5/5 - (7 votes)

Muốn sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có tài sản. Tài sản bao gồm tài sản dài hạn là các tài sải cố định như nhà xưởng, máy móc,.. và các Tài sản ngắn hạn phục vụ cho công việc kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp như tiền mặt, hàng tồn kho…

Ta có chỉ số thể hiện năng lực kiếm tiền trên tài sản là ROA (Return on Asset). ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản. Bảng dưới là ROA của một số công ty thuộc các ngành khác nhau.

BID là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển Việt Nam đại diện cho ngành ngân hàng. BVH là bảo hiểm Bảo Việt  đại diện cho ngành bảo hiểm. MSN là công ty cổ phần tập đoàn MASAN thuộc ngành thực phẩm. HBC là công ty cổ phần tập đoàn Hòa Bình thuộc ngành xây dựng. HSG là tập đoàn Hoa sen thuộc ngành vật liệu xây dựng, MWG là công ty cổ phần thế giới di động thuộc ngành bán lẻ.

Chúng ta thấy MWG có ROA rất tốt trong khi ROA của ngân hàng BID lại thấp nhất. Nó nói lên đặc thù kinh doanh của mỗi ngành có sự khác biệt về lượng tài sản cần có và tỷ lệ tiền kiếm được trên mỗi đồng tài sản.

Quay lại bảng về so sánh các công ty trong ngành thép. Loại HPG ra khỏi danh sách vì Hòa phát kinh doanh đa ngành nghề thì Hoa sen đang có tỷ lệ ROA tốt nhất. Nó cho thấy Hoa Sen đang sử dụng tài sản tốt hơn so với các công ty khác trong ngành (nhờ sở hữu một lợi thế cạnh tranh nào đó). Đó là cái nhìn tổng quan thôi nhé vì chưa chắc nó đã là tốt khi phân tích chi tiết về tài sản.

 Bảng dưới là ROA của một số ngân hàng.

ROA khối ngân hàng đều ở mức 1%. Tại sao lại thế? Vì một công ty trong một ngành bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh giống nhau thì để tồn tại nó có những hành vi giống nhau.

Tôi lấy ví dụ như bán quần áo online chẳng hạn. Nếu thu thập thông tin của 1000 người đang bán hàng online trên mạng một cách chuyên nghiệp ta sẽ thấy họ có những hoàn cảnh, cách thức giao dịch, chính sách thanh toán giao hàng, cách thức thuyết phục, cơ sở vật chất,…. na ná giống nhau. Có thể khi mới bán hàng online bạn nghĩ ra rất nhiều thứ hay ho khác biệt nhưng rồi dần dần để thích nghi bạn cũng như tất cả mọi người sẽ cùng đi tới một điểm chung tối ưu nhất.

Giống như khi Grab mới xuất hiện, taxi truyền thống phản đối nhưng rồi để tồn tại họ cũng phải tự tạo ra một phần mềm như Grab. Khi một ai đó trong ngành làm tốt hơn một cái gì đó thì ngay lập tức sẽ có người bắt chước rồi dẫn tới cái khác biệt đó trở thành cái chung của ngành. Do vậy một lợi thế cạnh tranh bền vững phải là lợi thế rất khó để bắt chước.

Tài sản ngắn hạn 

Tài sản ngắn hạn xếp theo tính lỏng giảm dần và nó cũng thể hiện một chu trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền mặt để ngân hàng thì sinh ra doanh thu tài chính nhưng tiền đã biến thành hàng thì thành chi phí cơ hội của tiền.

Hàng tồn kho thể hiện tính sẵn sàng cung cấp hàng hóa cho khách nhưng lại là chi phí cho doanh nghiệp. Nó có thể do doanh nghiệp không bán được hàng hoặc do hàng bán của DN có tính mùa vụ phải tích trữ trước khi mùa tới hoặc do doanh nghiệp dự đoán kỳ tới giá nguyên liệu tăng cao nên sản xuất trước hoặc đơn giản là thừa nhân công, máy móc nên thà sx còn hơn là để không.

Các khoản phải thu ngắn hạn là các khoản cho khách hàng nợ. Tại sao DN không thu tiền ngay mà lại cho nợ? vì để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cho công nợ 60 ngày chẳng nhẽ anh cho công nợ 30 ngày trong khi hàng hóa, giá cả của anh giống người ta? Sản phẩm/dịch vụ càng không có sự khác biệt thì càng phải sử dụng công cụ này. DN nào trong ngành càng ít sử dụng công cụ này càng thể hiện sản phẩm/dịch vụ của DN có sự khác biệt. Tỷ số so sánh là Các khoản phải thu ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn.

Khi tỷ lệ các khoản phải thu của DN có xu hướng tăng qua các năm thể hiện DN đang dần đánh mất thế cạnh tranh hoặc đơn giản là chính sách bán hàng bị buông lỏng. DN phát triển bền vững thể hiện khoản phải thu thấp dần trong giai đoạn phân tích.

Các khoản phải thu thường xuất hiện đối với các Doanh nghiệp mà khách hàng của Doanh nghiệp là doanh nghiệp (B2B). Nếu khách hàng là người dân (B2C) thì thường không có công nợ khoản phải thu ví dụ như thế giới di động, Big C,  …Nếu có chính sách trả góp thì DN có sự liên kết với ngân hàng trong đó bán luôn khoản nợ đó cho ngân hàng.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Đây là khoản dễ bị thổi phồng lên nhất. Ví dụ doanh nghiệp A mua dây chuyền sản xuất của DN B. Giá thỏa thuận là 1 tỷ đồng. Trên hợp đồng ký giữa hai bên thì con số để là 2 tỷ đồng. Dây chuyển sx có giá thực 1 tỷ nhưng trên hợp đồng là 2 tỷ nên Nguyên giá tài sản là 2 tỷ. DN sẽ khấu hao tài sản đó dần tạo thành chi phí hợp lý của DN. Mặt khác DN cũng có thể dùng dây chuyền đó để cầm cố ngân hàng vay 1,4 tỷ (trong khi đáng nhẽ chỉ có thể vay được 700tr nếu giá tài sản là 1 tỷ).

Rất nhiều DN sản xuất nhập về các dây chuyền như đống sắt vụn. Trên sổ sách nó là một tài sản có giá nhưng dây chuyền đó lại không góp phần tạo ra giá trị cho DN.

Giá trị sổ sách của một doanh nghiệp bằng Tổng tài sản – Tổng nợ nên có nhiều DN có giá trị sổ sách là số dương rất lớn nhưng giá trị thực thậm chí lại âm (mọi thứ chỉ lộ ra khi thanh lý tài sản hoặc có đơn vị đánh giá tài sản DN độc lập).

Trên bảng cân đối kế toán chỉ thể hiện giá trị của tài sản mà không thể hiện rõ đó là tài sản gì nên muốn biết chính xác đòi hỏi phải có báo cáo tài sản chi tiết hơn hoặc phải đi thực địa.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here