Kinh tế học (P11: Bàn tay vô hình)

4
10639
4.2/5 - (4 votes)

Lý thuyết bàn tay vô hình ra đời từ thế kỷ 18 bởi Adam Smith; nó rất thịnh hành cho tới 1933. Giai đoạn đại khủng hoảng 1928-1933 khiến cho lý thuyết bàn tay vô hình bị thất sủng. Thay vào đó là lý thuyết bàn tay hữu hình của Keynes.

Trong entry trước chính phủ dùng bàn tay hữu hình để điều tiết nền kinh tế. Nhược điểm thấy rõ có thể thấy như sau:

– Mô hình kinh tế là giả định: rất nhiều giả định đầu vào khiến cho sai số ở đầu ra có thể rất lớn. Nên cùng một tình huống nhưng các nhà kinh tế khác nhau có thể cho ra các quyết định khác nhau. Chẳng có công thức hay quy trình gì cho việc này.

Mỗi tác động đều ảnh hưởng tới nhiều thông số khác nhau nhưng ta lại thường chỉ tập trung vào một thông số chính.

– Độ trễ chính sách: kết quả của tác động diễn ra sau vài tháng khiến cho chính phủ không biết nên tác động cấp độ như thế nào hay biết được là có phải đúng là kết quả diễn ra thực sự là do tác động của chính sách. Năm 2010 vì lạm phát tăng cao; chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và thắt chặt tiền tệ. Kết quả là suy thoái cho tới tận ngày hôm nay. Hiện nay chính phủ lại thực hiện nới lỏng tiền tệ nhưng vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế như sau:

Sốc ảnh hưởng tới tổng cầu:

Nếu như sốc ảnh hưởng tới tổng cầu làm cho tổng cầu dịch phải. Khi đó sản lượng mới Y lớn hơn sản lượng cân bằng Y*

Khi sản lượng mới lớn hơn sản lượng cân bằng làm cho thất nghiệp ít hơn vì có nhiều việc làm hơn. Ít người thất nghiệp hơn thì khả năng đàm phán của người lao động tốt hơn nên lương w sẽ tăng. Lương w tăng làm cho chi phí tăng khiến cho đường tổng cung dịch trái tới C

Tại điểm C này sản lượng về mức cân bằng nhưng giá đã tăng; có nghĩa là đã lạm phát.

Ngược lại khi tổng cầu giảm sẽ làm cho thất nghiệp tăng; áp lức tăng lương giảm khiến cho chi phí sản xuất giảm; đường tổng cầu AS ngắn hạn dịch phải và lại trở về điểm căn bằng C.

Tại điểm C sản lượng về sản lượng cân bằng nhưng giá đã giảm từ P* xuống P2.

Sốc ảnh hưởng tới tổng cung:

Trong trường hợp suy thoái do giảm tổng cung ngắn hạn (dịch trái) ví dụ như giá xăng tăng. Khi sốc cung bất lợi làm cho tổng cung dịch trái; điểm cân bằng mới là điểm B có sản lượng thấp hơn và giá cao hơn. Tại điểm này thất nghiệp sẽ gia tăng khiến cho áp lực tiền lương giảm (vì lúc này khả năng thương lượng của người thuê lao động sẽ cao hơn do thừa cung).

Tiền lương giảm làm cho chi phí yếu tố đầu vào giảm; làm đường tổng cung tăng, đường tổng cung dịch phải về điểm cân bằng ban đầu A.

Trong trường hợp sốc tổng cung làm tổng cung ngắn hạn dịch phải khiến sản lượng mới cao hơn sản lượng cân bằng Y* và giá thấp hơn. Thất nghiệp giảm, áp lực tăng lương khiến cho chi phí yếu tố đầu vào doanh nghiệp tăng, sản lượng giảm; đường tổng cầu tăng trở lại; dịch về điểm cân bằng ban đầu với sản lượng cân bằng Y* và giá cân bằng P*.

Tóm lại yếu tố khiến cho nền kinh tế tự điều tiết là thất nghiệp. Thất nghiệp ảnh hưởng tới tiền lương. Tiền lương ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. Cuối cùng là ảnh hưởng tới sản lượng. Với việc sốc phía cầu thì đường cung dịch chuyển; với việc sốc phía cung thì đường cung tự dịch chuyển.

Entry sau Kinh tế học (P10: Bàn tay hữu hình) về vai trò của chính phủ trong ổn định kinh tế trong ngắn hạn

 

Lý thuyết bàn tay vô hình:

Mọi cá nhân nỗ lực hết sức để có thể sử dụng đồng vốn của mình hỗ trợ ngành sản xuất trong nước và làm cho ngành này tạo ra giá trị lớn nhất; mỗi cá nhân nhất thiết phải lao động để làm cho doanh thu hàng năm của xã hội ở mức lớn nhất anh ta có thể. Nhìn chung thực sự anh ta không có ý định thúc đẩy lợi ích chung hoặc giả cũng không biết mình rằng mình đã thúc đẩy lợi ích đó lên được bao nhiêu.

Và bằng việc hướng ngành sản xuất vào việc tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn nhất có thể, anh ta chỉ có ý định là thu vén cho lợi ích riêng của mình và trong trường hợp này anh ta bị dẫn dắt bởi bàn tay vô hình thúc đẩy thực hiện một mục đích mà thực ra anh ta không hề nghĩ tới. Điều đó cũng không làm cho xã hội bị tồi đi. Bằng việc theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh ta thường xuyên thúc đẩy lợi ích của xã hội nhiều hơn khi anh ta thực sự có ý định làm vậy.

Bản chất con người vốn tham lam và vị kỷ thì bàn tay vô hình liệu có khiến anh ta gian lận, lừa lọc để trục lợi? Adam Smith giải thích như sau:

Thật quả là vô ích nếu mong đợi sự giúp đỡ từ bạn hữu chỉ xuất phát từ lòng nhân từ của họ. Sẽ tốt hơn khi người đó thấy rằng họ có lợi ích trong việc giúp đỡ chúng ta.

Hãy cho tôi cái tôi muốn và anh sẽ có cái anh muốn. Điều đó có nghĩa không xuất phát từ sự hảo tâm của người bán thịt, bán rượu, hay bánh mỳ mà chúng ta có bữa ăn tối, mà từ chính lợi ích của họ. Chúng ta chú ý tới sự vị kỷ của họ chứ không phải là sự nhân đạo.

Những người kinh doanh tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng để thu được nhiều lợi nhuận nhất. Mặc dù các nhà tư bản được thúc đẩy bằng sự mong muốn đạt được lợi ích cá nhân, nhưng cách thức mà họ tối ưu hóa lợi nhuận là việc thường xuyên tìm cách đáp ứng nhu cầu hàng ngày của công chúng. Do vậy, các nhà tư bản thành công tất yếu định hướng hành vi hàng ngày đến việc giúp đỡ và phục vụ người khác. Từ sự tư lợi dẫn tới sự thấu cảm.

Một cửa hàng cơm bình dân sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền là chỉ nhìn tới việc thỏa mãn nhu cầu trước mắt của khách đó là “Giá rẻ” nhưng lại không quan tâm tới nhu cầu “thực phẩm sạch” của họ. Họ chỉ thu được lợi nhuận một giai đoạn ngắn (tới khi khách hàng phát hiện ra) nhưng lại không thể thu được trong thời gian dài vì vậy tổng thể lợi nhuận không đạt mức tối đa.

Comments

comments

4 COMMENTS

  1. A ơi ở phần “Sốc ảnh hưởng tới tổng cung”, a có viết 1 câu là: “Tiền lương giảm làm cho chi phí yếu tố đầu vào giảm; làm đường tổng cầu tăng, đường tổng cầu dịch phải về điểm cân bằng ban đầu A.” Ở đây e nghĩ là đường tổng cung chứ không phải đường tổng cầu ạ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here