Đây là một lĩnh vực kiến thức khó vì vậy tôi sẽ làm hơi khác so với cách vẫn hay làm đó là sẽ đi tổng quát sau đó mới đi vào chi tiết. Với những người đã có một kiến thức nhất định thì có thể chỉ cần nhìn tổng quát là có thể ra ngay chi tiết mà không cần phải xem các phần chi tiết nữa.
Chiến lược là cách chúng ta đạt tới một mục tiêu nào đó. Ví dụ như để học thuộc 300 từ mới trong một tháng ta có thể mỗi ngày học 10 từ mới hoặc cứ cách 1 ngày học 20 từ mới. Để giảm cân 3 Kg ta có thể lựa chọn một môn thể thao nào đó hoặc ăn kiêng hoặc đi phẫu thuật thẩm mỹ,…
Trong chiến tranh chiến lược là cách để chúng ta đánh thắng được quân thù. Chiến lược tốc chiến tốc thắng, đánh cầm cự kéo dài thời gian, …Chiến lược trong quân sự dựa trên sự đối kháng một mất một còn.
Trong kinh doanh thì không phải chỉ có mình ta mà còn nhiều công ty khác nữa. Miếng bánh thị trường cũng có giới hạn, ta ăn thì họ nghỉ, họ ăn thì ta không được ăn vì vậy mặc dù không khốc liệt như trong chiến tranh nhưng bản chất cũng vẫn là sống còn.
1. Định nghĩa Quản trị chiến lược
– Là tổng hợp các hoạt động nhằm hoạch định, tổ chức, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của DN.
– Mục đích nhằm đảm bảo DN luôn khai thác được các cơ hội, điểm mạnh và hạn chế được nguy cơ, điểm yếu.
2.Quản trị chiến lược bao gồm 9 bước:
B1: Nghiên cứu triết lý kinh doanh, mục tiêu và nhiệm vụ của DN.
B2: Phân tích, dự báo môi trường bên ngoài
B3: Phân tích, dự báo môi trường bên trong.
B4: Xem xét lại mục tiêu DN trong từng thời kỳ chiến lược.
B5: Quyết định chiến lược kinh doanh cho DN
B6: Phân phối các nguồn lực
B7: Xây dựng và triển khai các chính sách kinh doanh.
B8: Xây dựng và triển khai các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
B9: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược và tiến hành điều chỉnh cần thiết.
3. Các cấp quản trị chiến lược
Chiến lược cấp toàn doanh nghiệp: là cấp chiến lược của toàn DN.
Chiến lược của đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU): một DN có thể kinh doanh nhiều nhóm sản phẩm khác nhau phục vụ cho những khách hàng hoàn toàn khác nhau. DN cần có chiến lược riêng cho mỗi loại.
Chiến lược chức năng: là chiến lược cho từng lĩnh vực chức năng cụ thể ví dụ chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược tài chính, chiến lược kỹ thuật công nghệ, chiến lược marketing,..
4. Chiến lược kinh doanh cơ bản cấp DN
Nhiệm vụ:
+ Xác định các SBU theo cặp Sản phẩm – Thị trường
+ Tạo dựng, loại bỏ các SBU
+ Phân phối nguồn lực cho các SBU
Giống như con người có sinh lão bệnh tử thì về nguyên tắc DN cũng có từng giai đoạn như vậy, mỗi giai đoạn sẽ phải có chiến lược tương ứng:
Chiến lược tăng trưởng: Khi môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp đang hừng hực sức sống thì theo chiến lược tăng trưởng. Câu hỏi đặt ra lúc này là làm thế nào để tăng quy mô, xác lập vị trí thật nhanh chóng? Nhìn tên của chiến lược các nhánh ta cũng có thể phần nào hiểu được cách thức tiến hành.
Chiến lược ổn định: Khi môi trường ngành đang có dấu hiệu phát triển chậm lại DN cần duy trì quy mô sản xuất và vị trí, việc phát triển tíếp ẩn chứa nhiều rủi ro.
Chiến lược cắt giảm: Khi môi trường kinh doanh suy giảm, DN trong ngắn hạn phải giảm chi phí để duy trì hoặc là người chủ bán DN đi thu hồi vốn đầu tư nhằm kinh doanh sang lĩnh vực khác.
Chiến lược điều chỉnh: Khi DN thấy rằng mục tiêu chiến lược vẫn đúng nhưng giải pháp thực hiện có vấn đề vì vậy cần phải điều chỉnh giải pháp.
anh ơi cho em hỏi hiện nay có doanh nghiệp nào sử dụng chiến lược ổn định ạ