Entry về hệ thống ngân hàng viết cách đây 1 năm cũng khá chi tiết. Entry này nhằm bổ sung thêm thông tin cho entry đó.
Trong hệ thống ngân hàng thì Ngân hàng thương mại là trung tâm của thị trường tài chính với vai trò là trung gian tài chính, là thủ quỹ của doanh nghiệp và là nơi tạo tiền.
Ngân hàng thương mại có bảng cân đối kế toán rút gọn như sau:
( Đễ dễ nhớ bảng này chúng ta chỉ cần nhớ đơn giản “Tài sản” là những thứ có giá mà DN sở hữu “Nguồn vốn” chỉ nguồn gốc tạo ra tài sản. Bên tài sản có khoản ngân hàng cho vay ra; bên nguồn vốn thì có khoản khách hàng gửi tiền vào)
Nguồn vốn của Ngân hàng đến từ vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Trong đó chủ yếu là vốn huy động có kỳ hạn.
Tài sản là những thứ tạo ra lợi nhuận, nhằm phân biệt với những thứ không tạo ra lợi nhuận khác của một doanh nghiệp. Tiền dự trữ chủ yếu là để ngân hàng trung ương quản lý được quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại.
Tiền dữ trữ không sinh ra tiền nên các ngân hàng có xu hướng để nó mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng trung ương.
Chứng khoán có thể là trái phiếu nhà nước, doanh nghiệp hay cổ phiếu của các doanh nghiệp. Đây là khoản dự trữ thứ cấp của ngân hàng thương mại, mặc dù tính thanh khoản không bằng so với tiền dự trữ ở trên nhưng ngân hàng vẫn có thể bán được khi cần để thu về tiền.
Các khoản cho vay: đây là nguồn thu chính của doanh nghiệp. Đặc điểm của mục này là tính thanh khoản kém do không thể truy thu nợ trước thời hạn được.
Tài sản khác là trụ sở, công cụ lao động,… thường chiếm 10% tổng giá trị tài sản.
Nguyên tắc quản lý của một ngân hàng thương mại:
1. Quản lý khả năng thanh khoản: Nhằm đảm bảo đáp ứng các dòng rút tiền của khách hàng.
2. Ngăn chặn chi phí điều chỉnh của bảng cân đối kế toán khi có yêu cầu rút ra lớn: biện pháp thực hiện trong trường hợp này là 1.Bán chứng khoán để có thêm dự trữ; 2. Vay từ ngân hàng khác 3.Vay từ ngân hàng trung ương; 4. Thu hồi không gia hạn các khoản vay tới hạn . Nguyên tắc là làm thế nào đó để chi phí là thấp nhất.
3. Ngăn ngừa chi phí của sự phá sản ngân hàng:
Phá sản là mất tất cả nên ngân hàng phải có các hình thức dự trữ để đảm bảo chắc chắn không lâm vào tình trạng này. Thông thường các ngân hàng sẽ dự trữ một lượng trái phiếu chính phủ để vừa có lãi vừa có thể bán ngay khi cần.
4. Quản lý tiền cho vay:
Làm sao để cho đúng người vay mà không bị thành nợ không đòi được. Thông thường để cho một đối tượng vay tiền thì ngân hàng sẽ trải qua 4 bước:
– Sàng lọc và giám sát: đảm bảo rằng người vay là người có đủ sự tin tưởng rằng không trốn nợ, không ngỏm bất ngờ,…
– Quan hệ khách hàng lâu dài: Một người đã vay và trả đúng hạn nhiều lần thì có xu hướng đúng hạn trong tương lai. Tuy nhiên cũng cẩn thận vì mấy vụ vỡ nợ tín dụng đều theo phương cách gây uy tín trước rồi làm một mẻ.
– Tài sản đảm bảo: NH sẽ cho vay không lớn hơn 70% giá trị thị trường của tài sản thế chấp; tốt nhất là tài sản đó không có chân và không bị mất giá theo thời gian.
– Các hạn chế về tín dụng cho vay tối đa: giới hạn các khoản cho vay tối đa để nếu có mất thì không mất nhiều.
Ngân hàng trung ương có bảng cân đối kế toán như sau:
Ngân hàng trung ương có các chức năng sau:
– Cơ quan độc quyền phát hành tiền và quản lý lưu thông tiền tệ
– Thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng: tổ chức hệ thống thanh toán, mở tài khoản nhận tiền gửi của NHTM, và là người cho vay cuối cùng
– Thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: cấp và thu hồi giấy phép hoạt động NH, ban hành các quy tắc thể chế, thanh tra giám sát các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
– Là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
– Cung cấp các dịch vụ cho chính phủ: phát hành trái phiếu chính phủ, thanh toán của chính phủ
C + R = MB là cơ số tiền tệ (tiền cơ sở). Quá trình tạo tiền nghiên cứu bài Hệ thống ngân hàng.
Quá trình tạo tiền ghi theo bảng cân đối kế toán như sau:
Giả định: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Rd= 10%; các ngân hàng thương mại sẽ không dự trữ vượt mức mà cho vay hết tiền có thể cho vay
B1: khi ngân hàng trung ương mua vào 100 tỷ trái phiếu từ ngân hàng A thì sẽ làm thay đổi cơ cấu bảng cân đối kế toán của cả ngân hàng trung ương và ngân hàng A như sau:
B2: Ngân hàng lúc đó đã có dự trữ rồi nên nó không cần dự trữ mà cho công ty X vay cả 100 tỷ. Công ty X lại gửi 100 tỷ này vào ngân hàng B (có thể là trả tiền cho người bán, và người bán có tài khoản ở ngân hàng B)
B3: Ngân hàng B lúc này phải dự trữ 10% tiền gửi nên chỉ có thể cho công ty Y vay 90 tỷ. Y có 90 tỷ lại gửi vào ngân hàng C.
Chúng ta thấy bút toán của ngân hàng B chỉ chuyển 90 tỷ từ tiền dự trữ sang các khoản cho vay; hai mục đều thuộc cột tài sản.
Doanh nghiệp Y vay 90 tỷ thì tăng tiền mặt lên 90 tỷ nhưng bên tài khoản nợ tăng thêm 90 tỷ, thể hiện tính cân bằng của bảng cân đối kế toán.
Ngân hàng C tăng tiền dự trữ lên 90 tỷ; và các khoản vay bên nguồn vốn cũng tăng 90 tỷ; bảng cân đối kế toán của ngân hàng C vẫn cân bằng.
B4: Ngân hàng C lại dự trữ 10% tương ứng với 9tỷ, và cho công ty Z vay 81 tỷ. Cứ như vậy ta có được tổng số tiền được tạo ra như sau:
100 tỷ + 90 tỷ + 81 tỷ +….= 100 * 1/0,1= 1000 tỷ
Nếu như tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là 20% thì tổng lượng tiền = 100 * 1/0,2= 500 tỷ
Nếu như tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5% thì tổng lượng tiền =100 *1/0,05= 2000 tỷ
-> ta có công thức về lượng cung tiền như ở dưới:
gọi là số nhân tiền đơn giản trong đó rd là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (ở ví dụ trên là 10%); D là tiền cơ sở.
Trong thực tế thì các ngân hàng thương mại có thể có dự trữ vượt mức, người vay tiền không gửi hết tiền vào ngân hàng mà giữ tiền mặt..nên số nhân tiền thường sẽ nhỏ hơn so với ví dụ trên. Chúng ta có số nhân tiền đầy đủ:
là tỷ lệ tiền mặt người dân nắm giữ so với tiền gửi
là tỷ lệ dự trữ trên số tiền huy động được
MS: Cung tiền
B: Tiền cơ sở
Hoặc công thức có thể viết như sau:
———————-
Hình dưới là Ủy nhiệm chi thể hiện nghiệp vụ thanh toán của doanh nghiệp X cho doanh nghiệp Y. Doanh nghiệp X có tài khoản tại ngân hàng A và DN Y có tài khoản tại ngân hàng B. Khi thực hiện thanh toán thì bản chất là nghiệp vụ chuyển tiền giữa hai ngân hàng. Nhưng không phải là ngân hàng A sẽ trở tiền tới ngân hàng B mà là chỉ trừ vào số dư của ngân hàng B gửi tại A.
[…] M là tổng khối lượng tiền trong nền kinh tế ( nghiên cứu bài cung cầu tiền) […]