update 15/6/2019
5. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược SBU (Strategic Business Unit)
Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU là một bộ phận của DN tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ một nhóm khách hàng riêng.
SBU có các hoạt động cung ứng đầu vào, hoạt động nghiên cứu phát triển,.. mang tính độc lập tương đối so với các bộ phận khác trong DN.
Một DN có thể có nhiều SBU hoặc chỉ là 1 SBU hoặc nhiều DN mới hợp thành 1 SBU.
Một DN kinh doanh đơn ngành thì chiến lược cấp DN chính là chiến lược SBU, có nghĩa là sẽ chỉ có hai cấp chiến lược (chiến lược DN và chiến lược chức năng).
Một DN kinh doanh đa ngành sẽ có 3 cấp chiến lược (Chiến lược cấp DN, Chiến lược SBU và Chiến lược chức năng)
Mỗi một SBU cần một chiến lược KD riêng gọi là chiến lược cấp đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược của mỗi SBU đều gắn với 1 cặp Sản phẩm & Thị trường
6. Phân loại các chiến lược kinh doanh SBU theo đặc điểm thị trường
Một SBU không xây dựng một chiến lược tùy hứng mà phải căn vào lợi thế cạnh tranh của mình là gì.
– Chiến lược chi phí thấp : áp dụng khi khách hàng rất nhạy cảm về giá. SBU sẽ tìm cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh để giảm giá thành sản phẩm.
Những hàng hóa trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ buộc phải theo phương án chi phí thấp ví dụ như hàng nông sản.
– Chiến lược khác biệt hóa cao – Thị trường ngách: SBU tập trung vào sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt hóa cao phục vụ cho một nhóm khách hàng có độ nhạy cảm về khác biệt hóa cao.
Chiến lược này chỉ áp dụng cho thị trường ngách thường là những người giàu sẵn sàng bỏ nhiều tiền để có hàng hóa độc ít đụng hàng, thường thuộc nhóm hàng cao cấp xa xỉ
– Chiến lược chi phí thấp – Khác biệt hóa – Thị trường ngách: áp dụng đối với nhóm khác hàng vừa nhạy cảm về giá vừa nhạy cảm về khác biệt hóa.
7. Phân loại chiến lược kinh doanh SBU theo chu kỳ sống của sản phẩm
Mỗi một giai đoạn của sản phẩm có một chiến lược riêng. Ví dụ chiến lược thâm nhập phải chấp nhận chi phí cao do chi phí quảng cáo, khuyến mãi để khách hàng biết tới sản phẩm. Tại giai đoạn tăng trưởng thì DN phải cố gắng tăng tối đa sản lượng nhất có thể để tăng doanh thu. Tại giai đoạn suy thoái phải cắt giảm chi phí để duy trì lợi nhuận,…
8. Chiến lược cấp đơn vị chức năng:
Một DN sẽ có nhiều chức năng khác nhau, mỗi bộ phận chức năng cần một chiến lược riêng để phục vụ cho chiến lược cấp toàn DN cũng như chiến lược của SBU. Có 6 loại chiến lược chức năng chủ yếu:
b. Chiến lược nguồn nhân lực
c. Chiến lược Nghiên cứu & Phát triển
d. Chiến lược sản xuất
e. Chiến lược mua sắm và dự trữ
f. Chiến lược tài chính
Công ty nào cũng cần chiến lược nhưng công ty cấp tập đoàn bao gồm nhiều công ty con thì quản trị chiến lược rất quan trọng. Thường họ sẽ thành lập hẳn một vị trí gọi là Giám đốc chiến lược; chỉ có ăn ngủ và quản lý chiến lược thôi. Ví dụ là Tập đoàn FPT. Cả tập đoạn có một chiến lược DN chung, trong tập đoàn có nhiều đơn vị thành viên như Fsoft, FPT telecom,..; trong mỗi công ty thành viên đương nhiên có các chiến lược chức năng riêng. Do tính phức tạp mà FPT có hẳn một giám đốc chiến lược, hình như trước đây là Nguyễn Hữu Thái Hòa; giờ chắc ông khác rooifo.
- Quản trị chiến lược (P4: Chiến lược cạnh tranh theo vị thế của DN)
- Quản trị chiến lược (P3: Chiến lược cạnh tranh theo Michael Porter)
Em theo dõi blog của Anh cũng lâu. Thấy nhiều bài từ năm 2014 trở lại đây rất có sự đầu tư. Không biết Anh đã tự mở công ty riêng chưa hen. Được cho em làm culi :3
Anh làm công ty cổ phần thôi nhưng cũng áp dụng được nhiều thứ đã học.
Bữa nào anh làm nguyên 1 series khởi nghiệp nha. 🙂