Kinh tế học (P4:Các hàm kinh tế quan trọng)

0
19106
5/5 - (6 votes)

Trong entry về mô hình cung cầu ở phần 3 ta đã biết tới việc người ta dùng toán học để mô tả kinh tế nhằm có được các phân tích kinh tế ở hiện tại, dự đoán trong ngắn và dài hạn.

Trong ba cách biểu diễn toán học là Bảng biểu, hàm số và hình học thì hình học được phổ biến nhất vì nó mang tính trực quan dễ hiểu. Trong cách biểu diễn này các nhà kinh tế thường sử dụng các đường tuyến tính để biểu diễn nhưng trong thực tế các đường này là phi tuyến.

Ví dụ như với mô hình cầu ta biết là tổng cầu sẽ tỷ lệ thuận với thu nhập vì khi thu nhập tăng thì số người có khả năng mua ở cùng mức giá cũ sẽ tăng; nhưng trong thực tế nó sẽ không đúng với hàng hóa cấp thấp:

Tại thời điểm ban đầu khi thu nhập tăng lên số lượng hàng cũng tăng lên. Tuy nhiên khi thu nhập đạt ngưỡng I*, lúc đó người tiêu dùng đã có đủ tiền để lựa chọn một hàng hóa tốt hơn nên họ chuyển sang mua hàng hóa khác khiến cho cầu của mặt hàng đó lại giảm xuống.

Đại loại là nếu như chúng ta thu nhập còn thấp thì tivi samsung cũng ổn rồi; nhưng khi thu nhập tăng lên tới một ngưỡng nào đó thì ta lại thích dùng tivi sony hơn.

Tuy nhiên về mặt dài hạn và chúng ta đang bàn theo số đông tâm lý người tiêu dùng, cũng như để dễ tính toán thì các hàm kinh tế thường sẽ là tuyến tính.

Trong các phân tích kinh tế chúng ta sẽ thường xuyên gặp các hàm biến số kinh tế sau:

1. Hàm tiêu dùng

C = a + bY

Trong đó C là tiêu dùng ; a là chi tiêu không phụ thuộc vào thu nhập (có nghĩa là thu nhập ít hay nhiều thì cũng cứ mua); Y là thu nhập;  b là xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC)

1.ham tieu dung

Ý tưởng của hàm này là khi người dân thu nhập 1 đồng người ta sẽ tiêu dùng một lượng là MPC và tiết kiệm một lượng là MPS. Ví dụ như tiết kiệm 0,4 đ và tiêu dùng 0,6 đ. Tỷ lệ như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có niềm tin của người tiêu dùng. Khi chúng ta không lạc quan vào tương lai ta có xu thế tiết kiệm hơn là chi tiêu vì vậy MPC sẽ giảm còn MPS (xu hướng tiết kiệm cận biên) sẽ tăng.

Về từ Cận Biên

Từ cận biên trong kinh tế học chỉ ra kết quả thay đổi ra sao khi nguyên nhân thay đổi một đơn vị. Ví dụ Tiêu dùng cận biên chỉ lượng tiền tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập tăng 1 đơn vị tiền. Tiết kiệm cận biên chỉ lượng tiết kiệm thêm mỗi khi thu nhập tăng 1 đơn vị tiền. Chi phí cận biên chỉ ra chi phí tăng thêm khi một đơn vị sản phẩm được tạo ra.

Muốn tính tiết kiệm cận biên ta đạo hàm hàm tiết kiệm, ngược lại muốn tính hàm tiết kiệm ta tích phân hàm tiết kiệm cận biên. Ví dụ nếu hạm tiết kiệm cận biên MPS=Y – 0,4 thì hàm tiết kiệm MS= 0,5Y2 – 0,4Y + C.

 

2. Hàm đầu tư:

I = c – dr

I là đầu tư (chúng ta đã biết tới trong công thức tính GDP theo phương pháp chi tiêu GDP=C+I+G+NX). c là đầu tư không phụ thuộc vào lãi suất. r là lãi suất.

2.Ham dau tu1

Đường dốc xuống có ý nghĩa là khi lãi suất giảm thì người ta sẽ đầu tư thay vì chi tiêu; còn khi lãi suất tăng thì người ta sẽ đầu tư ít đi mà chi tiêu (nhằm tránh bị tổn hại do sức mua của đồng tiền suy giảm)

3. Hàm cầu tiền tệ

L= α.Y – β.r

Trong đó là L là mức cầu tiền tệ; α,β là các tham số, Y là thu nhập, r là lãi suất

3.Ham cau tien

Hàm này cho ta thấy khi thu nhập tăng lên thì cầu tiền cũng tăng lên vì người dân có nhiều tiền hơn để tiêu dùng; khi lãi suất tăng lên thì cầu tiền giảm xuống do người dân gửi tiền vào ngân hàng mà ít chi tiêu dùng hơn. (sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở mô hình Cung cầu tiền)

4. Hàm nhập khẩu

IM= n + mY

Trong đó IM là viết tắt của Import nhập khẩu; n là giá trị nhập khẩu không phụ thuộc vào thu nhập, m là xu hướng nhập khẩu cận biên (MPI); Y là thu nhập

4.Ham nhap khauĐồ thị cũng cho thấy khi tiêu dùng tăng lên thì người ta cũng tăng cường tiêu dùng hàng nước ngoài.

Chú ý là đơn vị của hàng hóa không phải là cái hay chiếc mà là đơn vị tiền là tích số của sản lượng và giá thị trường của năm gốc (năm 2010). Vì nó đều chung đơn vị tiền là USD, EUR hay VNĐ nên có thể so sánh được.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here