Kinh tế phát triển (P1: Phân loại các quốc gia)

1
10712

Kinh tế phát triển có thể coi là một nhánh của kinh tế học cũng có thể coi là bao trùm của kinh tế học. Tương tự như kinh tế môi trường, kinh tế phát triển nghiên cứu những trường hợp cụ thể dùng các công cụ kinh tế. Mục tiêu của kinh tế học là tăng trưởng và ổn định kinh tế thông qua các chỉ số vĩ mô như GDP, GNP, GNI, CPI, tỷ lệ thất nghiệp.. thì kinh tế phát triển nhằm trả lời câu hỏi làm sao phát triển kinh tế bền vững.

Kinh tế phát triển đứng trên ba cái chân kiềng là 1.Tăng trưởng kinh tế 2. Phát triển xã hội và 3.Bảo vệ môi trường. Kinh tế môi trường chính là lời giải cho chân thứ 3.

Kinh tế phát triển ra đời từ những năm 1945, thời điểm mà một lọat các nước thoát khỏi các mác thuộc địa để chuyển sang cái mác các nước thế giới thứ ba. Các nước này đều ở tình trạng chung là kiệt quệ, tích lũy xã hội gần như không có gì. Khi mới được thành lập hoặc các nước theo định hướng Tư bản chủ nghĩa hoặc là các nước theo Xã hội chủ nghĩa.

Tuy vậy có một khác biệt rõ ràng là đa phần các nước họ theo đuổi là các nước đã phát triển và có một thời gian dài tích lũy tư bản, trong khi họ thì gần như là xuất phát điểm từ con số không về mọi mặt.

Từ năm 1991 khi Liên xô sụp đổ các nước này không còn được gọi là thế giới thứ ba nữa mà được gọi bằng cái tên thân mật là “Các nước đang phát triển”.

Từ đó tới nay trên thế giới có các nhóm nước sau:

1. Nước công nghiệp phát triển

Một nước công nghiệp phát triển phải thỏa mãn 3 yếu tố sau:

1. GDP trên đầu người phải lớn hơn 25.000 usd/năm

2. Cơ cấu tăng trưởng phải bền vững: cụ thể là tỷ trọng nông nghiệp thấp

Tại sao nông nghiệp lại gắn với sự không bền vững? Vì nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài đặc biệt là thời tiết. Chỉ cần một sự thay đổi thời tiết, một thiên tai là có thể phá hủy cả một vụ mùa khiến một quốc gia lâm vào cảnh thiếu lương thực.

So sánh theo đơn vị khối lượng thì một đơn vị nông sản có giá trị thấp hơn nhiều so với các hàng hóa công nghiệp. Nguồn lực bỏ ra nhiều trong khi giá trị thu được lại thấp nên các nước nông nghiệp chỉ có thể tự an ủi là khi có vấn đề gì thì mình chủ động được cái ăn vì nước mình sản xuất được.

world hunger map
Người đói đang ở đâu? (Nguồn wordbank)

 

3. Chỉ số phát triển con người HDI cao

HDI là gì tại bài: Thống kê kinh tế (P5: Thống kê mức sống dân cư)

Các nước công nghiệp mới NIC (Newly Industrialized Country – Nước công nghiệp mới):

Các nước này mặc dù chưa đạt được tiêu chuẩn của một nước công nghiệp nhưng đang có quá trình công nghiệp hóa nhanh. Cơ cấu ngành của các nước này đang chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và hướng tới xuất khẩu mạnh.

Các nước Nic bao gồm:

âu lục Tên nước GDP (PPP)
(Tỷ USD) (2011)
GDP (PPP)
trên đầu người (đô la quốc tế) (2012)
HDI
(2013)
Nguồn
Châu Phi Cờ của Cộng hòa Nam Phi Nam Phi 555.340 11.302 0,629 (trung bình) [2][3][4]
Bắc Mỹ Cờ của México Mexico (thành viên OECD) 1.659,016 15.300 0,775 (cao) [1][2][3][4]
Nam Mỹ Cờ của Brasil Brasil 2.309,138 12.038 0,730 (cao) [1][2][3][4]
Châu Á Cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Trung Quốc 11.316,224 9.146 0,699 (trung bình) [2][3][4]
Cờ của Ấn Độ Ấn Độ 4.469,763 3.851 0,554 (trung bình) [2][3][4]
Cờ của Indonesia Indonesia 1.223.488 4.956 0,629 (trung bình) [2][3][4]
Cờ của Malaysia Malaysia 447,595 16.942 0,769 (cao) [2][3][4]
Flag of the Philippines Philippines 424,355 4.264 0.654 (trung bình) [1][2][3][4]
Cờ của Thái Lan Thái Lan 622,914 10.823 0,690 (trung bình) [1][2][3][4]
Châu Âu Cờ của Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ (ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu) 1.288,638 15.029 0,722 (trung bình) [2][3][4]

 

Các nước OPEC:

Mặc dù các nước này có thu nhập trên đầu người cao nhưng lại không đạt tiêu chí phát triển bền vững, thể hiện ở cơ cấu nền kinh tế mất cân đối. Các nước này chỉ hút dầu lên đem bán vì vậy phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ:

Các nước kém phát triển và kém phát triển nhất:

Là những nước còn lại; các nước này đều có đặc điểm là thiếu cả 3 điều kiện của một nước phát triển

entry sau: vòng luẩn quẩn của các nước ngèo

Comments

comments

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here