Chiến lược đầu tư P7 (Thị trường ngoại hối)

0
4119

Thị trường ngoại hối là nơi người ta mua bán tiền. Chúng ta có thể kinh doanh tiền, cách thức cơ bản như sau:

1. Dùng đồng tiền yếu mua đồng tiền mạnh: giả định về tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền thay đổi lớn hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi

B1: Tôi vay 100 VNĐ với lãi suất 1% tháng

B2: Tôi mua USD với tỷ giá 20đ/usd được 5 USD.

B3: 1 tháng sau USD tăng giá lên 22đ/usd (cũng có nghĩa là VNĐ mất giá đi 10%.)

B4: Tôi bán 5 USD đi thu về 110 VNĐ.

B5: Tôi trả ngân hàng 101 đ và có trong tay 9 đ. 9 đ này chính là lãi.

Cách này ta sử dụng khi ta giả định là một đồng tiền nào đó đang được định giá cao hơn giá trị thực và có xu thế sẽ được điều chỉnh trong tương lai.

2. Chênh lệch lãi suất: Giả định lãi suất tiền gửi giữa các nước lớn hơn sự thay đổi của tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước đó

VD với lãi suất tiền gửi USD ở VN là 0,3 %/ tháng; ở Mỹ là 0,01%/ tháng

B1: Tôi có người thân ở Mỹ. Họ vay 5 USD với lãi suất 0,1% năm

B2: họ chuyển về cho tôi dưới dạng kiều hối

B3: tôi gửi USD đó vào ngân hàng để ăn lãi chênh lệch 2,9% năm. Hoặc

– Tôi bán 5 USD đó ở thị trường chợ đen để thu về 100 đ. Tôi gửi 100 đ đó vào NH trong 1 năm với lãi suất 8%/năm. Sau 1 năm tôi được 108 đ và dùng nó để mua được  5,4 USD

B4: Tôi trả cho người thân 5,01 USD và ăn lãi 3,9 USD.

Ở đây chúng ta sẽ thấy rằng vốn vay ODA là lãi suất thấp với ta chứ vẫn cao so với bên cho vay. Nhiều nước lãi suất tiền gửi còn về tới 0%.

3. Tăng giá của tài sản: giả định rằng sự tăng giá của tài sản có tốc độ cao hơn lãi suất tiền gửi.

B1: Tôi vay ngân hàng 100 đ và mua một ngôi nhà, dùng chính ngôi nhà đó để làm thế chấp với lãi suất 2%/ tháng

B2: Sau 1 tháng, ngôi nhà đó tăng giá lên 120 đ. Tôi bán ngôi nhà đó lấy 120đ, trả 102 đ cho ngân hàng tôi thu lãi 18 đ.

Tương tự với các tài sản khác như vàng, cổ phiếu…

Cách thức này sử dụng phổ biến trong giai đoạn nhà đất bị thổi bong bóng. Có những nhà đầu tư đã tay không bắt giặc nhưng cũng có những nhà đầu tư ngồi trên đống nợ khi mua tại thời điểm giá cao và bán ở thời điểm giá thấp.

Tất nhiên cách này sẽ gặp rủi ro về tăng tỷ giá vì bản thân trong nước VN thì lãi gửi VNĐ là 8% và gửi USD chỉ có 2%; độ chênh 6% này chính là kỳ vọng mất giá của VNĐ trước USD. Cũng tương tự như cách 1 sẽ gặp rủi do là Tỷ giá không tăng.

Giá trị của một  đồng tiền này so với một đồng tiền khác phụ thuộc rất lớn vào cán cân thanh toán của một quốc gia. VNĐ mất giá trước USD đơn giản là do cung tiền VNĐ tăng nhanh hơn khả năng cung USD. Chúng ta nghiên cứu về dòng chảy của đồng tiền để hiểu hơn:

Tiền giấy là phương tiện trao đổi giúp cho việc trao đổi hàng hóa được dễ dàng hơn. Người ta chỉ tích vàng chứ không ai tích tiền giấy, tiền giấy không bao giờ ở trong két trừ khi người ta biết rằng sức mua của nó sẽ tăng lên chứ không phải giảm đi.

Vì vậy tiền bắt đầu từ một nơi qua tay người này tới tay người khác và cuối cùng quay về nơi nó được tạo ra.

Đồng tiền nói chung là sẽ giảm sức mua theo thời gian bởi lạm phát do cung tiền.

1. Cung tiền

Các định nghĩa về tiền ta đã bàn tới. Tiền bao gồm tiền vật chất và tiền phi vật chất. Tiền phi vật chất là tiền chỉ là các con số trên sổ sách. Tổng tiền M2 luôn lớn hơn rất nhiều so với M0.

cung tien

2. Đường đi của tiền

Sơ đồ dưới là tóm tắt đường đi của tiền. Màu xanh là tiền USD; màu đỏ là VNĐ

dong tien dungiso

Lược đồ này loại bỏ các khâu trung gian như các công ty thương mại, các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, đơn vị nhập khẩu, đơn vị xuất khẩu.

Đầu tiên xuất phát từ nơi tạo ra hàng hóa là một công ty sản xuất. Công ty này dùng VNĐ để trả tiền mua nguyên vật liệu, trả lương, trả cổ tức. Khi có hàng hóa, DN này một phần xuất khẩu để thu về USD và một phần bán trong nước thu về VNĐ.

DN phải trả ở đầu vào là VNĐ nên DN sẽ bán USD thu được từ hàng xuất khẩu cho NHTM để chuyển sang VNĐ. NHTM khi có được USD một phần sẽ bán cho công ty nhập khẩu để thu về VNĐ. Một phần sẽ bán cho NHTW để thu về VNĐ.

NHTW mua USD nhờ vậy cấp bù số VNĐ bị thiếu hụt của NHTM do dùng VNĐ mua USD.

NHTW lấy đâu ra VNĐ để mua USD?:

– Một phần là do NHTW bán USD cho NHTM để thu về VNĐ

– Bán trái phiếu chính phủ để thu về VNĐ

– In VNĐ.

Đối với VN thì do tổng vào ít hơn tổng ra (nhập siêu) nên chúng ta luôn phải đối mặt với thiếu hụt USD khiến cho chúng ta luôn phải đối mặt với việc tăng tỷ giá, hay VNĐ mất giá so với USD.

Đối với TQ do tổng vào lớn hơn tổng ra nên TQ có thể in thêm nhiều Nhân dân tệ để không làm tăng giá nhân dân tệ trước USD. Ngược lại với VN thì luôn lo VNĐ mất giá, Trung quốc luôn lo Nhân dân tệ tăng giá vì nếu tăng giá sẽ không có lợi cho xuất khẩu. (tham khảo entry Tiền P4)

Người lao động trong sơ đồ này đi làm kiếm tiền lương và tiêu dùng vào hàng hóa, số còn lại gửi tiết kiệm. Lạm phát thì làm giảm sức mua đồng tiền mà giảm phát thì lại giảm lương. Vì vậy người dân cơ bản là kiểu gì cũng thiệt.

Nếu như giá trị của đồng tiền này so với một đồng tiền khác phụ thuộc vào cung cầu thì so sánh giữa nhiều đồng tiền với nhau như thế nào? Rất đơn giản, muốn so sánh giá trị các loại tiền với nhau ta phải cùng so sánh nó với một tài sản cố định. Thông thường trung gian để mang ra để so sánh chính là vàng.

(Entry sau: Cung cầu vàng)

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here