1. Chiến lược kinh doanh cấp Doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược SBU
Một SBU là một cặp Sản phẩm – Thị trường mà trong đó có cách thức tổ chức, thực hiện tương đối độc lập. Ví dụ như Sữa cho trẻ em – Trẻ em, Sữa cho người già – Người già,..
Một Doanh nghiệp có thể có nhiều SBU hoặc chỉ có một SBU và mỗi SBU này ở những vị thế khác nhau.
Đối tượng của Chiến lược cấp DN là SBU theo hướng tạo mới, bỏ bớt, tăng đầu tư, giảm đầu tư…
2. Chiến lược cấp SBU
Chiến lược theo Michael Porter: có 3 loại 1. Dẫn đầu về chi phí; 2. Dẫn đầu về khác biệt hóa; 3. Tập trung hóa. Kế hợp lại thành ma trận như sau:
Chiến lược theo vị thế của Doanh nghiệp: Trên thị trường có 4 nhóm vị thế 1. Vị thế dẫn đầu; 2.Vị thế thách thức 3.Vị thế đi sau; 4. Đang đi tìm chỗ đứng trên thị trường.
Chiến lược theo vòng đời của ngành: Ngành có tăng trưởng và cũng có suy thoái vì vậy tại mỗi giai đoạn phải có chiến lược khác nhau
Là điểm mạnh của DN có được so với đối thủ, nhờ đó giúp cho DN có khả năng cạnh tranh cao.
5. Các bước xây dựng chiến lược
B1: Khảo sát môi trường bên trong và bên ngoài
B2: Xây dựng các phương án và phân tích
B3: Lựa chọn chiến lược
6. Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích môi trường ngành bằng mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Phân tích và dự báo môi trường vĩ mô bằng phân tích PEST
7. Phân tích và dự báo môi trường bên trong
Để tránh bị bỏ sót người ta theo cách tiếp cận theo nguồn lực, theo chức năng của DN, theo lĩnh vực quản trị, theo chuỗi giá trị, theo năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của DN
8. Phân tích chiến lược cấp DN
9. Định hướng chiến lược (ma trận SWOT)
Sau khi đã có một danh sách các lựa chọn ta phải ra quyết định sẽ thực hiện theo chiến lược nào, vào lúc nào
Ma trận lựa chọn chiến lược Michael Porter
Ma trận lựa chọn chiến lược MC Kinsey
11. Hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài
12. Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài
Bạn quả là một người có tâm, thật tuyệt! cảm ơn bạn thật nhiều! Cho đi là còn mãi ! Chúc bạn luôn thuận lợi và thành công!
cảm ơn bạn 🙂
Kính gửi: anh Dũng,
Em cảm ơn anh về bài viết rất chất lượng, anh Dũng cho em xin phép hỏi 2 ý sau ạ:
1. Trong mô hình cạnh tranh của Porter, với quy mô cạnh tranh là nhỏ và lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp thì mình chọn lựa chiến lược là trọng tâm vào chi phí thấp ở 1 phân khúc. Đối với trường hợp quy mô cạnh tranh nhỏ và lợi thế cạnh tranh là tính khác biệt thì chọn chiến lược là trọng tâm vào tính khác biệt của sản phẩm. Anh Dũng có thể giải thích cụ thể hơn và cho ví dụ mình họa về 2 trường hợp này được không ạ.
2. Thôn tính theo chiều dọc và thôn tính theo chiều ngang là như thế nào ạ, ví dụ mình họa.
Em xin cảm ơn anh. Chúc anh mạnh khỏe và thành công.
Dear em;
anh có khá nhiều bài viết về chủ đề này:
Câu hỏi 1:
https://chienluocsong.com/chien-luoc-dai-duong-xanh-p1-tong-quan-ve-cac-loai-chien-luoc/
Câu hỏi 2:
Mỗi sản phẩm tới tay người tiêu dùng đều trải qua nhiều doanh nghiệp gọi là chuỗi giá trị của sản phẩm. Chuỗi này có thể bao gồm rất nhiều doanh nghiệp như : DN cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp sản xuất chế biến, doanh nghiệp phân phối. Nếu một doanh nghiệp trong chuỗi mua/sát nhập doanh nghiệp phía trước hay phía sau nó gọi là thôn tính theo chiều dọc. Nếu nó mua/sát nhập doanh nghiệp ngang hàng với nó gọi là thôn tính theo chiều ngang.
Ví dụ:
– Một doanh nghiệp chế biến cafe hòa tan mua nguyên vật liệu ở đầu vào từ một doanh nghiệp trồng cafe. Sau khi chế biến họ bán cafe tới người tiêu dùng thông qua doanh nghiệp phân phối. Nếu nó mua doanh nghiệp trồng cafe hay mua doanh nghiệp phân phối thì gọi là thôn tính chiều dọc. Nếu nó mua một DN chế biến khác với mục đích để mở rộng sản lượng thì gọi là thôn tính chiều ngang.
VD
Em cảm ơn anh ạ. Câu trả lời của anh rất dễ hiểu và đầy tâm huyết. Một lần nữa em chúc anh mạnh khỏe và thành công.
Vũ thật sự cảm ơn anh rất nhiều về sự chia sẽ tri thức thầm lặng, nhưng quá nhiệt tình & tuyệt vời của anh Dũng. Thank you so much !
Chúc gia dinh và anh Dũng nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc tròn đầy.
PQVu
cảm ơn em.
loạn chiến lược 🙂 nhưng công nhận hay anh ơi .
giá mà anh để link của phần sau ở cuối mỗi bài thì hay quá
Thank for your sharing
Một tiêu đề là một link tới entry tương ứng em ạ.
Anh cho em hỏi ! em đang làm giải pháp chiến lược của công ty trang sức PNJ nó có nhiều mảng như: trang sức vàng,bạc, đá quý,cưới…em muốn gộp nó chung lại thành 1SBU được không anh ? tại mấy cái mảng đó theo em kiếm cũng không đủ tiêu chí nhưng em không chắc. 2)Nếu công ty chỉ có 1SBU thì không cần phải làm chiến lược SBU phải không anh, chỉ cần làm chiến lược DN và chức năng là được rồi phải không anh ? 3) khi làm chiến lược DN là có liên quan đến các phòng ban:Mar, nhân sự, và khi làm chiến lược chức năng lại phải làm thêm một lần nữa ở cấp chức năng, em thấy hơi rối 4)Khi làm chiến lược doanh nghiệp và chức năng là chiến lược dài hạn phải không anh ?
5) Anh có thể cho em bài mẫu được không anh, Cảm ơn anh rát nhiều
Dear em,
Câu hỏi 2 của em: Nếu DN chỉ có 1 đơn vị kinh doanh SBU thì đương nhiên là trùng nhau. Sở dĩ người ta có khái niệm SBU vì mặc dù các SBU là độc lập nhau về hàng hóa, đối tượng khách hàng,….nhưng lại cùng một chủ sở hữu là doanh nghiệp. Mà một DN lại có nguồn lực hữu hạn vì vậy sẽ phải xây dựng chiến lược mỗi SBU trên tổng thể các SBU.
Câu hỏi 1: Người ta phân ra thành các SBU chỉ khi các SBU này độc lập tương đối với nhau về đầu vào, đầu ra, hoạt động bên trong. Nếu theo đầu bài của em thì vàng trang sức, bạc, đá quý đương nhiên là trùng nhau về nhóm khách hàng đầu ra vì vậy nên gộp chung vào.
Câu hỏi 3: Cũng không rối lắm đâu. Em hiểu vắn tắt thế này Doanh nghiệp có một mục tiêu là X, để đạt tới X doanh nghiệp xây dựng chiến lược đi tới đó. Trong chiến lược này mỗi phòng ban sẽ phải đạt các mục tiêu nhỏ x1, x2, x3,….Các phòng ban này để đạt tới mục tiêu x1,x2,x3,.. này thì phải xây dựng chiến lược để tới nó. Nếu các phòng ban đạt tới x1,x2,x3 thì DN sẽ đạt tới mục tiêu X. Trong quá trình thực hiện DN luôn phải review lại chiến lược doanh nghiệp nhằm điều chỉnh lại các chiến lược chức năng cho phù hợp.
Câu hỏi 4: Chiến lược là cách để chúng ta đi tới một mục tiêu nào đó. Mục tiêu đó có thể là 1 năm, 3 năm, 5 năm,….Để phân biệt thường người ta dùng Chiến lược ngắn hạn, chiến lược trung hạn, chiến lược dài hạn. Còn thế nào là dài, thế nào là ngắn còn tùy thuộc vào mỗi ngành. 5 năm đối với một công ty chế biến thực phẩm là dài nhưng có thể là ngắn đối với một DN ngành xây dựng.
Khó khăn khi làm chiến lược là em khó có thể bắt chước được ai vì mỗi một DN có điểm yếu, điểm mạnh khác nhau. Chưa kể đã là chiến lược thì phải bí mật. Nên nói chung là tự lực cánh sinh thôi em ạ, theo lý thuyết mà làm. Trên blog này em search thì rất nhiều bài viết về chủ đề này.
Chúc em viết tốt.
anh V.D
Cảm ơn anh rất nhiều !!!
Cho em hỏi thêm cái số 3 Chiến lược Doanh nghiệp của em là phát triển sản phẩm và để làm điều này thì cần đến bộ phận:nhân sự, Mar, tài chính….nhưng chiến lược cấp chức năng của em là Mar và cái này cũng cần đến cái bộ phận khác như Mar, tài chính. Vậy mỗi phòng ban phải thực hiện hai nhiệm vụ song song, một nhiệm vụ chiến lược của Doanh nghiệp và một là chiến lược bộ phận cấp chức năng ? trình bày thì đầu tiên chiến lược cấp doanh nghiệp rồi tới cấp chức năng ạ ? em nghe nói phải trình bày chiến lược Mar đầu tiên vì nó là cái xác định khách hàng….anh có thể nói cụ thể cho em về cái này không ạ ? Và nếu cái nhiệm công ty đối nghịch với cái chức năng thì có cách nào để dung hòa không anh. Cảm ơn anh rất nhiều !!!
Dear em;
Câu hỏi của em thực sự khó. Khi làm chuỗi entry này anh cũng thấy khá rối ở điểm này. Rối là vì ở VN thực tế chúng ta hầu hết đều là DN nhỏ vì vậy chỉ có 1 SBU trong khi lý thuyết lại áp dụng cho DN nhiều SBU. Rất dễ lẫn ở chiến lược cấp DN và chiến lược cấp SBU. Chúng ta ví dụ ở trường hợp thường gặp là DN có 1 SBU:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng trong đó tìm hiểu về cơ hội thách thức bên ngoài và điểm mạnh điểm yếu bên trong.
Bước 2: Định hướng chiến lược dựa trên ma trận SWOT. Kết quả của phân tích này cho ta định hướng chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Bước 3: Đặt mục tiêu dài hạn theo tiêu chí SMART
Bước 4: Xây dựng chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Bước 5: Các phòng ban xác định mục tiêu tương ứng với chiến lược DN sau đó xây dựng chiến lược tương ứng.
DN nào cũng sẽ có 3 chiến lược chính là chiến lược marketing, chiến lược tài chính và chiến lược nguồn nhân lực. Bản chất của chiến lược chức năng là làm rõ con đường mà phòng ban đó sẽ đi để thực hiện các mục tiêu mà DN giao xuống. Trong khi đó chiến lược DN lại làm rõ con đường mà DN sẽ đi để đạt tới mục tiêu của DN. Như vậy chiến lược DN là chưa phân tới phòng ban nào cụ thể cả, nếu chỉ dừng ở đó thì sẽ không thể thực hiện được vì các phòng ban sẽ chẳng biết phải làm gì.
Ví dụ như Doanh nghiệp đặt mục tiêu là tới 2020 doanh số phải tăng trưởng 200%. Để đạt tới mục tiêu này DN sẽ theo đuổi chiến lược chi phí thấp nhờ vào lợi thế là có được nguồn nguyên liệu giá rẻ. Để phục vụ cho chiến lược này DN sẽ phải tuyển thêm 100 người mới, đào tạo lại cho 100 người cũ, huy động vốn được 100 tỷ, mở rộng thị trường ra nước ngoài, nghiên cứu cắt giảm chi phí sản xuất đi 10%,….Đó chính là các mục tiêu chức năng mà sẽ có phòng ban đó chịu trách nhiệm.
Trong quá trình thực hiện sẽ có sự đan xen như em nói nhưng sẽ luôn chỉ có một phòng ban chịu trách nhiệm chính cho một mục tiêu chức năng nào đó. Đối với các mục tiêu thuộc phòng khác nó sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Để làm rõ được điều này DN sẽ phải vẽ ra chuỗi giá trị của DN trong đó đầu ra của phòng ban này là đầu vào của phòng ban khác.
Marketing thực chất rất rộng. Không có phòng ban nào có thể kham hết cả các công việc của Marketing. Thường sẽ chỉ có 3 hình thức sau:
1. Không có phòng Marketing: các công việc của marketing phân vào các phòng ban cụ thể.
2. Có phòng Marketing nhưng chỉ làm các công việc về quảng cáo, khuyến mại
3. Có phòng Marketing. Phòng này nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm, định giá, …Nhưng nó chỉ xây dựng và kiểm soát; còn thực hiện là do các phòng ban khác.
Như vậy nếu DN muốn dựa vào cơ cấu tổ chức hiện hành để thực hiện chiến lược thì còn tùy thuộc vào cơ cấu đó như thế nào. Nếu DN thay đổi cơ cấu tổ chức theo chiến lược đã xây dựng thì phải xem quy mô hiện tại nên theo hình thức tổ chức phòng marketing như thế nào vì hình thức nào cũng có ưu nhược điểm của nó.
anh V.D
Cảm ơn anh rất nhiều ! cho em hỏi thêm câu nữa tại em làm nhóm mà phần này em chịu trách nhiệm ^^,với cl phát triển sản phẩm mục tiêu dài hạn của em là tăng gấp đôi doanh thu trong 4 năm tới(dt hiện tại:300 triệu usd) nhưng với tốc độ tăng trưởng dự báo của công ty là 15% thì phải mất tới 5 năm, em muốn hỏi là đặt mục tiêu 5 năm thì có cần thiết không anh tại nguồn lực và tốc độ tăng trưởng giúp làm điều đó và đặc biệt nó không giúp doanh nghiệp tạo sự đột phá với đối thủ ?nhưng làm 5 năm thì em không biết làm sao. Cảm ơn rất nhiều ạ !!!
Dear em,
Năng lực cạnh tranh của DN là khả năng duy trì và tăng trưởng thị phần. Khách hàng hôm nay mua hàng của em nhưng ngày mai có thể mua hàng của cty đối thủ. Nếu như tăng trường ngành của em là 15% thì khả năng duy trì tăng trưởng của cty là 15% là khả thi. Nếu như tăng trưởng của ngành < 15% mà DN muốn tăng trưởng 15% thì sẽ phải cố gắng. Nếu như tăng trưởng ngành vài phần trăm thậm chí âm thì tăng trưởng 15% là thực sự khó khăn. Nếu cty đã dự báo tăng trưởng là 15% thì có nghĩa rằng cty có thể đã phân tích các yếu tố trong ngoài rồi. Muốn vượt qua con số 15% không phải đơn giản. Nếu em là sinh viên thực tập, tốt nhất em đặt mục tiêu như của DN, là tăng trưởng 15% trong 5 năm liên tiếp. Nói là dự báo nhưng đó chính là mục tiêu của DN, và phải phấn đấu để đạt được. VD
Cảm ơn anh rất nhiều !!!
Em chưa có điều kiện học về MBA, chỉ có đi học lóm và học giùm sếp, nhưng đọc những bài viết của anh về môn Quản trị chiến lượng cũng như Kinh tế học…chắc em phải suy nghĩ là không nên học nữa. Cứ bám theo bài viết của Anh + Nghiên cứu sách để luyện nội công là được rồi. …
Chúc anh và gia đình nhiều sức khỏe. Mong anh vẫn viết đều đều như thế này!
đúng rồi; nếu như khả năng tự học của em tốt thì cứ tự học là chuẩn. Tiết kiệm chi phí, ngồi lớp và đi lại.