Mức sống dân cư là trình độ thỏa mãn nhu cầu toàn diện về vật chất và tinh thần thường xuyên tăng lên của khu dân cư. Thống kê mức sống dân cư bao gồm toàn bộ các chỉ tiêu có liên quan bao gồm các chỉ tiêu thống kê về thu nhập, chi tiêu, an sinh xã hội, lao động việc làm,…
Bố mẹ người Mỹ đưa ra mục tiêu cho con cái là Hạnh phúc. Bố mẹ Việt Nam đưa ra mục tiêu cho con cái là Thành Đạt. Thành Đạt thì thiên về yếu tố vật chất như vị trí trong xã hội, trình độ học vấn, nhà cửa, ô tô,…Hạnh phúc thiên về mặt tinh thần, là yếu tố bên trong tự mỗi con người.
Để có thể thống kê thì chi tiêu phải đo đếm được và phải thống nhất trên toàn thế giới thì mới có thể so sánh được ở mỗi quốc gia. Vì vậy người ta đã tóm lại bằng các bộ chỉ số sau để đánh giá về mức sống mỗi quốc gia.
1. Hệ thống chi tiêu thu nhập
Mụốn mua một hàng hóa/dịch vụ A để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của chính mình thì phải có tiền; vì vậy thu nhập là một chỉ tiêu quan trọng.
Tổng thu nhập = Thu nhập lần đầu + Nhận do phân phối lại
Thu nhập lần đầu là thu nhập trực tiếp từ sản xuất kinh doanh ví dụ như lương. Nhận do phân phối lại là các khoản chuyển nhượng từ người khác cho mình ví dụ như bố mẹ trợ cấp cho ta.
Thu nhập khả dụng = Tổng thu nhập – Chi do phân phối lại.
Chi do phân phối lại là khoản ta chuyển nhượng cho người khác ví dụ như biếu bố mẹ ta. Khả dụng hàm ý là số tiền thực sự ta có quyền tiêu.
Thu nhập bình quân đầu người = GDP/tổng số dân
GDP của Việt Nam năm 2013 là 176 tỷ đô; dân số khoảng 90 triệu nên GDP trên đầu người của chúng ta đang là 1.960 usd.
Vì GDP không phản ánh đúng sức mua nên ta có thểm chỉ số GDP trên đầu người theo sức mua đồng tiền (PPP)
Thu nhập bình quân khẩu/tháng là tổng thu nhập một tháng của gia đình ta. Để tính được con số này Việt Nam cứ mỗi 2 năm sẽ thống kê khoảng 4 vạn hộ trên cả nước.
5 nhóm thu nhập là người ta chia tổng thành các phần đều nhau, mỗi phần chiếm 20% . Tham khảo thêm tại tính hệ số GINI phía dưới.
Nếu theo chuẩn ngèo mới của VN là 1,61 usd/ngày cho khu vực thành thị và 1,29 usd/ngày cho khu vực nông thông thì ta có bảng dưới:
So với chuẩn quốc tế là 2 usd/ngày theo sức mua tương đương thì ta có 40 % dân số nằm dưới mức ngèo.
GDP trên đầu người chỉ phản ánh lượng mà không phản ánh được chất là sự phân chia thu nhập trong nội bộ nước đó. Khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là vấn đề lớn hiện nay của cả thế giới lẫn Việt Nam. Người ta đo đạc khoảng cách giàu nghèo này bằng hệ số bất bình đẳng GINI.
Hệ số GINI sẽ dao động 0 tới 1 trong đó bằng “0” là bình đẳng tuyệt đối và “1” là bất bình đẳng tuyệt đối. Bình đẳng tuyệt đối không phải là tốt, để làm được điều này thì phải theo kế hoạch hóa tập trung kiểu như Bắc Triều Tiên.
Hệ số GINI tốt nhất là dao động xung quanh “0,3” càng gần càng tốt. Nếu thấp hơn quá tới mức 0,2 thì gọi là trì trệ và cao hơn tới mức 0,4 thì là bất bình đẳng
Nếu theo biểu này thì Việt Nam có xu thế ngày càng bất bình đẳng. Việc này là khó tránh khỏi đối với một nước đang ở giai đoạn 2 của quá trình phát triển.
2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chi tiêu
Tiêu dùng của dân cư là toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền hoặc bằng hiện vật (quy ra tiền) cho đời sống vật chất và tinh thần của dân cư.
Cuộc khảo sát này gần đây nhất được triển khai năm 2010 trên phạm vi cả nước với quy mô mẫu 69.360 hộ ở 3.133 xã/phường, đại diện cho cả nước, 8 vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố. Một số kết quả quan trọng như sau:
Chi tiêu bình quân 1 người có khám chữa bệnh trong 12 tháng qua:
3. Chỉ số phát triển con người HDI
HDI = ( I1 + I2 + I3)/3
Trong đó:
I1: chỉ số thu nhập bình quân đầu người có quy ra sức mua tương đương
I2: chỉ số dân trí bao gồm:
+ Tỷ lệ % dân số từ 15 tuổi trở lên (I21) đi học với quyền số 2/3
+ Tỷ lệ % học sinh, sinh viên đi học (dưới 24 tuổi) I22 với quyền số 1/3
I3: chỉ số tuổi thọ trung bình
Từ 2010 thì UNDP chuyển sang tính theo trung bình nhân để tránh nhược điểm của trình bình cộng là không phản ảnh đúng tương quan giữa các chỉ số
Điều tra thống kê về giáo dục 2010: