(Cần đọc entry Kinh tế học (P9: Các trạng thái của thị trường) trước khi đọc entry này)
Các cú sốc có thể khách quan như thiên tai bão lũ, phát hiện thêm mỏ tài nguyên mới,…cũng có thể chủ quan từ các quyết định của con người như tăng giá các yếu tố đầu vào như giá dầu, lạc quan tiêu dùng thay đổi,…
Khi cú sốc xảy ra làm cho tổng cung, tổng cầu trong ngắn hạn lệch so với điểm cân bằng của thị trường tạo ra chu kỳ kinh tế lượn sóng:
Lúc này chính phủ sẽ thò bàn tay hữu hình nhằm mục đích làm sao biên độ dao động là thấp nhất có thể vì nóng quá thì tăng lạm phát mà suy thoái thì tăng thất nghiệp. Chính sách của chính phủ bao gồm hai công cụ 1.Chính sách tiền tệ và 2.Chính sách tài khóa đã nhắc nhiều trên blog này. Trong entry này các chính sách này được phân tích trên mô hình tổng cung tổng cầu sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về bản chất.
1. Chính sách kinh tế nhằm chống suy thoái:
Suy thoái làm cho sản lượng sản xuất ra thấp hơn so với sản lượng tiềm năng. Có cú sốc làm giảm tổng cung như giá dầu thế giới (điểm B), hay cú sốc làm giảm tổng cầu trong ngắn hạn như niềm tin tiêu dùng của dân chúng (điểm C) hoặc cả hai (điểm D). Nhiệm vụ là làm sao đẩy về sản lượng cân bằng Y*.
Chính sách tài khóa:
Là hành vì của chính phủ làm thay đổi chi tiêu chính phủ G. Công thức của tổng cầu là AD=C + I + G + NX nên G tăng thì Y sẽ tăng.
Hoặc chính phủ giảm thuế T tăng trợ cấp TR khiến C tăng và I tăng.
Ví dụ như mô hình trên; do một cú sốc nào đó khiến cho tổng cung trong ngắn hạn dịch phải khiến cho sản lượng cân bằng trong ngắn hạn tới Y1. Mong muốn của chính phủ là đẩy Y1 về sản lượng cân bằng trong dài hạn Y*. Chính phủ làm cách này bằng cách đẩy đường AD sang phải để nó lại tiếp tục giao với cung ngắn hạn tại Y*.
Kết quả mặc dù đã đẩy được sản lượng về Y* nhưng giá đã dịch chuyển từ P* lên P2; có nghĩa là giá cả đã tăng (lạm phát tăng).
Và đương nhiên là do chính phủ tăng chi tiêu G nên sẽ khiến cho ngân sách bị thâm hụt. Chính sách tài khóa thâm hụt là chính sách phổ biến trên thế giới. Năm trước đã thâm hụt rồi thì năm nay không thể không thậm hụt vì nếu không thâm hụt có nghĩa là G đã giảm, G giảm thì khiến cho kinh tế rất dễ lâm vào suy thoái.
Tăng chi tiêu của chính phủ còn gọi là chính sách tài hóa nới lỏng hay mở rộng
Chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ là hành vi của ngân hàng trung ương làm thay đổi lượng cung tiền MS. Để chống suy thoái ngân hàng TW tăng MS thông qua nhiều cách như giảm dự trữ bắt buộc, giảm trần lãi suất cho vay, giảm lãi suất chiết khấu,…
Khi lãi suất cho vay (i) giảm thì I tăng; thậm chí cả C cũng tăng. Kết quả cũng tương tự là làm tổng cầu dịch phải do tăng lên..
Đây còn được gọi là chính sách tiền tệ nới lỏng hoặc mở rộng.
2. Chinh sách kinh tế nhằm chống lạm phát
Kinh tế suy thoái làm thất nghiệp gia tăng còn kinh tế phát triển nóng thì kết quả là lạm phát tăng. Nguyên nhân của tăng trưởng nóng là do tổng cầu dịch phải xuất phát từ C,I,G,NX. Cũng có thể là do tổng cung; tuy nhiên ta cần phân biệt:
– Tổng cung trong dài hạn dịch chuyển thông qua K,L, R, T thì làm sản lượng Y* dài hạn dịch chuyển.
– Tổng cung trong ngắn hạn dịch chuyển thông qua mô hình tiền lương cứng nhắc, giá cả cứng nhắc, nhận thức sai lầm.
Trong trường hợp này vì ta đang bàn trong ngắn hạn nên chúng ta sẽ quan tâm tới các yếu tố làm dịch chuyển tổng cung trong ngắn hạn. Trong thực tế thường các vấn để làm tăng trưởng nóng đến từ tổng cầu dịch chuyển. Khi người tiêu dùng quá lạc quan tiêu dùng làm tăng C; doanh nghiệp tăng I, chính phủ tăng G.
Trong trường hợp này nhiệm vụ là đưa sản lượng Y1 về lại mức cân bằng Y* để làm giảm lạm phát từ giá P1 về giá cân bằng P*.
Chính sách tài khoá:
Chính phủ cắt giảm chi tiêu G khiến cho sản lượng Y giảm, lạm phát giảm nhưng thất nghiệp lại tăng. Hoặc chính phủ tăng thuế, giảm trợ cấp khiến cho I giảm; kết quả cũng làm thất nghiệp gia tăng. Ưu điểm là có thể chính phủ sẽ giảm được thâm hụt.
Đây gọi là chính sách tài khóa thắt chặt hay thu hẹp.
Chính sách tiền tệ:
Ngân hàng trung ương giảm cung tiền MS thông qua tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất trần,….Việc này sẽ khiến cho lãi suất cho vay (r) tăng làm đầu tư I giảm khiến cho Y giảm. Kết quả kiềm chế được lạm phát nhưng thất nghiệp cũng gia tăng.
Đây gọi là chính sách tiền tệ thắt chặt hay thu hẹp
Biện pháp hành chính:
Ngoài hai biện pháp trên thì đặc biệt ở Việt Nam ta có thể thấy chính phủ còn có biện pháp hành chính.
Khi giá nhà giảm thấp vì tổng cầu suy giảm trong khi tổng cung vẫn không ngừng tăng thì chính phủ có thể tạm dừng cấp phép dự án mới. Điều này khiến cho đường tổng cung ngắn hạn dịch trái nhưng nếu xét theo mô hình thì ta sẽ thấy là khiến cho sản lượng của nền kinh tế sẽ giảm hơn so với sản lượng cân bằng mặc dù giá sẽ được đẩy cao lên.
Việc giá nhà giảm thấp về mặt nguyên tắc là người tiêu dùng được hưởng lợi nhưng người tiêu dùng lại không phải là một thể thống nhất trong khi liên minh các nhà đầu tư bất động sản thì gắn kết chặt chẽ với nhau bởi một mục tiêu lợi nhuận. Tạm gọi là lợi ích nhóm.
Khi muốn kích thích tổng cung chính phủ có thể gia tăng rào cản thương mại khiến cho hàng nhập khẩu bán kém đi, người tiêu dùng phải mua hàng sx trong nước.
Khi giá vàng tăng cao, chính phủ có thể cấm mua bán vàng không phải là SJC. Điều này tất nhiên là không hợp lý đối với nguyên tắc tư hữu nhưng mang lại sự bình ổn vĩ mô.
Entry sau: bàn tay vô hình điều tiết nền kinh tế như thế nào.
Các bài viết về kinh tế học:
- Kinh tế học (P1) 25/11/2013 (về GDP)
- Kinh tế học (P2: Chi phí cơ hội) 26/11/2013
- Kinh tế học (P3: Cung cầu) 06/12/2013
- Kinh tế học (P4:Các hàm kinh tế quan trọng)09/12/2013
- Kinh tế học (P5: Chỉ số kinh tế vĩ mô trong dài hạn) 14/12/2013
- Kinh tế học (P6: Kiểm soát giá) 16/12/2013
- Kinh tế học (P7: Co giãn của cung và cầu)18/12/2013
- Kinh tế học (P8: Mô hình tổng cung – tổng cầu)29/12/2013
- Kinh tế học (P9: Các trạng thái của thị trường)30/12/2013
- Kinh tế học (P10: Bàn tay hữu hình) 30/12/2013
[…] Kinh tế học (P10: Bàn tay hữu hình) 30/12/2013 […]