Ta thấy là đường cầu và đường cung là các đường thẳng có độ dốc. Độ dốc này thể hiện mức độ nhạy cảm về giá của cả người bán và người mua. Trong kinh tế học người ta gọi đó là hệ số co giãn
Mục lục:
1. Co giãn của cầu theo giá hàng hóa
Chúng ta thấy khi giá di chuyển từ P1 xuống P2 thì lượng cầu tăng thêm ở H3 lớn hơn nhiều với ở H2 nguyên nhân là do độ dốc của hình 2 lớn hơn độ dốc của hình 3.
Ví dụ như tăm tre chẳng hạn; đường cầu tăm tre sẽ gần thẳng đứng, nó thể hiện là cho dù giá tăm có tăng gấp đôi thì lượng cầu tăm tre cũng không suy giảm là bao do phần tăng thêm không ảnh hưởng nhiều tới người tiêu dùng. Hay đối với những hàng hóa ta rất ít khi dùng hoặc bắt buộc phải dùng thì nó cũng sẽ dốc.
Đối với lương thực thực phẩm thì người tiêu dùng nhạy cảm hơn do phải dùng hàng ngày. Khi giá một mặt hàng như thịt lợn chẳng hạn tăng lên thì lượng cầu sẽ giảm xuống; vì hoặc là không ăn hoặc là mua các mặt hàng thay thế như thịt bò, thịt gà.
Ta gọi cái này là hệ số co giãn và có công thức:
Hệ số co giãn của cầu theo giá được định nghĩa bằng % thay đổi của lượng cầu chia cho % thay đổi giá của giá với giả đinh các yếu tố khác không thay đổi.
Hệ số co giãn là một số âm do giá và sản lượng có mối quan hệ nghịch chiều. Giá tăng thì lượng cầu giảm mà giá giảm thì lượng cầu tăng; ví dụ nếu giá đều chỉnh tăng 5% thì lượng cầu sẽ điều chỉnh giảm nên nó là số âm ví dụ -10%. Hệ số co giãn của cầu theo giá là một số giá trị tuyệt đối nhưng ngầm định đó là số âm.
Nếu cầu có công thức P = b + aQ ( chú ý là đôi khi ta viết ngược lại Q=c+dP; về bản chất là không sao; quan trọng là Q và P phải nghịch đảo có nghĩa là hệ số a hay d phải là số âm). Thì công thức tính của cầu:
(Trong công thức này vì là P=b+aQ nên sẽ là 1/a; còn nếu công thức của cầu là Q=c+dP thì sẽ là = d*(P/Q)
Các trường hợp của hệ số co giãn cầu:
0< < 1: Cầu không co giãn, đường cầu dốc: % thay đổi trong lượng cầu ít hơn % thay đổi trong lượng giá
> 1: Cầu co giãn, đường cầu thoải: % thay đổi trong lượng cầu nhiều hơn % thay đổi trong giá.
= 1: Cầu co giãn đơn vị (% thay đổi của giá và % thay đổi của lượng cầu bằng nhau): sự thay đổi % trong lượng cầu bằng % thay đổi trong lượng giá (Tử số và mẫu số bằng nhau)
= 0: Cầu hoàn toàn không co giãn, đường cầu thẳng đứng: lượng cầu không thay đổi khi giá thay đổi
= ∞: Cầu hoàn toàn co giãn, đường cầu nằm ngang: Khi lượng cầu thay đổi rất lớn mà giá không thay đổi.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn:
– Tính chất thay thế của hàng hóa: ví dụ thay vì ăn thịt lợn thì có thể ăn thịt bò
– Thời gian: càng dài thì cầu sẽ càng co giãn vì với thời gian dài thì người ta sẽ tìm thấy sản phẩm thay thế do vậy có nhiều lựa chọn hơn là với một khoảng thời gian ngắn.
– Tỷ trọng hàng hóa trong thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì cầu càng co giãn. Giống như trường hợp của tăm tre, do tỷ trọng quá thấp nên ta không quan tâm tới; nhưng nếu là thịt lợn hay gạo thì vấn đề lại khác hẳn.
2. Co giãn của cung theo giá hàng hóa:
Tương tự với cầu, đường cung cũng có độ dốc và độ dốc này cũng thể hiện mức độ nhạy cảm với giá bán của nhà sản xuất. Thông thường việc tăng sản lượng là một sự đánh đổi theo mô hình đường giới hạn năng lực sản xuất ta đã biết. Khi sản xuất thêm một mặt hàng hóa A thì sẽ phải đánh đổi với một lượng hàng hóa B và càng ngày chi phí cơ hội sẽ càng tăng dần.
Trong sơ đồ ta thấy khi giá tăng từ P2 lên P1 thì sản lượng đều tăng nhưng ở H3 nhiều hơn ở H2.
Công thức tính hệ số co giãn của cung
Công thức của cung P= b + aQ
Dựa vào công thức này ta có thể suy ra rằng hệ số a càng lớn thì càng ít co giãn; hệ số a càng nhỏ thì càng co giãn.
Ảnh hưởng của co giãn
Hệ số Co giãn và ứng dụng:
1. Co giãn và Chính sách thuế
Giả sử chính phủ đánh thuế t/sp bán ra. Người bán hàng sẽ cộng thuế vào giá bán; vì vậy công thức cung từ P=b + aQ thành P=b + t + aQ.
Như vậy đường cung mới sẽ là St thay vì S như cũ. Cân bằng cung cầu chuyển từ E tới E1. Tùy thuộc vào hệ số co giãn của đường cầu mà lượng mua sẽ giảm nhiều hay ít.
Giá P2 là giá tại sản lượng cần bằng E1 trong khi đáng nhẽ người bán phải bán với giá P3=P1+t thì mới đẩy hết thuế về phía người tiêu dùng. Vì vậy trong trường hợp thuế tăng thêm t thì người tiêu dùng sẽ chịu thiệt là b=P2-P1 và nhà sản xuất sẽ chịu thiệt là a=t-(P2-P1)
Như vậy ta thấy đường cầu càng ít co giãn thì người tiêu dùng càng thiệt và sản lượng giảm càng ít. Chính phủ khi tăng thuế sẽ tập trung vào hàng hóa đường cầu ít co giãn vì nếu làm ngược lại thì sản lượng giảm khiến cho tổng thu thuế giảm trong khi mục đích của tăng thuế là tăng nguồn thu.
Chú ý thuế này là thuế đánh vào toàn bộ hàng hóa, khác với mô hình trong bài thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu.
2. Co giãn và doanh thu
Doanh thu bằng giá bán nhân với số lượng bán. Vì để bán được thì phải có người mua nên doanh thu là theo hàm cầu.
Tại giá P2 doanh thu = P2 *Q2 = Tr1 +TR
Tại giá P1 doanh thu = P1*Q1= Tr2 + TR
Ta thấy là trong trường hợp đường cầu không co giãn ( < 1 ) thì khi tăng giá từ P2 lên P1 thì doanh thu cũng tăng một lượng là TR2-TR1. Trong trường hợp này giá tỷ lệ thuận với doanh thu.
Trường hợp cầu hoàn toàn không co giãn ( = 0) thì người mua sẽ mua bằng mọi giá; doanh thu tăng theo giá.
Trường hợp cầu co giãn đơn vị ( = 1) thì tăng hay giảm giá thì doanh thu cũng không đổi và tổng doanh thu là tối đa.
Trường hợp cầu co giãn ( > 1) thì khi giá tăng từ P2 lên P1 doanh thu cũng bị giảm đi một lượng TR1-TR2. Mặc dù mỗi đơn vị hàng giá bán cao hơn nhưng vì lượng hàng bán ít hơn nên doanh số cũng ít hơn. Trường hợp này giá tỷ lệ nghịch với doanh thu.
3. Co giãn của cầu theo hàng hóa liên quan (co giãn chéo)
Hàng hóa liên quan có hai nhóm 1.Bổ sung: là những hàng hóa khi sử dụng phải sử dụng cùng nhau như xe với xăng xe, bếp gas với gas, tivi với giá điện,…. và 2.Thay thế: là hàng hóa khi mà lợi ích mang lại khi sử dụng tương đối giống nhau như Coca và Pepsi; như máy giặt Mitsu và máy giặt samsung,…
Cầu co giãn là % thay đổi lượng cầu hàng hóa này chia cho % thay đổi của giá hàng hóa liên quan.
-X và Y là hai hàng hóa bổ sung: Khi giá X tăng thì lượng cầu Y sẽ giảm (khi giá gas tăng thì cầu bếp gas giảm) : < 0
– X và Y là hai hàng hóa thay thế: Khi giá X tăng thì lượng cầu Y tăng (khi tăng giá Pepsi thì Coca sẽ bán được nhiều hơn): > 0
4. Co giãn của cầu theo thu nhập:
Thu nhập càng tăng thì người tiêu dùng ngày càng có khả năng mua vì vậy cùng một mức giá bán lượng cầu sẽ tăng lên.
Co giãn của cầu theo thu nhập là % thay đổi lượng cầu chia cho % thay đổi thu nhập và có công thức.
Tuy nhiên không phải hàng hóa nào cũng tăng lượng cầu khi thu nhập tăng mà còn tùy thuộc nó thuộc nhóm nào:
1. Hàng hóa cấp thấp: khi thu nhập tăng lên thì người ta chuyển sang dùng loại hàng chất lượng cao, xịn hơn nên lượng cầu của hàng hóa này sẽ giảm (<0)
2. Hàng thông dụng: khi thu nhập tăng thì lượng cầu tăng:
+ Hàng hóa thiết yếu: (0<Ed ≤1)
+ Hàng hóa cấp cao (xa xỉ): (>1)
Nghiên cứu ứng dụng thực tiễn tại bài Quản trị chiến lược
Tham khảo áp dụng trong thực tế của hệ số co giãn:
Tìm hiểu về việc áp giá trần của chính phủ trong quy định giá gửi xe
cho em hỏi a) Khi chính phủ đánh thuế theo sản lượng đối với mặt hàng X thì phần lớn tiền thuế là người tiêu thụ chịu. Vậy mặt hàng X có tính chất co giãn cầu theo giá là co giãn nhiều (đúng hay sai kèm giải thích ạ)
anh ơi cho em hỏi mấy bài với:
Đối với mỗi cặp hàng hóa sau, theo bạn, hàng hóa nào sẽ có cầu co giãn hơn và tại sao?
1. Quần jean xanh của levis và quần áo nói chung
2. Thuốc lá trong tuần tới và thuốc lá trong vòng năm năm tới.
3. Đi công tác và đi du lịch
mạng sai công thức kia rồi là a chứ không phải là 1/a
Sự biến động của thị trường làm cho trạng thái cân bằng thay đổi, xét trường hợp biến động thị trường do đường cung dịch chuyển cụ thể: Phân tích sự biến động của thụ trường cam khi có thông tin cho biết cam năm nay được mùa (minh hoạ bằng đồ thị và phân tích)? mong anh giúp em :v
Dear em;
Đường cung dịch phải khiến giá giảm em ạ. Em xem bài này mới đúng, có hình minh họa : https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p3-cung-cau/
Hi anh, em thấy a có ghi: “vì là P=b+aQ nên sẽ là 1/a” ở phần 1). Ở đây tại sao lại là 1/a vậy anh. Thanks a
Tỉ lệ phân chia gánh nặng thuế giữa người sản xuất và tiêu dùng phụ thuộc vào độ co dãn của cung và cầu (đ or s).
Em cần gấp ạ. Mong thầy giúp. Áp dụng kinh tế vi mô xem mình là một nhà kinh tế để giải thích các vấn đề về kinh tế, văn hoá, chính trị. Có số liệu và dẫn chứng xác thực ạ
Viết một bài văn và phải có số liệu dẫn chứng xác thực ạ
Gần như toàn bộ các sự kiện đều có thê giải thích bằng kinh tế học nên em chọn cái mà em có hiểu biết hoặc công khai trên mạng dễ có thông tin.Thời sự nhất hiện nay là sự kiện văn hóa bán vé bóng đá. Em có thể dùng mô hình cung cầu để giải thích và đề xuất giải pháp. To tát hơn thì thương mại quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc (có nhiều phân tích và số liệu).
Cô e nói không nên dùng như là chi phí cơ hội của việc học đại học, được mùa mất giá..tại xưa r. Có thể cho e biết vấn đề mới va giờ như ư được không ạ
Không hiểu câu hỏi của em lắm 🙂
cho em hỏi nên ngăn cấm ma túy hay là giáo dục tác hại về ma túy ạ? cái nào tốt hơn vậy thầy?
Dear em;
Chính phủ có các biện pháp sau để điều tiết hành vi của người dân:
– Biện pháp kinh tế: thưởng/phạt
– Hình sự: phạt tù
– Giáo dục tuyên truyền
Các biện pháp này tiến hành song song. Ví dụ với thuốc là thì chính phủ đánh thuế cao (biện pháp kinh tế), giáo dục về tác hại của thuốc lá nhưng không phạt tù. Ma túy thì khác do đặc tính gây nghiện của nó rất cao, không thể dùng biện pháp kinh tế và giáo dục mà ngăn được nên phải dùng biện pháp hình sự.
Với ma túy chính phủ dùng biện pháp ngăn cấm kết hợp với giáo dục em ạ. Không thể dùng giáo dục không mà ngăn được. Ngăn cấm mang tính chất ép buộc trong khi giáo dục chỉ là khuyên bảo vì vậy ngăn cấm tốt hơn.
VD
em cảm ơn câu trả lời của thầy nhiều ạ,nhưng mà thầy ơi cô em bảo phải dùng mô hình độ co dãn cung cầu để làm cũng giống như ví dụ làm sao để giảm lao động trẻ em? ý ạ, nhưng co giải thích em không hiểu lắm.
1. Ngăn cấm ma túy => mục tiêu tác động chính là tới nguồn cung => làm dịch chuyển đường cung sang trái => sản lượng giảm, giá tăng (do trong ngắn hạn đường cung và đường cầu ít co giãn)
2. Giáo dục về ma túy => mục tiêu tác động chính là tới cầu => dịch chuyển đường cầu sang trái ( giảm cầu ở mọi mức giá) => sản lượng giảm, giá giảm ( do trong dài hạn đường cung và đường cầu tương đối co giãn )
Kết Luận : cả 2 chính sách thường được sử dụng kết hợp. Tuy nhiên nếu để nói chính sách nào tốt hơn thì phải gắn với mục tiêu của chính phủ là trong ngắn hạn hay dài hạn. Chính sách cấm có tác dụng mạnh trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn các chủ thể cung sẽ tìm các cách khác nhau để lách luật… Chính sách giáo dục không phát huy tác dụng ngay mà cần thời gian để nâng hiểu biết, do đó có tác dụng trong dài hạn…
Nếu mail cho mình mình có thể share cho bạn 1 bộ tài liệu rất hay về kinh tế vĩ mô căn bản nhất, và cũng rất thú vị là trong đó có 1 ví dụ về cung cầu y chang câu hỏi của bạn!!!
quangnx102@gmail.com
Anh giúp em điền từ còn thiếu ko ạ . Em cảm ơn.
Khi giá giảm trên phần…… của một đường cầu tuyến tính , đường cầu là …..theo giá.khi giảm giá trên phần….. của một đường cầu tuyến tính , đường cầu là ……theo giá.
Anh giúp e vs ạ! Tìm pt đường cầu luôn có độ co giãn = -1
Cho em hỏi câu này đúng hay sai và giải thích giúp em với ạ : khi giá ô tô tăng dẫn đến cầu về gạo giảm trên thị trường
Hờ hờ, anh chẳng thấy hai cái này có gì liên quan tới nhau vì vậy câu này sai. Việc tăng giá hay giảm giá của ô tô không liên quan gì tới cầu của gạo.
Dạ anh ơi anh có thể giúp em phần bài này không?
“Chứng minh tầm quan trọng của độ co dãn của cầu khi thực hiện chính sách thuế.”
em cảm ơn ạ
Dear em;
Trong bài có phân tích về quan hệ của thuế tới co dãn đấy em. Chính phủ sẽ đánh thuế tiêu dùng vào các hàng hóa cầu càng ít co dãn càng tốt vì thuế thu được nhiều mà sản lượng không giảm nhiều dẫn tới tổng thuế thu được khi thực hiện lớn hơn tổng thuế sau khi thực hiện.
Tùy vào yêu cầu của bài, sau khi phân tích bằng đồ thị như trên em có thể đưa ra ví dụ
VD
Ad ơi cho e hỏi câu “vận dụng hệ số co dãn trong quyết định kinh tế” với ạ
Đoạn cuối anh có nói tới co dãn và doanh thu liên quan tới doanh nghiệp, co giãn và thuế liên quan tới quyết định đánh thuế của chính phủ đó em.
anh vd
Anh ơi cho em hỏi mấy câu hỏi đúng sai được không ạ.Em không biết giải thích sao đó ạ
1) Dựa vào độ dốc của đường cầu thì ta thể nói ề mức độ co giãn của đường cầu(Đ or S)
2)Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập cho thất rằng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ mua hàng hóa nhiều hơn vì do tác động thu nhập(Đ or S)
3)Khi kết hợp giữa tổng donh thu và độ dốc của đường cầu thì cho thấy được mức độ của cầu theo giá(Đ or S)
4) Nhà sản xuất mong muốn người tiêu dùng có đường cầu co giãn nhiều (Đ or S)
5)Trường hợp cung mang tính co giãn theo giá thì khi giá tăng lên sẽ làm cho tổng doanh thu tăng lên(Đ or S)
6)Một đường cung hoàn toàn không co giãn thì cũng giống như một đường cầu hoàn toàn không co giản(Đ or S)
7)Nếu hệ số co giãn theo giá lớn hơn 1 và tổng doanh thu tăng lên khi giá thay đổi thì cung phải mang tính co giãn (Đ or S)
8)Nếu hàng hóa thay thế phong phú thì cầu sẽ rất co giãn(Đ or S)
9) Cầu đối vất chất gây nghiện như ma túy thì rất ít co giãn (Đ or S)
10) Chính phủ sẽ áp đặt thuế đối với một hàng hóa có cầu mang tính co giãn vì điều này sẽ đảm bảo gia tăng được nguồn thu cho ngân sách(Đ or S)
11)Cầu ít co giãn thì cũng giống hoàn toàn như cung ít co giãn(Đ or S)
12)Cầu về gạo ít co giãn.Chính vì thế mà nhà nước cần phải thực hiện chương trình dự trữ gạo(Đ or S).
em trả lời theo cách hiểu của em rồi anh sửa cho sẽ hợp lý hơn. Bài tập là giúp mình hiểu bài và nhớ lâu hơn mà.
1Đ
2S (do tùy loại hàng hóa là cao cấp, thứ cấp hay thiết yếu ?!?)
3Đ ( câu này em nghĩ là đúng nhưng chưa chắc chắn lắm ạ)
4S ( em nghĩ nsx mong cầu ít co dãn |E| <1 như vậy thì dù tăng giá dthu cũng sẽ tăng, có lợi cho họ ạ)
5Đ
6Đ (em nghĩ là đúng vì đều chỉ bán và mua ở mức sản lượng cố định Q*)
7 (câu này em chưa có câu trả lời ạ)
8Đ
9S ( em nghĩ là không co dãn vì người nghiện bắt buộc phải mua dù tăng giá ạ)
10S (như a nói ở dưới thì CP sẽ ưu tiên đánh thuế vào cầu ít co dãn ạ)
11( câu này em chưa rõ ạ)
12Đ
Trên đây là ý kiến cá nhân em về bài tập bạn phía trên chia sẻ ạ
Em mong anh đọc được và giúp đỡ chúng em trong việc học môn Kinh tế ạ
Em cảm ơn anh vì những bài viết bổ ích mà anh chia sẻ cũng như blog này ạ 😍
Thank you very much !
cảm ơn em đã trả lời. Anh nghĩ là:
2.Câu này đúng vì đầu bài hỏi là lượng hàng hóa tăng lên. thông thường những câu hỏi trắc nghiệm chỉ có Đ hoặc S chứ không có thêm điều kiện.
3.Câu này đúng em ạ
4. Sai. Co giãn nhiều là lớn hơn 1; % thay đổi trong lượng cầu nhiều hơn % thay đổi trong giá. Nhà sản xuất muốn tăng giá nhiều nhưng doanh thu không giảm hoặc giảm ít hơn vì vậy họ thích co giãn < 1; lý tưởng nhất là bằng 0 😛 6. Đ. Cầu hoàn toàn không co giãn là lượng cầu không thay đổi khi giá thay đổi. Cung hoàn toàn không co giãn là lượng cung không thay đổi khi giá thay đổi. Ví dụ như khi giá tăng từ 10n/mớ rau lên 20N/mớ rau nhưng mảnh ruộng vẫn thế nên anh nông dân cũng không sản xuất thêm được.
anh ơi cho e hỏi câu bài tập này ạ: có khuyến cáo cho rằng nếu tăng giá bia rượu sẽ cứu sống 7 triệu người trong tổng số 290 triệu người uống bia rượu ở 40 quốc gia trên thế giới và cần một số thông tin để khuyên cáo với chính phủ trong việc đưa ra quyết đình tăng hoặc giảm giá
a) bia rượu có phải là mặt hàng có cầu co giản theo giá nhanh hay không
b) nếu chính phủ tăng giá bia rượu thì chính sách này có được thực thi không? thực thi trong ngắn hạn hay dài hạn?
c) ngiên cứu cho thấy Ed =-1/5( hệ số co giản của bia rượu) và chính phủ muốn giảm 1/4 số lượng người uống bia rượu với giá bia được bán là 6 đồng thì chính phủ phải tăng giá lên bao nhiêu để thự thi chính sách được đưa ra
Dear em;
Các câu hỏi trả lời theo form biểu SGK anh không am hiểu lắm. Em hỏi anh thực tế thì anh trả lời được. Anh chỉ có thể gợi ý có thể không đúng với đáp án mong muốn trong sgk:
– Tăng giá bia rượu đầu bài không nói rõ là tăng bao nhiêu nhưng kết quả thì lại khá rõ nó giúp 7 triệu/290 triệu = 2,4% người khỏi chết (nhờ giảm uống bia rượu vì cảm thấy tiếc tiền hoặc không đủ tiền để mua).
a) mức ảnh hưởng không quá nhiều vì vậy bia rượu có cầu co giá không nhanh.
b) Chính phủ tăng giá bia rượu chủ yếu dựa vào việc tăng thuế : Thuế VAT và Thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo anh hiểu thì câu hỏi là hỏi tính khả thi của chính sách. Trong thực tế cái này phụ thuộc vào khả năng thực thi của chính phủ, khả năng thực thi tốt thì sẽ giúp tăng giá bia rượu theo đúng kỳ vọng, thực thi không tốt thì nhờ trốn thuế bia rượu vẫn không tăng giá. Thực thi trong dài hạn sẽ khả thi hơn trong ngắn hạn vì chính phủ sẽ có thể thực thi hiệu quả hơn thông qua tuyên truyền và cố gắng kiểm soát được việc trốn thuế.
c) Ed = -1/5 = 0,2. Em dựa vào công thức tính Ed để xem để sản lượng giảm đi 1/4 thì giá bia phải tăng thêm bao nhiêu.
vd
dạ e cám mơn a ạ
“Chính phủ khi tăng thuế sẽ tập trung vào hàng hóa đường cầu ít co giãn vì nếu làm ngược lại thì sản lượng giảm khiến cho tổng thu thuế giảm trong khi mục đích của tăng thuế là tăng nguồn thu” em van chua hiểu chỗ này lắm, mọi người giúp em với ạ
dear em;
ít co giãn là sản lượng ít phụ thuộc vào giá, co dãn nhiều thì sản lượng phụ thuộc nhiều vào giá. Ví dụ như nếu tăng mỗi gói tăm từ 500đ/gói lên 2000đ/gói thì em cũng không quan tâm lắm, không ảnh hưởng đến số lượng mua của em (cũng như của các hộ gia đình nói chung). Nhưng nếu tăng thuế ô tô thì việc lại khác, có thể quyết định tới việc mua hay không mua của em (cũng như của các hộ gia đình nói chung)
Thuế trên đầu sản phẩm như thuế VAT có tổng thu thuế = Tỷ lệ thuế x sản lượng.
Nếu tỷ lệ thuế tăng nhưng sản lượng giảm quá nhiều thì tổng thu thuế sau tăng thuế có thể còn thấp hơn so với trước khi tăng thuế. Vì vậy chính phủ chỉ nên tăng thuế đối với các sản phẩm ít nhậy cảm về giá (đường cầu ít co dãn) để giảm thiểu sự sụt giảm của sản lượng sau tăng thuế.
Rất dễ hiểu