Mô hình Cung cầu là mô hình thường xuyên gặp trong các phân tích kinh tế học. Người ta dùng Mô hình cung cầu để tính toán sản lượng và giá cân bằng cho cả nền kinh tế lẫn cho một ngành hàng, Mô hình cung cầu vốn, mô hình cung cầu tiền,…
Tham khảo bài phân tích cung cầu ngành cao su để có cái nhìn thực tế trước khi đọc về lý thuyết: phan tich nganh cao su
Mô hình cung cầu nếu chỉ nghiên cứu sơ sơ thì dễ nhưng nghiên cứu sâu để giúp đưa ra các phân tích, dự đoán là không dễ. Trước hết cần ôn lại một số khiái niệm:
Một phương trình y= ax + b thì bao gồm:
– Các biến nội sinh (biến phụ thuộc): là các biến mà giá trị của nó phụ thuộc vào các biến số khác có trong mô hình. Trong công thức thì y là biến nội sinh.
– Các biến ngoại sinh (biến độc lập): là các biến mà giá trị của nó không phụ thuộc vào các giá trị các biến khác có trong mô hình. Trong công thức thì thì b là biến ngoại sinh.
– “a” là tham số thể hiện độ dốc của đường thẳng trong hàm trên. Nếu a là số dương thì là đường thẳng dốc lên, nếu a âm thì là đường thằng dốc xuống.
Ký hiệu y=f(x,y,z,..) là một hàm số có nghĩa là y phụ thuộc vào các biến số x,y,z
I.Cầu:
Cầu: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
Lượng cầu: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng mua tại mức giá cho trước trong một thời gian nhất định
Cầu và nhu cầu: Cầu là muốn và có khả năng mua còn nhu cầu là toàn bộ những cái mà người mua muốn (và chưa chắc đã có khả năng mua)
Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu:
1. Giá của hàng hóa (P): khi giá tăng thì khả năng mua giảm; cầu giảm.
2. Thu nhập của người mua (I): khi thu nhập tăng thì khả năng mua tăng, cầu tăng.
3. Giá của hàng hóa liên quan P(x,y): bao gồm 1.Hàng hóa thay thế và 2.Hàng hóa bổ sung.
4. Số lượng người mua (N): khi số lượng người mua tăng thì cầu tăng.
5.Kỳ vọng của người mua (E): khi người mua kỳ vọng là sắp tới giá sẽ tăng,… thì cầu tăng. hoặc ngược lại tùy thuộc vào kỳ vọng là gì.
6. Thị hiếu của người mua (T)
Như vậy hàm cầu sẽ là D=f(P,I,Px,y,N,E,T). Nhưng vì giá cả P là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất và để dễ dàng trong tính toán người ta coi các biến khác là không đổi và vì vậy hàm cầu sẽ là D=f(P)
Vì khi giá tăng thì lượng cầu giảm mà khi giá giảm thì lượng cầu tăng nên hàm cầu sẽ là trong đó . Hoặc để cho thuận mắt có thể ghi thày P= -a.Q + b trong đó a,b>0
Trên đồ thị cho ta thấy nếu như giá một hàng hóa giảm từ P1 xuống P2 thì lượng cầu sẽ tăng lên từ Q1 tới Q2. Ví dụ như nếu như giá tivi bỗng nhiên giảm 50% thì cầu tivi sẽ tăng lên vì số người có khả năng mua với mức giá mới tăng lên.
Nếu 5 yếu tố còn lại là hằng số thì khi P thay đổi thì Q sẽ thay đổi theo các điểm di chuyển dọc đường D. Nhưng nếu một trong các yếu tố thay đổi thì sẽ làm dịch chuyển đường cầu; cụ thể:
– Nếu như thu nhập của người dân tăng lên thì số người có khả năng mua tăng lên vì vậy với cùng một giá thì lượng cầu tăng lên:
Tương tự, nếu A và B có quan hệ thay thế (kiểu như Coca với Pepsi) thì nếu giá A tăng thì sẽ làm cầu B tăng. Nếu A và B có quan hệ bổ sung (như xăng với giá xe) thì giá A giảm thì làm cầu B tăng.
Nhìn đồ thị ta sẽ thấy vì độ dốc không đổi nên b1 không đổi mà chỉ thay đổi bo. Vì vậy khi các yếu tố ảnh hưởng tới cầu (trừ giá) thay đổi thì biến ngoại sinh bo thay đổi còn khi giá thay đổi thì biến nội sinh Q thay đổi.
II.Cung:
Cung: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán muốn và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Lượng cung: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán muốn và có khả năng bán tại mức giá cho trước trong một thời gian nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cung:
1. Giá của hàng hóa (P): nếu giá tăng thì người bán càng muốn bán vì vậy mà lượng cung tăng.
2. Giá của các yếu tố đầu vào (Pi): Khi giá nguyên vật liệu tăng thì đương nhiên cung sẽ giảm.
3. Công nghệ (CN): Khi cải tiến công nghệ thì năng suất tăng và vì vậy cung tăng.
4. Số lượng người bán (N): Khi số lượng người bán tăng thì cung tăng
5.Kỳ vọng (E): Khi người bán dự đoán rằng sắp tới giá sẽ tăng thì họ sẽ sản xuất nhiều hơn ở hiện tại vì vậy cung tăng
6.Chính sách thuế (t/sp): Khi thuế tăng thì lợi nhuận giảm vì vậy cung giảm
Như vậy hàm cung sẽ là Qs = f(P,Pi,Cn,N,E,t) tuy nhiên tương tự như hàm cầu vì giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất nên hàm cung sẽ là Qs=f(P)
Đường cung là đường thẳng có độ dốc lên có công thức trong đó hoặc có nơi ghi là trong đó hoặc vì P là trục tung nên ghi hàm số thế này sẽ dễ hiểu hơn P=a.Q + b trong đó a, b > 0
Đường cung cho thấy khi giá hàng hóa giảm từ P1 tới tới P2 thì lượng cung cũng sẽ giảm từ Q1 tới Q2.
Nhưng vì ngoài giá thì lượng cung còn phụ thuộc vào 5 yếu tố khác như chính sách thuế, kỳ vọng,… nên mỗi khi các yếu tố đó thay đổi thì sẽ làm đường cung dịch chuyển. Nếu yếu tố làm tăng cung thì sẽ dịch phải, và ngược lại.
Ví dụ khi Chính phủ giảm thuế sẽ làm tăng lợi nhuận của DN, do đó DN sẽ đẩy mạnh sản xuất vì vậy cùng một mức giá ban đầu nhưng lượng cung đã tăng lên từ Q1 tới Q2.
Cả hai đường cung cầu đều có đặc điểm là khi tăng thì sẽ dịch phải mà khi giảm thì dịch sang trái.
Thông minh tài chính (P11 : Hiểu về cung cầu – yêu cầu bắt buộc)
III. Cân bằng Cung cầu
Hai đường cung cầu cắt nhau ở điểm Qd=Qs tạo ra một giá cân bằng (P*) và sản lượng cân bằng QP.
( Hệ phương trình trên là mô tả toán học của một thị trường có 1 hàng hóa)
Trong hệ trên thì D là hàm cầu (Demand) và S là hàm cung (Supply). Kết quả của hệ trên chính là giá trị của của P* và Q*
Đồ thị phía dưới cho ta thấy là cung cầu giao nhau tại điểm E1 tạo ra giá và sản lượng cân bằng nơi mà người bán cũng không sản xuất thừa mà người mua cũng có đủ hàng để mua.
Điểm cân bằng E sẽ dịch chuyển khi mà một trong hai đường hoặc cả hai đường dịch chuyển. Trong hình vẽ trên khi đường cung dịch chuyển phải (ví dụ như khi thuế giảm) thì điểm cân bằng sẽ dịch chuyển sang E1 nơi có sản lượng cao hơn và giá thấp hơn.
Mức độ nhạy cảm của cầu bao giờ cũng hơn cung. Ví dụ ngay khi thu nhập tăng lên chúng ta đã phát sinh ngay cầu làm đường cầu dịch phải. Nhưng khi thuế giảm thì nhà sản xuất không thể sản xuất ngay hàng hóa để mà làm đường cung dịch phải do họ cần thời gian lên kế hoạch và sản xuất. Vì vậy các chính sách vĩ mô hầu hết là đều có độ trễ.
Trong kinh tế vĩ mô khi tính toán sản lượng của cả nền kinh tế người ta ký hiệu đường cung là AS còn đường cầu là AD. Trong kinh tế vi mô khi cần phân tích mối tương quan giữa hai hay nhiều loại hàng hóa (dạng bổ sung hoặc thay thế) thì ta sẽ có từng đấy đường cung và cầu với phương trình tương ứng. Để giải các hệ phương trình nhiều ẩn số thì ta dùng Ma trận.
Mô hình cung cầu được áp dụng trong nhiều phân tích bao gồm:
– Mô hình cung cầu của cả nền kinh tế
– Mô hình cung cầu của một hàng hóa hoặc một ngành hàng
– Mô hình phân tích ảnh hưởng của thuế.
-…
Thông minh tài chính (P11 : Hiểu về cung cầu – yêu cầu bắt buộc)
cho em hỏi là vai trò của tônhgr cầu trong việc quyết định mức sản lượng về nền kinh tế là gì ạ? ##online chờ rất gấp
[…] Dẫn Nguồn: … […]
a,b là gì ạ
Sử dụng đồ thị cung cầu giải thích điều gì xảy ra với giá và lượng cân bằng mặt hàng quần Jean khi
Giá vải Denim dùng để sản xuất quần Jean giảm
Cho em hỏi là nếu em có số liệu của mặt hàng là xăng đi ạ. Thì phải vẽ như nào ạ?
Ý em là vẽ đường cung cầu? Nếu đó là một bài toán kinh tế học thì thông qua số liệu em có thể vẽ ra đồ thì của đường cung và cầu.
cho em hỏi là vai trò của tổng cầu trong việc quyết định mức sản lượng về nền kinh tế là gì ạ? ## online chờ rất gấp
Cho mình hỏi thị trường mất cân bắng do do cầu thặng dư sẽ khiến giá sản phẩm giảm(Đúng hay sai z)
Cho mình hỏi thêm mấy câu nha
Khi giá cả điều chỉnh trong trường hợp cung thặng dư thì chắc chắn là giá sẽ rẻ hơn và sản phẩm sẽ được sản xuất ít đi(đúng hay sai)
Sự mất cân bằng không thể tồn tại lâu dài khi giá cả và số lượng sản phẩm có thể điều chỉnh một cách linh hoạt(đúng hay sai)
Chính sách nhà nước nhằm cố định giá cả thấp hơn mức giá cân bằng đảm bảo mọi người đều cỏ thể mua được hành hóa (Đ or S)
Dear em;
1. Cầu thặng dư có nghĩa là cầu nhiều hơn cung sẽ làm giá tăng. -> sai
2. Cung thặng dư có nghĩa rằng cung nhiều hơn cầu sẽ khiến giá giảm. Để giữ giá nhà sản xuất giảm sản xuất -> đúng.
3. Nếu để cung cầu tự điều tiết thì giá sẽ về cân bằng -> đúng
4. Chinh sách nhà nước định giá thấp hơn mức giá cân bằng là trong trường hợp chính phủ áp giá trần (ví dụ như giá điện, giá xăng dầu,..) nhưng không phải lý do đảm bảo mọi người đều có thể mua được hàng hóa. -> sai.
Cho em hỏi đường cung sản phẩm có hệ số góc dương và luôn luôn di chuyển ngược chiều với đường cầu sản phẩm là đúng phải k ạ
Khi giá tăng thì nhà sản xuất sx nhiều hơn còn người mua mua ít đi. Nên câu trả lời là đúng.
Cho e hỏi: nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng thì cung cầu sẽ thay đổi như thế nào?
Thu nhập của người tiêu dùng tăng thì số người có “khả năng” nhiều hơn vì vậy đường cầu dịch phải em ạ. KHi cầu dịch phải trong khi cung không đổi thì giá và sản lượng cân bằng mới tăng lên.
Cung cầu cắt nhau là sự thể hiện của biến động giữa mức cung và mức cầu, tạo nên sự dịch chuyển của nền kinh tế, thực tế cung và cầu cắt nhau là chưa thực sự và cái đích là tất yếu như thế nào
tại sao khi chính phủ khuyến khích tiết kiệm thì đường cung dịch phải, có 2 đường cung e đang làm thuyết trình phân tích đồ thị giúp e với
Dear em;
Khi chính phủ khuyến khích tiết kiệm thì phương pháp chính là tăng lãi suất huy dộng khiến cho người dân muốn gửi tiền vào NH thay vì chi tiêu. Vì vậy chi tiêu phải suy giảm khiến cho tổng cầu dịch trái. Doanh nghiệp thấy việc bán hàng trong tương lai sẽ khó hơn nên họ cũng giảm sản lượng khiến tổng cung dịch trái.
Có hai đồ thị để phân tích:
Chính phủ khuyến khích tiết kiệm thông qua chính sách tiền tệ nên sẽ liên quan tới cung cầu tiền.
https://chienluocsong.com/tai-chinh-va-tien-te-p3-cung-cau-tien/
Người dân khi nắm giữ ít tiền hơn họ sẽ ít chi tiêu đi vì vậy sẽ liên quan tới cung cầu hàng hóa trên thị trường.
Cung dịch phải là sản lượng tăng ở cùng một mức giá vô lý trong trường hợp này vì chính phủ đang khuyến khích tiết kiệm mà. Có thể đầu bài còn thiếu.
Giả sử chính phủ khuyến khích tiết kiệm bằng biện pháp thuế. Thì có thể khi đánh thuế trọn gói, bất kể DN sx như thế nào cũng đánh một thuế cố định thì có thể khuyến khích DN sản xuất nhiều hơn nhằm giảm lượng thuế trên mỗi sản phẩm.
thanks.
em muốn hỏi nếu như cung giảm cầu giảm thì giá như thế nào?
Dear em;
Xét trong mô hình cung cầu thì sản lượng sẽ tự động điều chỉnh về mức giá và sản lượng cân bằng. Nó có thể có thời gian trễ nhưng xét lý thuyết thì nó vẫn về cân bằng.
Nếu đường cầu và đường cung dịch chuyển thì sẽ phụ thuộc vào mức độ co dãn và mức độ dịch chuyển mà giá có thể tăng hoặc giảm.
Thanks
Trong entry này em quan tâm đến giá ngành hàng, nếu như buôn bán rau quả, cá ngoài chợ thì rất dễ dàng xác định giá cân bằng thị trường nhờ vào số liệu thông kê trên các chợ đầu mối đăng tải trên các kênh truyền hình. Nhưng giả sự em kinh doanh quần áo đi… có rất nhiều sản phẩm, chủng loại, em phải làm như thế nào để xác định được giá bán cân bằng, biết mình cần bán giá nào để đạt sản lượng tối đa?
Hi em,
Quần áo của em có thể khác nhau nhưng nó chắc chắn phải nằm chung vào một nhóm nào đó. Em không thể vừa bán quần áo rẻ tiền vừa bán quần áo đắt tiền được. Khi em bước vào một cửa hàng nào đó em sẽ thấy mức giá luôn dao động quanh một mức giá nào đó. Sự khác biệt chỉ là mẫu mã mà thôi.
Về giá thì tùy thuộc vào em tham gia vào thị trường nào. Nếu như quần áo của em rất phổ thông, giống với mọi cửa hàng khác thì em phải cạnh tranh bằng giá. Đơn giản nhất là tự đi khảo giá của các cửa hàng xung quanh để xác định giá bán phù hợp.
Nếu quần áo của em có sự khác biệt ví dụ như sự độc nhất (tự may, nguồn nhập độc quyền), hướng vào nhóm khách hàng đặc biệt nào đó thì em phải xem mức giá chấp nhận được của nhóm khách hàng đó là bao nhiêu?
Anh nghĩ bàn cái này cụ thể thì nhiều vấn đề lắm.
anh V.D
Dạ, em cảm ơn Anh.