Các nước trên thế giới (trừ Bắc Triều Tiên) đều tham gia thương mại quốc tế vì họ sẽ lợi dụng được các thế mạnh của thương mại quốc tế:
– Họ sẽ có thể có được hàng hóa tiêu dùng, máy móc dụng cụ mà nước mình không sản xuất được;
– Họ có thể xuất khẩu hàng hóa nước mình có lợi thế tương đối và nhập khầu về hàng hóa mà nước mình không có lợi thế.
– Họ có thể tận dụng vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của các nước khác.
Tóm lại họ có thể làm được rất nhiều thứ và không ai có thể phủ định được lợi ích của thương mại quốc tế. Giờ đây đóng cửa vì lý do chống văn hóa ngoại lai xâm nhập hay bảo vệ ngành sản xuất trong nước đã trở thành lý do rất ấu trĩ rồi.
Khi một hàng hóa vật chất đi qua biên giới sang nước khác thì nó phải được hồi trả lại một hàng hóa hay một khoản tiền nào đó. Các khoản mà có đi mà không có về gọi là “Chuyển giao” như là trợ cấp thì không có hoàn lại.
Nếu bố mẹ bạn cho bạn tiền thì đó gọi là chuyển giao vì không có hồi lại; nếu bố mẹ bạn cho bạn vay tiền thì bạn sẽ hồi lại vào một thời điểm trong tương lai; nếu bố mẹ bạn mua rau ngoài chợ thì sẽ nhận được rau và mất đi một khoản tiền tương ứng với giá trị bó rau.
Khi một nền kinh tế có giao thương với bên ngoài thì gọi là nền kinh tế mở. Các hoạt động dòng ra dòng vào được thể hiện trên bảng cán cân thanh toán:
1. Bảng cán cân thanh toán
Bao gồm hai nhóm khoản mục là 1.Tài khoản vãng lai và 2.Tài khoản vốn
Dòng tiền vào mang dấu dương va dòng tiền ra mang dấu âm. Nếu cán cân tổng thể là dương thì gọi là thặng dư thương mại; nếu cán cân tổng thể là âm thì gọi là Thâm hụt thương mại.
Nghiên cứu bảng cán cân thanh toán tại entry về Tỷ giá hối đoái và bài đầu tư P7.
2. Tỷ giá hối đoái trong hệ thống tỷ giá thả nổi.
Trong một thị trường hàng hóa trong nước không thể thiếu tiền; tiền phải được cung một lượng vừa đủ tương xứng với số lượng hàng hóa vật chất cần có. Không có tiền mọi thứ sẽ ngưng trệ.
Khi buôn bán với quốc tế chúng ta phải sử dụng đồng tiền của nước đó hoặc là sử dụng một đồng tiền chung như là đô la Mỹ. Việc trao đổi cần phải có đô la Mỹ, khi xuất khẩu sẽ thu về đô la Mỹ mà khi nhập khẩu thì sẽ mất đi đô la Mỹ. Chúng ta không thể in được đô la mỹ nên phải dự trữ đô la mỹ.
Thị trường ngoại hối cũng giống như thị trường hàng hóa cũng có cung có cầu. Nếu ta coi đô la mỹ là một hàng hóa thì cung đô la mỹ bắt nguồn từ những dòng dương là những khoản làm tăng lượng tiền đô vào nước như xuất khẩu, viện trợ nước ngoài, đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài. Cầu đô la Mỹ xuất phát từ dòng âm như nhập khẩu hàng hóa, trả nợ, …
Giả sử như nhà nước không can thiệp vào tỷ giá mà để tự cung và cầu thị trường quyết định thì cung và cầu sẽ cân bằng tại điểm C.
Giả sử như tỷ giá đang ở điểm G, lúc này cung đô là GD và cầu đô là GE, Lượng đô la thiếu hụt là DE.
Cung ít hơn cầu khiến cho tỷ giá tăng lên vì người mua đô sẵn sàng trả giá cao hơn để có đô la. Người có đô la thấy đô la tăng vì vậy muốn bán ra vì vậy cung tăng từ D tới C, một số người thấy giá đô đắt quá lên từ bỏ ý định mua vì vậy cầu đô la giảm từ E tới C. Cuối cùng thì tỷ giá cân bằng tại C.
Giả sử như tỷ giá đô đang ở điểm F, lúc này cung đô là FB và cầu đô là FA. Do cung dư thừa nên giá đô la có xu hướng giảm, người cung đô giảm mong muốn bán ra từ B tới C, Người mua đô la thấy giá rẻ nên tăng cường mua vào khiến cho lượng cầu đô tăng từ A tới C.
Tỷ giá cân bằng này có thể vô cùng cao khiến cho hàng nhập khẩu vô cùng đắt vì vậy hạn chế nhập khẩu, làm cho hàng hóa Việt nam rẻ tương đối so với hàng nước ngoài vì vậy kích thích xuất khẩu.
Tỷ giá cũng có thể vô cùng thấp khiến cho hàng nhập khẩu vô cùng rẻ vì vậy kích thích nhập khẩu, làm cho hàng hóa Việt Nam tương đối đắt khiến cho hạn chế xuất khẩu.
Khi tỷ giá quá cao thì mặc dù kích thích xuất khẩu nhưng lượng đô la thu về lại ít. Khi tỷ giá quá thấp thì lượng đô la thu về trên một đơn vị hàng hóa nhiều hơn nhưng lại không kích thích được xuất khẩu. Vì vậy để đồng nội tệ quá mạnh cũng không tốt mà quá yếu cũng không tốt. Nhà nước thường sẽ phải kiểm soát tỷ giá.
3. Dịch chuyển của cung và cầu
3.1. Dịch chuyển do sự tăng giá
Giả sử như giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng, ví dụ quần áo. Khi đó tại Mỹ giá áo Việt Nam lúc này đã tăng thêm một khoảng là b. Việc giảm sản lượng là đương nhiên tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu. Cầu càng co dãn thì sản lượng càng giảm.
Nhà xuất khẩu sẽ có thêm một lượng là b đô la tăng thêm trên mỗi cái áo nhưng tổng đô có được tăng hay giảm là phụ thuộc vào sản lượng áo bán được giảm ít hay nhiều. Nếu như sản lượng giảm ít vì cầu rất ít co giãn D1 thì ảnh hưởng của sản lượng giảm không đáng kể so với số đô la thu thêm được vì vậy cung dịch phải tới S1. Ngược lại thì cung sẽ dịch trái tới S2.
Khi cung dịch trái thì làm tỷ giá tăng và khi cung dịch phải sẽ làm tỷ giá giảm.
Ngược lại, khi giá hàng nhập khẩu tăng giá; ví dụ như xe máy honda. Giá tăng làm cho sản lượng Honda bán được giảm. Giảm bao nhiêu phụ thuộc vào độ co dãn của cầu Honda tại Việt Nam.
Việt Nam sẽ mất thêm một lượng là b đô la trên mỗi cái xe máy honda nhập khẩu. Lúc này người tiêu dùng sẽ chuyển sang hàng hóa thay thế (cầu co giãn) hoặc là vẫn mua xe honda bất chấp giá tăng (cầu ít co giãn).
Nếu như sản lượng honda bán được giảm ít thì cầu đô la sẽ dịch phải vì phải cần nhiều đô la hơn để mua. Nếu như sản lượng honda bán được giảm nhiều thì cầu đô la sẽ dịch trái. Cầu dịch phải sẽ làm tỷ giá đô la mỹ tăng và dịch trái sẽ làm tỷ giá đô la mỹ giảm.
Ở đây còn một điểm chưa tính tới là vì Việt nam không sx được xe máy nên nếu như người Việt Nam chuyển sang dùng xe máy Yamaha, Piagio, Suzuki thì vẫn phải cần đô la để mua về vì vậy khả năng cao là cầu đô la dịch phải.
3.2 Dịch chuyển do lạm phát
Sự tăng giá ở phần trên là do bản thân nhà cung cấp muốn tăng lợi nhuận. Trường hợp này là mức giá chung bị tăng.
Đồng tiền pháp định nói chung đều có lạm phát. Tuy nhiên lạm phát của tiền đồng thường lớn hơn lạm phát của tiền đô la Mỹ. Hàng nhập khẩu sản xuất ở nước ngoài nên lúc vào trong VN nó vẫn quy đổi ra một lượng tiền nhất định. Hàng trong nước sản xuất tại Việt Nam vì vậy bị ảnh hưởng bởi lạm phát khiến giá tăng lên. Lúc này giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với hàng trong nước làm tăng cầu hàng hóa nước ngoài -> Làm tăng cầu tiền, cầu tiền đô la Mỹ dịch phải.
Mặt khác hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ sẽ trở nên đắt hơn vì vậy làm giảm sản lượng xuất khẩu kéo theo Cung đô la mỹ giảm. Đường cung dịch trái.
Kết quả của cầu dịch phải và cung dịch trái là tỷ giá tăng từ E lên E1.
3.3.Dịch chuyển do sự vận động của luồng vốn quốc tế
Nhà đầu tư có tiền giờ họ không những có thể đầu tư trong nước mà có thể đầu tư ra cả nước ngoài thông qua đầu tư gián tiếp hay trực tiếp. Nếu người Việt Nam muốn đầu tư ở nước ngoài thì anh ta phải chuyển tiền VNĐ sang USD để đầu tư, điều này làm cầu tăng, đường cầu dịch phải. Nếu người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ làm đường cung đô la dịch sang phải.
Do việc dòng vào và dòng ra thường khó kiểm soát vì phụ thuộc vào kỳ vọng của nhà đầu tư nên việc kiểm soát khó khăn. Đây chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng ở các nước châu á năm 1998. Khi luồng vốn bị rút quá nhanh ra khỏi thái lan khiến cho đường cung dịch trái, tỷ giá tăng, đồng bạt mất giá. Đồng bạt càng mất giá thì sự tháo chạy càng nhanh, lây lan sang các nước châu á khác.
Về mặt lý thuyết để xử lý tình huống này thì chính phủ phải bù vào số cung bị thiếu hụt thông qua việc cung tiền đô ra ngoài thị trường nhưng có lẽ dự trữ đô la không đủ hoặc phản ứng không kịp thời.
3.4. Dịch chuyển do đầu cơ
Nếu như người Việt Nam tin rằng đô la mỹ sẽ tăng trong tương lai họ sẽ chuyển tài sản của họ sang đô Mỹ. Điều này làm cho cầu đô la Mỹ tăng, đường cầu dịch phải. Kết quả là tỷ giá đúng là tăng thật.
Chính phủ Việt Nam leo đô la Mỹ ở khoảng 21.200 đ/usd + giao động. Nếu như có một cú sốc cung lam đường cung dịch trái hay có một cú sốc cầu làm đường cầu dịch phải thì nhiệm vụ của chính phủ là phải tăng cung tiền đô thông qua:
– Bán đô la mỹ ra (điều này làm giảm dự trữ ngoại tệ) hoặc là
– Thông báo sẽ bán ra đô la thật nhiều trong tương lai (nhưng thực tế là không bán), điều này làm cho các nhà đầu cơ tin tưởng rằng trong tương lai tỷ giá đô sẽ giảm vì vậy họ tăng cường bán ra, cung đô dịch phải mà nhà nước không mất một đồng dự trữ nào.
Khi chính phủ thấy không thể giữ được tỷ giá được nữa do dự trữ hết hoặc NĐT vẫn tin là tỷ giá sẽ tăng thì NHNN buộc phải tăng tỷ giá cố định lên ,việc này gọi là phá giá đồng nội tệ. Hoặc chính phủ có thể tác động vào phía cầu khi tăng các rào cản thuế quan khiến cho hàng nhập khẩu kém cạnh tranh hơn, đường cầu dịch trái.
4. Dự trữ ngoại tệ
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang điều chỉnh tỷ giá theo hình thức thức thả nổi có kiểm soát. Có nghĩa là quy định một tỷ giá sau đó cho phép dao động quanh một biện độ xác định. Ví dụ quy định của tỷ giá trên trang của ngân hàng NN VN hôm nay 25/4 như sau:
– Tỷ giá bình quân liên ngân hàng: 1 USD = 21.036 đ
– Tỷ giá giao dịch của NHTM : Mua 1 USD = 21.090; Bán: 21.130
Ở đây có hai hình thức hoặc là NHNN quy định như vậy bắt buộc các giao dịch chính thức phải theo tỷ giá này; mặc kệ cung cầu hoặc NHNN phải điều chỉnh theo cung cầu của thị trường. Trước đây khi NHNN làm theo cách 1 thì xuất hiện thị trường chợ đen, nay vì tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen không chênh lệch nhiều do NHNN thực hiện một số biện pháp sau:
– Thỉnh thoảng ta thấy thống đốc đăng đàn và tuyên bố là tỷ giá từ nay tới cuối năm dao động không quá 2% hay 3%. Sau đó NHNN sẽ thực hiện một số thao tác khiến cho thị trường tin tưởng là thật. Lúc này thì bên cung thấy giữ đô la không ích lợi gì nên chuyển sang tiền VNĐ; những người cần đô la cũng không vội tích góp đô la.
– Lãi suất tiền gửi đô la bao giờ cũng thấp hơn lãi suất tiền gửi bằng VNĐ. Ví dụ hôm nay lãi suất gửi VNĐ có kỳ hạn là 5,5% trong khi USD là 1%. Nếu như từ nay tới cuối năm những người đang giữ đô thấy rằng tỷ giá sẽ không tăng quá 4% thì chắc chắn người ta sẽ chuyển tiền USD sang VNĐ và gửi VNĐ vào ngân hàng.
– Cấm mọi giao dịch bằng USD: điều này làm cho tính lỏng của USD giảm hẳn; muốn tiêu tiền thì phải chuyển USD sang VNĐ, gây bất tiện cho người giữ. Điều này cũng đang áp dụng cho vàng.
– Quá nửa xuất khẩu của Việt Nam là từ các tổng công ty nhà nước; đây là nguồn cung đô rất lớn cho thị trường. Năm 2010, NHNN đã phải yêu cầu các tổng công ty bán USD cho ngân hàng, nhờ có nguồn cung này mà tỷ giá đã ổn định trở lại.
– Thông thường một khoản dự trữ ngoại tệ an toàn là tương ứng với 14 tuần nhập khẩu. NHNN sẽ bán đô ra để tăng cung khi tỷ giá tăng và mua đô la vào để tăng cầu khi tỷ giá giảm.
Chúng ta thấy rằng người dân cần đô la với hai mục đích chính 1. Để phục vụ nhập khẩu và 2.Để đầu cơ. Vấn đề chính yếu của NHNN là làm sao ổn định được tâm lý của lực lượng cung và lực lượng cầu. Bất cứ một tin thất thiệt nào cũng có thể ảnh hưởng tới hai lực lượng này khiến cho thị trường diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên nếu mọi thứ ổn định thì làm sao kiếm được tiền nhanh? Đó là lý do mà sinh ra tổ lái; các tài sản càng biến động mạnh thì việc kiếm chác từ nó càng cao. Nghiên cứu bài Đầu tư trên thị trường ngoại hối
[…] Kinh tế học (P31: Thị trường ngoại hối) 23/04/2014 […]
Dear Anh,
Gần đây em đi làm thấy đồng lương ít ỏi nên khá là quan tâm vào các kênh đầu tư khác. Cụ thể là vào thời điểm các cú sóc kinh tế, người ta lại hay nhảy qua kênh này hay kênh khác. Mà em thì chưa biết cách gia nhập …
Em cũng mới đọc 1 bài nghiên cứu khá hay về mối quan hệ giữa các kênh đầu tư: Nguồn : http://www.vjol.info/index.php/JSTD/article/viewFile/16801/15059
Tuy nhiên em không hiểu ở các khía cạnh sau:
1. Lạm phát và thị trường chứng khoán có mối liên hệ ngược chiều:
Lạm phát là sự tăng giá chung của nền kinh tế, là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang “nóng”, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững, trong khi thị trường chứng khoán thể hiện sức khoẻ của nền kinh tế. Cụ thể hơn,em xem xét khía cạnh tạo nên lạm phát từ chính sách cung tiền:
2. Cung tiền và thị trường chứng khoán có mối quan hệ đồng biến: Cung tiền tăng, lãi suất giảm ( lãi suất cho vay giảm) => tiết kiệm ngân hàng, giữ tiền mặt kém hấp dẫn => chuyển qua các kênh đầu tư khác như đầu tư vàng, chứng khoán ngoại hối ( kích thích đầu tư) => thị trường chứng khoán nóng hơn, hấp dẫn hơn.
Thế nhưng khi cung tiền tăng cao, lạm phát sẽ tăng cao, như mục 1 lại nghịch biến.
a. Em cảm thấy nó hơi nghịch lý? Phải chăng do thời gian chuyển giao không rõ ràng?
b. Hầu như các kênh đầu tư hấp dẫn hay không đều xuất phát từ lãi suất?
c. Em vẫn chưa có cái nhìn sâu sắc cho các vấn đề này? Trong bài nghiên cứu đó còn đề cập cả tỷ giá nữa? Hy vọng với kiến thức của Anh, có thể viết 1 bài về chủ đề này để những đứa học kinh tế như em đỡ phải thấy mập mờ kiến thức.
anh đã viết loạt bài về chủ đề Thông minh tài chính https://chienluocsong.com/?s=th%C3%B4ng+minh+t%C3%A0i+ch%C3%ADnh em tham khảo.
em nguong mo anh qua. 2 mon nay em dang lo ko biet thi the nao day hic..hic
Chuyển sang tự học trình độ cao học, không đi học chính quy nữa em ạ 😛