Kinh tế học (P5: Chỉ số kinh tế vĩ mô trong dài hạn)

0
15143
4.4/5 - (7 votes)

Xét về dài hạn thì kinh tế có xu thế đi lên, xét về ngắn hạn thì có xu thế lên và xuống theo chu kỳ. Các thay đổi mang tính chu kỳ là do tác động bởi các biến động trong ngắn hạn như thiên tai, tình hình sx kinh doanh,…

chu ky kinh te dai han

Các tác động ảnh hưởng tới xu thế trong dài hạn khác với các ảnh hưởng trong ngắn hạn vì vậy trong kinh tế vĩ mô có hẳn một nội dung phân tích về Kinh tế vĩ mô trong dài hạn. Dài hạn ở đây có thể là 20, 30 năm và có thể cả trăm năm.

Khi xét ở dài hạn thì một số các biến số sẽ bị bỏ bớt và thêm vào là các biến số khác.

Mô hình kinh tế được giả định như sau:

Thời gian theo đơn vị thập kỷ

Tất cả thị trường đều đạt trạng thái cân bằng (thị trường hàng hóa và thị trường tiền)

Giá cả và tiền lương là hoàn toàn linh hoạt: có nghĩa là nhanh chóng biến đổi theo các biến ảnh hưởng.

Thông tin là hoàn hảo: Không có tác nhân kinh tế nào có được lợi thế thông tin, tất cả biết một lượng thông tin như nhau.

1. Sản lượng Y* ( “*” để ký hiệu cho dài hạn)

Là mức sản lượng cao nhất mà nền kinh tế có khả năng đạt được khi các nhân tố sản xuất được sử dụng một cách đầy đủ.

Y* không phụ thuộc vào giá trong công thức D=f(P*) mà phụ thuộc vào cung ứng các nhân tố sản xuất:

– Tư bản  (K)

– Số lượng lao động (L)

– Tài nguyên (R)

– Công nghệ T

Ta  có hàm Y*= f(K,L,R,T)

Y*/L là năng suất lao động

Trong thực tế chỉ có các nước phát triển mới có thể đưa sản lượng thực tế tới sát sản lượng tiềm năng còn các nước đang phát triển thì khá lãng phí nguồn lực.

san luong tiem nang

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng trong dài hạn

Lý thuyết về tăng trưởng có nhiều học thuyết nhưng nổi lên 3 học thuyết chính sau:

– Adam Smith (1776): cho rằng tài nguyên và lao động quyết định về tăng trưởng của tổng sản lượng và năng suất. Vì vậy để tăng trưởng thì phải chiếm đóng mở mang bờ cõi để tăng đất và tăng lao động.

– Keyness (1940): Keyness cho rằng tư bản hiện vật mới quyết định tới tăng trưởng. Tư bản hiện vật là nhà xưởng, máy móc, đất đai; tóm lại là toàn bộ các cơ sở vật chất cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

– Lý thuyết tân cổ điển (1950): lý thuyết này cho rằng Công nghệ mới là yếu tố quyết định tới tăng trưởng khi phát hiện ra rằng nếu dựa vào tăng tư bản hiện vật để tăng trưởng thì sẽ vào ngõ cụt vì tăng tư bản hiện vật có nghĩa là tăng tổng khấu hao.

Sự hành thành của ba học thuyết trên đều xuất phát từ hoàn cảnh thế giới hiện tại để tóm gọn và hòan toàn dễ hiểu. Có thể trong tương lai khi thế giới thay đổi thì có thể hình thành thêm các học thuyết mới.

Ngày nay người ta tổng hợp lại là có 4 yếu tố quyết định tới tăng trưởng:

1. Tư bản hiện vật (Vốn vật chất): nhà xưởng, máy móc,..

2. Vốn nhân lực và lực lượng lao động: số lượng và chất lượng của lực lượng lao động

3. Tài nguyên thiên nhiên: đất, khí hậu, các tài nguyên không tái sinh và có khả năng tái sinh

4. Tri thức công nghệ: là cách thức sản xuất

Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng sẽ đều dựa trên việc phát triển một hoặc toàn bộ các yếu tố này.

3. Lạm phát (trong dài hạn):

Lạm phát là sự tăng lên của mức giá.

Theo quan điểm của trường phái kinh tế học cổ điển, lạm phát xuất phát từ nguyên nhân của việc cung tiền. Có nghĩa là sản lượng Y* vẫn vậy nhưng tổng lượng tiền lại bị tăng lên.

Công thức cân bằng giữa hàng hóa và tiền M x V=P x Y*  Trong đó:

M là tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế ( nghiên cứu bài cung cầu tiền)

V là tốc độ lưu  chuyển của tiền là chỉ số đo trong thời gian một năm tờ tiền đó đi qua tay bao nhiều người. Đi qua càng nhiều người thì tốc độ lưu chuyển càng nhanh.

P là giá và Y* là tổng sản lượng; P x Y* chính là GDP danh nghĩa.

cung tien va lam phat

4. Thất nghiệp:

Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động (Vn: nam 15-60; nữ tới 55), có sức khỏe, có khả năng làm việc nhưng không có việc làm và mong ước tìm việc.

Tỷ lệ thất nghiệp u* = U/LF x 100% trong đó

LF là tổng số người trong lực lượng lao động (bao gồm có việc (E) và thất nghiệp (U))

U là số người thất nghiệp

Nguyên nhân của lượng u* thất nghiệp:

a. Do mọi người cần có thời gian tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng và sở thích.

b. Do sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cần thời gian để đào tạo nghề: ví dụ như khi ta dịch chuyển cơ cấu ngành từ nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp thì cũng cần để người lao động trong ngành nông nghiệp học công việc trong ngành công nghiệp.

c. Do tiền lương bị treo cao hơn so với mức cân bằng: lý do lương bị treo cao hơn so với cân bằng cung cầu lao động

cung cau lao dong

Trên mô hình cung cầu lao động ta có hai đường cung lao động là LF là những người trong lực lượng lao động nhưng vì lương chưa đủ cao nên không làm, SL là những người trong lực lượng lao động chấp nhận mức lương và có việc làm. Đoạn EF chính là số lượng người lao động chưa chấp nhận mức lương.

Ta thấy hai đường SLLF càng lên cao càng chụm lại gần nhau, đoạn EF ngày càng ngắn vì càng lên cao lương càng cao và số người chấp nhận lại càng tăng.

E là điểm mà cung cầu lao động gặp nhau tại mức lương We. Nhưng vì một lý do nào đó lương bị treo ở mức w1 vì 1.Chính phủ đưa ra mức lương tối thiểu 2. Chủ doanh nghiệp trả lương cao hơn trung bình với kỳ vọng người lao động sẽ cống hiến nhiều hơn. 3. Vì muốn giữ và thu hút lao động về công ty mình.

Khi lương bị treo ở mức w1 thì cầu bị giảm xuống từ Le xuống La trong khi cung lại tăng từ Le lên Lb khiến cho số người thất nghiệp tăng lên mức AB = lb -la

Trong kinh tế vi mô còn có tình huống là khi lương tăng tới một mức nào đó khiến cho người lao động cảm thấy đã kiếm đủ và muốn nghỉ việc để hưởng thụ. Nhưng vì ta đang nghiên cứu vĩ mô và trong dài hạn nên không nghiên cứu đoạn cong lên của đường cung lao động SL.

5.Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư:

GDP = C + I + G + NX

Trong một nền kinh tế đóng thì GDP = C+ I + G hay Y= C + I + G

Trong công thức tính GDP theo phương pháp chi tiêu này thì có I là chi tiêu của doanh nghiệp mà ta giả định là doanh nghiệp chỉ đơn giản là lấy các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hóa và dịch vụ nên nó chính là tổng tiết kiệm của hộ gia đình.

-> S= I= Y – C- G

Nghe có vẻ phức tạp nhưng có thể phân tích thế này đầu vào tài chính của doanh nghiệp là vốn, mà vốn này lại xuất phát từ tiền tiết kiệm của chủ doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu) và từ tiền tiết kiệm của người dân (vốn vay ngân hàng). Vì vậy tiết kiệm S sẽ bằng đầu tư I.

Ta biến đổi công thức một chút Y-C-G= (Y-T-C) + (T-G)

T là thuế;

Sg= T-G là tiết kiệm của chính phủ vì T là thu nhập của CP còn G là chi tiêu của chính phủ. Thu nhập trừ chi tiêu sẽ ra tiết kiệm

Sp= Y-T-C là tiết kiệm của tư nhân vì Y-T chính là thu nhập khả dụng, thu nhập khả dụng trừ đi chi tiêu C thì đương nhiên là sẽ ra tiết kiệm.

Khi tổng cục thống kê đưa ra con số tổng đầu tư của toàn xã hội chính là I=Sp + Sg

ty trong dau tu viet nam

Chúng ta biết là chính phủ đang chi nhiều hơn thu nên không có thể có tiết kiệm vì vậy Sg<0; để bù đắp khoản thâm hụt chính phủ sẽ lấy tiết kiệm của tư nhân Sp thông qua tỷ lệ lạm phát cao, bán trái phiếu chính phủ, vay nợ quốc tế.

Mong muốn của chính phủ là tăng đầu tư tư nhân thì buộc phải giảm chi tiêu chính phủ . Nguyên nhân là đầu tư tư bao giờ cũng hiệu quả hơn đầu tư công đặc biệt là ở Viêt nam vì đầu tư tư nhân được điều chỉnh bằng bàn tay vô hình còn đầu tư công thì không; bằng chứng là chỉ số ICOR của ta rất cao

0ICOR

Nhưng trong khi chu kỳ kinh tế đang giảm như hiện nay thì người dân lại có xu hướng tiết kiệm, nếu chính phủ cũng tiết kiệm thì tổng đầu tư xã hội sẽ giảm. Chính phủ vẫn nên chi tiêu nhưng phải giảm chi thường xuyên mà tăng đầu tư.

Về mặt dài hạn thì đầu tư = Tiết kiệm, trong ngắn hạn thì thực tế sẽ có tư bản nhàn rỗi; có nghĩa có vốn không được sử dụng. Hệ thống tài chính chính là sinh ra nhằm mục đích này, nó kết nối giữa tiết kiệm và đầu tư, và thực tế là không phải 100 đ tiết kiệm có thể chuyển hẳn thành 100 đ đầu tư vì ngân hàng còn phải dự trữ một lượng bắt buộc.

Phức tạp nhỉ. 🙂

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here