Chiến lược kinh doanh toàn cầu sinh ra cùng với nền kinh tế toàn cầu. Thị trường bán của của DN không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn là phạm vi toàn thế giới. Nếu không muốn kinh doanh ra nước ngoài thì ta cũng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên chính mảnh đất của mình vì vậy buộc phải tìm hiểu cách họ thâm nhập thị trường như thế nào.
Nền kinh tế toàn cầu có các đặc điểm sau:
– Ranh giới địa lý giữa các quốc gia ngày càng mờ nhạt do sự phát triển của công nghệ thông tin và các phương tiện đi lại ngày càng rẻ hơn.
– Ranh giới giữa bạn và thù không phân biệt rõ ràng. Sự gắn kết về kinh tế cùng lợi nhuận từ KD khiến cho các nước xích lại gần nhau; ví dụ như giữa Mỹ và Cu Ba. Các doanh nhân Mỹ muốn kinh doanh vào Cu Ba để tìm kiếm lợi nhuận trong khi các chính trị gia lại muốn trừng phạt. Các DN Mỹ vận động hành lang để bình thường hóa chẳng phải vì họ quý gì Cu ba mà vì họ muốn không bỏ lỡ cơ hội KD.
– Quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ được chia nhỏ ra thành các modul để dễ dàng lắp ghép vào với nhau. Các modul được sản xuất ở những nơi mà chi phí tạo ra nó là rẻ nhất.
– Xu thế chuyển dịch của các dòng sản phẩm quốc tế tạo ra xu thế dịch chuyển công nghệ, tài chính. Ví dụ sản phẩm sau khi đã bão hòa ở các nước phát triển được chuyển sang sx ở các nước đang phát triển, sau đó lại dịch chuyển sang các nước chậm phát triển. Dịch chuyển sản phẩm kéo theo dịch chuyển nhà máy (công nghệ) và vốn.
– Xu thế tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì rằng sản phẩm ngày càng đồng nhất và bán ở khắp nơi trên thế giới nên các nước đều cố gắng để là một thành phần của chuỗi cung ứng.
Kinh doanh toàn cầu là việc thực hiện một, một vài hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ trên các thị trường vượt qua biên giới của quốc gia nhằm mục tiêu sinh lời.
Lợi ích mang lại từ kinh doanh toàn cầu:
– Tìm kiếm được khách hàng, nhà cung cấp mới
– Giảm chi phí sản xuất nhờ lợi thế về địa lý từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
– Khai thác năng lực tiềm tàng của DN. Ví dụ Viettel đã có kinh nghiệm triển khai hệ thống viễn thông thì nó vác đúng mô hình đó sang lào hoặc bất cứ nước nào cần xây dựng hệ thống viễn thông.
– Giảm thiểu rủi ro của doanh nghiệp do chu kỳ kinh tế của các nước khác nhau, chính trị khác nhau.
Chúng ta có hai khái niệm là 1.Hình thức thâm nhập và 2.Chiến lược thâm nhập. Hình thức thâm nhập chỉ ra các hướng đi còn chiến lược thâm nhập còn phải phụ thuộc vào cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và yếu. Entry này ta bàn về hình thức thâm nhập:
1. Xuất khẩu:
– Xuất khẩu trực tiếp: Tìm kiếm nhà phân phối ở nước ngoài, bán sản phẩm cho họ để họ phân phối tại nước đó.
– Xuất khẩu gián tiếp: Tìm kiếm công ty trong nước có khả năng phân phối ra nước ngoài.
Ưu điểm của Xuất khẩu là khai thác được tính kinh tế của Vị trí, của Quy mô. Không phải lập nhà máy tại nước ngoài nên tránh được nhiều rủi ro.
Nhược điểm của Xuất khẩu là chi phí vận chuyển, các rào cản thuế quan, rủi ro khi ủy thác bán sản phẩm cho người khác.
2.Cấp phép:
Là chủ sở hữu trí tuệ cho phép bên nhận phép được sử dụng các bằng sáng chế, bí quyết thương mại của mình. 3 hình thức cấp phép đó là cấp phép thương hiệu, cấp phép bản quyền và cấp phép bí quyết KD.
Rủi ro thấy ngay là khả năng bị mất kiểm soát đối với tài sản trí tuệ của mình nhưng ưu điểm là không cần nhiều vốn. Cách làm này phù hợp với các nước mà có rào cản đầu tư nước ngoài cao hoặc DN đang muốn thử nghiệm khả năng tiếp nhận của TT với sản phẩm của mình trước khi có ý định trực tiếp phát triển.
3. Nhượng quyền kinh doanh
Là một hình thức cấp phép trong đó bên nhận nhượng quyền sẽ trả tiền để được quyền sử dụng tài sản vô hình của bên nhượng quyền. Hình thức này thường được áp dụng khi chi phí để mở ra một cửa hàng quá cao.
Ví dụ KFC, BBQ, MC Donal… khi nhượng quyền sẽ đào tạo nhân viên của bên nhượng quyền, bàn giao các bản thiết kế mẫu mã, các quy trình, các công thức nấu ăn,..
DN nhận nhượng quyền sẽ phải ký cược, phí hợp đồng và phí nhượng quyền theo doanh số hoặc theo thời gian. DN nhận nhượng quyền cũng phải thực hiện theo đúng các ràng buộc liên quan tới sản phẩm/dịch vụ nếu không sẽ bị hủy bỏ.
4. Liên Doanh
DN góp vốn với một DN nước ngoài và tiến hành sản xuất kinh doanh tại nước đó.
ưu điểm là DN có thể tận dụng được hiểu biết của DN nước ngoài đó để phát triển thị trường cũng như chia sẻ bớt một phần rủi ro. Nhược điểm có thể bị mất quyền kiểm soát vào tay đối tác cũng như khó mở thêm các công ty con sau này.
5. Lập công ty con tại nước sở tại.
DN bỏ ra 100% vốn để XD công ty và tiến hành sxkd ở nước ngoài.
ưu điểm giảm nguy cơ mất khả năng kiểm soát, khai thác được tính kinh tế của vị trí, của quy mô, hiệu ứng của sự học tập.
Nhược điểm là tốn nhiều chi phí và rủi ro cao.
[…] cách nhượng quyền thương mại, các dịch vụ ngày nay cũng có xu hướng đồng nhất trên toàn thế giới. Bạn […]