Quản trị chiến lược (P10: Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài)

0
13187
5/5 - (4 votes)

Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài căn bản dựa trên hai yếu tố:

– Áp lực giảm chi phí

– Áp lực đáp ứng nhu cầu địa phương

DN khi bán sản phẩm của mình vào thị trường nước ngoài có thể chẳng cần phải thay đổi gì sản phẩm cho phù hợp với địa phương hoặc là phải tùy biến mới bán được. DN có thể phải bán với giá thấp để cạnh tranh với các sản phẩm cạnh tranh nếu như đối với dân bản địa điều đó là quan trọng.

quan tri chien luoc p10 - chien luoc co ban1. Chiến lược quốc tế:

Áp lực về giảm chi phí thấp, áp lực về đáp ứng nhu cầu địa phương thấp thì DN có thể thâm nhập theo hướng này. DN theo chiến lược này phải có khả năng tạo sự khác biệt và DN sẽ chuyển khả năng đó đến một quốc gia khác mà ở đó đối thủ cạnh tranh không có.

Ví dụ như cafe Trung Nguyên có hình thức thâm nhập là nhượng quyền còn chiến lược thì là quốc tế. Khả năng tạo sự khác biệt của Trung nguyên là hương vị.

May Việt tiến có hình thức thâm nhập là xuất khẩu, chiến lược là quốc tế, khả năng sự khác biệt là hoàn thành các đơn hàng lớn đúng thời hạn.

Chú ý là để theo chiến lược này thì khách hàng không đòi hỏi phải thay đổi sản phẩm để phù hợp địa phương, họ cũng không đặt nặng vấn đề giá cả. Họ chấp nhận sản phẩm hiện có của DN và cũng có khả năng chấp nhận cả giá bán.

Iphone 6  bán tại VN được người VN chấp nhận mà không cần phải tùy biến gì cả. Sản phẩm vẫn dùng sức mạnh thương hiệu, thiết kế, chất lượng vốn là thế mạnh của hãng. Hình thức thâm nhập là xuất khẩu, chiến lược thâm nhập là Quốc tế.

Samsung sản xuất một số sản phẩm tại VN, bê nguyên hệ thống quản trị vốn là thế mạnh của hãng. Samsung không cần phải xây dựng mới hay tùy biến cái gì cho phù hợp với VN. Hình thức thâm nhập mở nhà máy sx tại VN, chiến lược thâm nhập quốc tế.

 

2. Chiến lược đa nội địa

Áp dụng khi áp lực về giảm chi phí thấp và áp lực về đáp ứng nhu cầu địa phương cao. DN theo chiến lược này phải có khả năng đa dạng hóa các sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu địa phương.

Nhu cầu địa phương xuất phát từ văn hóa, môi trường, kinh tế, loại hàng, cường độ cạnh tranh của mỗi địa phương mỗi khác nhau.

Ví dụ Mc Donal theo hình thức nhượng quyền nhưng tạo ra các hương vị khác nhau phù hợp với mỗi nước.

DN vẫn có thể sản xuất tại nước khác sau đó mới xuất khẩu sang nước đó nhưng hàng hóa được sx đặc thù chỉ cho nước đó mà thôi. DN cũng có thể mở doanh nghiệp vốn nước ngoài tại nước đó để thuận tiện cho công tác nghiên cứu thị trường, thay đổi thiết bị thường xuyên cho phù hợp với địa phương.

 

3. Chiến lược toàn cầu

Áp dụng khi áp lực về giảm chi phí cao và áp lực về đáp ứng nhu cầu địa phương thấp. Bản chất là DN theo chiến lược chi phí thấp nhờ 1.Lợi thế về quy mô khi sản xuất cho một thị trường lớn 2.Lợi thế về vị trí khi đặt các công đoạn sản xuất ở các nước có chi phí thấp nhất và 3.Lợi thế từ sự học tập khi chỉ phải trả giá một lần áp dụng nhiều lần trên nhiều thị trường.

Ví dụ Walmark có triết lý mang cơ hội mua sắm tới người ngèo. Hàng hóa không có gì đặc biệt nhưng giá thấp. Họ giảm chi phí tối đa thông qua tuyển dụng nhân viên có đòi hỏi thấp ở các địa phương và trả lương thấp cho họ.

Coca Cola theo hình thức thâm nhập liên doanh và theo Chiến lược toàn cầu. Các đồ uống của họ có cùng một công thức ở các quốc gia khác nhau, sản xuất với quy mô cực lớn nên giá thành rẻ cùng khả năng chi trả quảng cáo.

 

4. Chiến lược xuyên quốc gia

Áp dụng khi áp lực về giảm chi phí cao và áp lực về đáp ứng nhu cầu địa phương cao. DN theo chiến lược này nỗ lực chuyển giao các kỹ năng cung cấp theo nhiều chiều giữa các công ty con trên phạm vi toàn cầu.

Doanh nghiệp phải khai thác tối đa 1.Lợi thế về quy mô, 2. Lợi thế về vị trí và 3. Hiệu ứng của sự học tập nhằm giảm chi phí sản xuất.

Doanh nghiệp cố gắng tối đa tạo ra sản phẩm khác nhau nhằm đáp ứng cho khách hàng ở những địa phương khác nhau.

Chắc chắn DN theo chiến lược này phải theo hình thức thâm nhập bằng công ty con hoặc liên doanh thì mới có thể làm chủ trong tuỳ biến cũng như giảm chi phí tối đa.

Ví dụ Viettel đầu tư vào các quốc gia có thu nhập thấp trong khi mỗi quốc gia lại có văn hóa, chính trị, kinh tế khác nhau. Do đó Viettel phải theo chiến lược xuyên quốc gia.

 

 

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here