủ yếu là vay trung và dài hạn nên con số này nhỏ.
8- Các khoản đầu tư theo danh mục ( Porfolio): đây là khoản đầu tư gián tiếp vào Việt Nam gọi là FPI , khác với FDI là doanh nghiệp tới Việt Nam mở xưởng sản xuất, hay mở văn phòng đại diện để kinh doanh thì doanh nghiệp FII sẽ lựa chọn một khoản đầu tư có sẵn nào đó ví dụ như đầu tư vào cổ phiếu tại thị trường chứng khoán, hay góp vốn vào một doanh nghiệp nào đó. FII thường là các quỹ đầu tư nước ngoài.

C. Lỗi và thiếu sót ( Errors and Omisssions)

Các số liệu tại A và B là các số liệu được ghi lại ở trong hệ thống, những gì được ghi lại thì người ta mới thống kê được. Ví dụ như một ông A ở nước ngoài gửi kiều hối về Việt nam cho gia đình, nếu như họ gửi qua ngân hàng thì khoản đó được ghi lại nhưng nếu như họ lại xách tay về hoặc họ chuyển thông qua một trung gian thì số đó không được ghi lại và trở thành lỗi. Như vậy có một lượng USD tồn tại trong dân cư, số này có thể nằm im trong két của người dân hoặc là dùng để buôn lậu mà chủ yếu ở đây là buôn lậu vàng. Chúng ta thấy con số của năm 2009 là tăng đột biến lên – 9,022 tỷ, có nghĩa là người ta cho rằng đã có 9 tỷ được chuyển ra nước ngoài (cái này thì tôi không chăn chắn lắm tại sao lại nhiều như vậy hoặc có thể tôi hiểu sai ý nghĩa của dấu (-) trong khoản mục này, sẽ tìm hiểu sau).

Mục D thể hiện tổng kết các số liệu của cán cân thanh toán. Chúng ta thấy năm 2007 chúng ta thặng dư cán cân thanh toán lên tới 10,199 tỷ nhờ dòng tiền đổ vào từ đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp. Chính khoản vào ồ ạt nhiều một lúc như vậy đã tạo tiền đề cho lạm phát, vì khi người nước ngoài mang tiền USD vào Việt nam thì họ phải đổi sang tiền Việt, điều này làm cầu tiền đồng tăng lên, để bù đắp ngân hàng nhà nước tăng lượng cung tiền đồng tương ứng. Tới năm 2008 thế giới bắt đầu vào cơn đại suy thoái bắt nguồn từ nổ bong bóng nhà đất ở Mỹ, chúng ta chỉ còn thặng dư 473 triệu đô la. Tới năm 2009 thì chúng ta thâm hụt lên tới 8,876 tỷ, có nghĩa là có hơn 8 tỷ đô la chạy ra khỏi đất nước trong khi ngân hàng nhà nước không kịp giảm cung tiền đồng, chúng ta bắt đầu lạm phát mạnh.

Slide5

2. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia. Chúng ta theo tỷ giá cố định có nghĩa là ngân hàng nhà nước quy định về tỷ giá mà không theo cung cầu tự nhiên. Chính vì vậy khi lượng đô la năm 2007 thừa có thể làm giảm tỷ giá thì ngân hàng mua đô vào nhờ vậy dự trữ ngoại tệ của chúng ta tăng lên. Bắt đầu từ 2008 ngân hàng nhà nước bắt đầu phải bán đô la ra để bù đắp cho khoản thâm hụt để giữ tỷ giá khiến cho dự trữ ngoại tệ của ta giảm mạnh.

Tới đầu năm 2011 khi dự trữ ngoại tệ xuống tới mức thấp kỷ lúc, chỉ đủ cho 2 tuần nhập khẩu của Việt Nam thì chính phủ buộc phải phá giá tiền đồng có nghĩa là tăng tỷ giá lên 10%. Khi đó tỷ giá giữa thị trường tự do và tỷ giá ngân hàng sát lại gần nhau, người dân bắt đầu bán USD vào ngân hàng. Tiếp theo chính phủ giảm lãi suất huy động tiền đô và tăng lãi suất huy động tiền đồng cùng lời hứa tỷ giá ổn định tới cuối năm. Các doanh nghiệp và cá nhân thấy việc giữ đô la mỹ không mang lại lợi ích bằng việc giữ tiền đồng vì vậy chuyển đô la mỹ sang tiền đồng và gửi vào ngân hàng để có lãi cao hơn. Lúc đó NHNN bắt đầu mua đô vào để tăng dự trữ ngoại tệ, mua USD cũng có nghĩa là tăng cung tiền đồng; về mặt nguyên tắc NHNN sẽ phải hút lượng tiền đồng về một lượng tương ứng theo các chính sách tiền tệ thắt chặt như ở entry trước ta đã đề cập tới. Nhưng vì bù đắp không kịp nên lượng cung tiền tăng lên khiến cho lạm phát lên tới 20% của năm 2011.

 

Comments

comments

4 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here