Mô hình cung cầu và trạng thái cân bằng trên các thị trường:
1. Mô hình cung cầu vốn (Cân bằng trên thị trường vốn)
– Cung vốn vay đầu tư xuất phát từ tiết kiệm trong đó I= (Y-T-C) + (T-G)
– Cầu vốn vay đầu tư xuất phát từ kỳ vọng của các nhà đầu tư
– Cung cầu cân bằng tại lãi suất thực tế
2. Mô hình cung cầu tiền ( Cân bằng trên thị trường tiền tệ)
– Cung tiền là đường thẳng song song với lãi suất vì chính phủ độc quyền cung tiền.
– Cầu tiền cũng giống như cầu một hàng hóa thông thường. Người ta cần tiền để 1.Giao dịch 2.Dự phòng và 3.Đầu cơ
– Cung cầu tiền cân bằng tại lãi suất danh nghĩa (chú ý cung cầu vốn cân bằng tại lãi suất thực tế)
3. Mô hình cung cầu lao động (Cân bằng trên thị trường lao động)
– Cung lao động phụ thuộc vào số người trong độ tuổi lao động từ 15 tới tuổi về hưu.
– Cầu lao động phụ thuộc vào đầu tư của DN ( vì Labour là một trong 4 yếu tố K,L,R,T)
– Cung cầu cân bằng ở mức lương
4. Tổng cung – Tổng cầu (Cân bằng trên thị trường hàng hóa)
– Tổng cung trong dài hạn không phụ thuộc vào giá nên là đường thẳng đứng. Nó thể hiện mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.
– Tổng cung trong ngắn hạn: là lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường tại các mức giá khác nhau.
– Tổng cầu: là lượng hàng hóa được tạo ra trong phạm vi một quốc gia mà các tác nhân kinh tế muốn và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau ( chính là GDP).
– Điểm A là giao của tổng cung ngắn hạn và tổng cầu; nếu A nằm trên đường Tổng cung dài hạn thì có nghĩa là nền kinh tế đang sản xuất đúng bằng tiềm năng. Nếu A dịch sang phải thì nền kinh tế phát triển nóng, thất nghiệp giảm nhưng lạm phát tăng. Nếu A dịch sang trái thì nền kinh tế sx dưới mức tiềm năng khiến cho thất nghiệp tăng.
5. Sản lượng cân bằng dưới góc độ chi tiêu (Cân bằng trên thị trường hàng hóa)
– Tổng chi tiêu Ae = Tổng sản lượng Y nên giao của AE với đường thẳng qua gốc tọa độ 45 độ là điểm sản lượng cân bằng.
– AE phụ thuộc hành vi tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, chính phủ, người nước ngoài.
– Thị trường hàng hóa cân bằng khi Chi tiêu đúng bằng tiết kiệm.
6. Mô hình nền kinh tế giản đơn
– là mô hình chỉ có người dân và doanh nghiệp không có chính phủ và xuất nhập khẩu. Tổng chi tiêu AE = C + I.
– Đầu tư I ít phụ thuộc vào thu nhập quốc dân hiện tại vì vậy nó là đường thẳng song song với trục hoành.
– Thị trường hàng hóa cân bằng khi tiết kiệm theo kế hoạch bằng đầu tư theo kế hoạch: Y-C=I
– Số nhân: khi đầu tư tăng hay giảm sẽ kéo theo thu nhập/sản lượng tăng giảm gấp nhiều lần do vòng lặp: Tăng đầu tư 1 tỷ -> thu nhập tăng 1 tỷ -> chi tiêu tăng 0,9 tỷ -> đầu tư tăng 0,9 tỷ -> Thu nhập tăng 0,9 tỷ -> …..
7. Mô hình nền kinh tế đóng
– Nền kinh tế đơn giản có thêm chính phủ: Y = C + I + G
– Thu nhập của chính phủ là thuế, thuế lại lấy từ thu nhập của hộ gia đình. Vì vậy thu nhập khả dụng của người tiêu dùng sẽ còn là Yd = Y – T; ví dụ nếu thuế t=10% thì Yd= 0,9Y
C= a + MPC.Yd => AE = a + MPC.Yd + I + G
trang thái cân bằng là khi AE=Y => Y = a + MPC.0,9Y + I + G
-> Y (1-MPC.0,9) = a + I + G
và Số nhân chi tiêu
8. Mô hình nền kinh tế mở
AE = C + I + G + X – IM
Trong đó: người tiêu dùng sẽ phân chia thu nhập của họ ra để mua hàng nước ngoài; IM = MPM.Y trong đó MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên là nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập tăng thêm 1 đơn vị.
Xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài mà không phụ thuộc vào thu nhập Y trong nước
(Trong công thức này tôi giả định thuế bằng 10% nên thu nhập khả dụng sẽ bằng 0,9.Y để cho dễ hiểu tác động của thuế)
AE = a + MPC.0,9.Y + I + G + X-MPM.Y
Trạng thái cân bằng AE=Y => Y = a + MPC.0,9.Y + I + G + X-MPM.Y
Y – MPC.0,9.Y + MPM.Y = a + I + G + X
-> và số nhân là
9. Thị trường ngoại hối
Tỷ giá trên thị trường được điều chỉnh bằng lực lượng cung và cầu dưới sự điều tiết của chính phủ
Chúng ta thấy rằng khi có một biến động trên thị trường hàng hóa thì về nguyên tắc cũng sẽ ảnh hưởng tới các thị trường còn lại ở các cấp độ khác nhau.
Ví dụ khi hàng nhập khẩu tăng giá thì cầu về hàng hóa đó sẽ giảm kéo theo cầu hàng hóa bổ sung sẽ giảm, cầu hàng hóa thay thế hàng hóa đó sẽ tăng, cầu tiền USD sẽ giảm, tỷ giá USD sẽ giảm, nhập khẩu hàng hóa nói chung sẽ tăng, xuất khẩu hàng hóa nói chung sẽ giảm. Tóm lại đều có ảnh hưởng tới nhau.
Rất dễ hiểu