Kinh tế học (P9: Các trạng thái của thị trường)

0
11266

Trong một mô hình tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế sẽ có hai đường tổng cung và 1 đường tổng cầu:

– Đường tổng cung trong dài hạn hàm ý sản lượng tiềm năng của thị trường. Về mặt lý tưởng, khi thị trường là hoàn hảo để không có các hiểu lầm, hay độ cứng nhắc của tiền lương và giá cả thì nền kinh tế sẽ sản xuất ra đúng sản lượng Y*.

– Tại điểm A này cung cầu là cân bằng; Nhà sản xuất sản xuất ra đúng lượng mà người tiêu dùng cần (không thừa, không thiếu), toàn bộ các yếu tố đầu vào (tư bản, lao động, công nghệ, tài nguyên) đều được sử dụng hết.

Tuy nhiên, thị trường là không hoàn hảo; luôn có độc quyền, hàng hóa không đồng nhất, người bán luôn biết về sản phẩm nhiều hơn người mua,…nên thị trường chỉ cân bằng ở dài hạn; còn ngắn hạn thì không:

Tại điểm E1 sản lượng Y1> Y* do các cú sốc làm đường tổng cung, tổng cầu dịch phải. Sản lượng này tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn nên thất nghiệp giảm, lương tăng, giá hàng hóa tăng. Kết quả là lạm phát tăng.

Tại điểm E2 sản lượng Y2<Y* do các cú sốc làm đường tổng cung, tổng cầu dịch trái. Sản lượng sản xuất ra thấp hơn mức tiềm năng khiến cho thất nghiệp gia tăng. Kết quả là suy thoái

Như vậy E1 là phát triển nóng với lạm phát cao còn E2 là suy thoái.

Chu kỳ kinh tế là không thể dự báo; người ta chỉ cảm thấy sóng của nó khi thống kê theo thời gian. Nguyên nhân ta cũng thấy là các yếu tố ảnh hưởng đều mang tính tâm lý rất nhiều. Chỉ cần người dân  cảm thấy lạc quan với nền kinh tế, họ sẽ tăng chi tiêu khiến tổng cầu tăng. Chỉ cần các nước OPEC nổi hứng tăng hay giảm sản lượng khai thác dầu thô là làm tăng giảm yếu tố đầu vào của doanh nghiệp; cộng với yếu tố giá cả cứng nhắc cùng với các nhận thức sai lầm khiến cho vấn đề bị khuếch đại lên rất nhiều so với bản chất thực của nó

Chu kỳ kinh tế của Việt Nam lại càng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý; tuy nhiên cũng phải thừa nhận là do bản thân khả năng khó dự đoán mà các chính sách của chính phủ không phải lúc nào cũng hiệu quả

 

Chu kỳ kinh tế Kondratiefe:

Bài tiếp theo : Kinh tế học (P11: Bàn tay vô hình) mô tả về nguyên nhân gây ra các biến động kinh tế ngắn hạn.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here