Báo cáo tài chính của Vingroup được dùng để làm ví dụ bạn cần phải tải về để hiểu entry này: VIC_17Q2_BCTC_HNSX
Entry đầu tiên tôi có trình bày về bảng cân đối kế toán nhưng chỉ đi lướt qua. Nguyên nhân vì nếu chi tiết ngay có thể sẽ khiến bạn đọc cảm thấy hơi sốc và nản, khó mà đọc tiếp. Sau 3 phần nếu đọc cẩn thận bạn đã có một hình dung khá tốt nên tôi sẽ quay lại với các chỉ số của Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là một hình chụp nhanh một thời điểm, nó khác với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là cho giai đoạn. Một bảng cân đối kế toán được lập ra cho 31/12/2017 là thông tin của chính ngày hôm đó. Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, chủ DN có thể yêu cầu một bảng cân đối kế toán của một ngày bất kỳ nhằm xác định hiện trạng sức khỏe doanh nghiệp.
Mục lục:
12. Tiền mặt
Cái cần quan tâm là nhóm tài sản ngắn hạn. Chu kỳ kinh doanh thể hiện trong các chỉ số này. DN dùng tiền mua nguyên vật liệu tạo thành bán sản phẩm, sản phẩm tồn kho, bán cho khách hàng chuyển thành tiền. Tiền mặt -> Hàng tồn kho -> Khoản phải thu -> Tiền mặt.
Ví dụ nếu bạn kinh doanh bán áo qua mạng. Bạn mua áo từ nhà cung cấp và bán áo cho khách hàng. Chu kỳ sẽ là: Tiền mặt -> khoản phải trả -> Hàng tồn kho -> Khoản phải thu -> Tiền mặt. Lúc nào bạn cũng sẽ có 5 mục này. Còn nếu bạn nhập vải về để may áo thì sẽ có thêm Nguyên vật liệu, hàng dở dang bán thành phẩm.
Tài sản được sắp xếp theo tính lỏng (tính thanh khoản) giảm dần. Tài sản ngắn hạn là tài sản có thể chuyển thành tiền mặt dưới 1 năm. Tài sản dài hạn là các tài sản mất hơn 1 năm để có thể chuyển thành tiền mặt.
Tiền mặt là một chỉ số trong mục Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất
Hãy hiểu ý nghĩa của Tiền mặt vì nó là chỉ số rất rất quan trọng. Tưởng tượng thế này nếu bạn kinh doanh quần áo trên mạng. Một chu kỳ sẽ như sau:
- Bạn dùng tiền mặt để mua một cái áo với giá 10.000 đồng
- Bạn bán cái áo với giá 15.000 đồng sau đó 1 tháng. Số tiền mặt có được thêm = 15.000 – 10.000 = 5.000 . Bạn đã sản xuất ra 5.000 đồng từ 10.000 đồng trong chu kỳ 1 tháng.
Nếu chu kỳ này giảm xuống 1 tuần thì có phải 1 tháng bạn sẽ thu được 5.000đ x4 = 20.000 đồng đúng không? Số tiền tích lũy thêm sau 1 tháng càng nhiều khi chu kỳ kinh doanh càng thu hẹp -> Chu kỳ kinh doanh càng ngắn thì tốc độ tăng của tiền mặt càng cao.
Tất nhiên bạn không bán mỗi lần 1 cái áo, bạn bán hàng trăm cái và vì không đủ tiền mặt bạn sẽ tạo ra nợ (được mô tả trong mục Nguồn vốn)….Và tất nhiên 5000đ là lợi nhuận gộp, chưa tính tới công ship, chi phí internet, …
Khi tiền mặt tăng lên, bạn có nhiều cách xử lý:
- Gửi ngân hàng kiếm tý lời trong khi chưa nghĩ được là làm cái gì.
- Bỏ tiền đó vào đầu tư, ví dụ trước bạn chỉ đủ tiền mua 2 cái mỗi lần thì dần dần số áo mỗi lần mua có thể tăng lên nhờ có tích lũy lợi nhuận trước đó.
Lượng tiền mặt lớn là rất quan trọng giúp DN vượt qua các giai đoạn khó khăn. Hãy tưởng tượng đang bán quần áo ngon ăn bỗng có tin đồn con mèo bạn nuôi bị ghẻ, bạn không thể bán áo được nữa. Lúc này dòng tiền bị ngưng lại, tiền ra vẫn cứ đi ra (thuê văn phòng, tiền điện nước internet,…) trong khi lượng tiền vào không có. Giống như bể nước không có nước bổ sung mà vẫn có nước rò rỉ, bạn sẽ vô cùng khó khăn. Vì vậy đừng bao giờ để trong túi không có tiền mặt. Kinh doanh càng rủi ro thì càng phải dự trữ nhiều tiền mặt.
Lượng tiền mặt lớn chắc chắn thể hiện khả năng kiếm tiền của DN. So sánh lượng tiền mặt giữa các thời điểm có thể tương đối tính được là khoảng giữa thời điểm đó doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu tiền.
Tuy nhiên doanh nghiệp có tiền mặt không phải chỉ thông qua sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ của mình mà còn từ 3 hoạt động khác:
- Bán tài sản: Ví dụ như trong tháng đó bạn bán cái máy tính đi với giá 10tr đồng. Nó không có nghĩa rằng tháng tới bạn lại có 10 triệu. Thực chất là Tổng tài sản không đổi chỉ là chuyển từ tài sản dài hạn sang tiền mặt.
- Bán cổ phiếu: In ra một tờ giấy gọi là cổ phiếu và bán ra công chúng để thu về tiền mặt. Người mua nhận được lời cam kết thông qua tờ giấy đó rằng họ sẽ được cổ tức của công ty trong tương lai.
- Bán trái phiếu doanh nghiệp: DN cũng in ra một tờ giấy gọi là trái phiếu (thực ra không phải in mà nó chỉ là các con số trên máy tính). DN bán trái phiếu đó thu về tiền mặt. Người mua nhận được lời hứa rằng sẽ được trả tiền đều đặn hàng năm bất chấp kết quả hoạt động KD thế nào. Đại loại DN thay vì vay ngân hàng với lãi suất 12% thì vay người dân với lãi suất thấp hơn. DN càng uy tín thì lãi suất phải trả càng thấp (tất nhiên không thể thấp hơn lãi gửi của ngân hàng).
Vì vậy khi thấy tiền mặt kỳ này cao hơn kỳ trước thì cũng phải xem trong kỳ đó DN có các hoạt động tạo ra tiền mặt kiểu như trên không.
Vin là một doanh nghiệp đang theo chiến lược mở rộng cả chiều dọc và chiều ngang nên chênh lệch lượng tiền mặt so với cùng kỳ không nói lên điều gì. Có lẽ nó giữ lượng tiền mặt đó chỉ với mục đích nhằm đảm bảo an ninh tài chính. Đối với các DN đang theo chiến lược ổn định, không mở rộng hay thu hẹp thì tốc độ tăng tiền mặt chính thể hiện tốc độ kiếm tiền của DN. Giống như khi số lượng áo bạn kinh doanh không đổi thì tốc độ tiền mặt có thêm thể hiện tốc độ kiếm tiền từ hoạt động KD của bạn.
13. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán là số hàng tồn của ngày lập bảng. Nó là thời điểm 30/6 trong báo cáo bán niên của VIN.
Bất động sản để bán đã xây dựng là 5,7 nghìn tỷ; so với thời điểm 31/12/2016 Vin đã bán 3,6 nghìn tỷ. Phải nói là rất ấn tượng.
Bất động sản để bán đang xây dựng lên tới 44 nghìn tỷ. Số tồn này không thay đổi mấy so với con số 45 nghìn tỷ của thời điểm 31/12/2016. Như vậy trong kỳ này Vin chỉ hoàn thành được một ít nhà để bán, hoặc trong 6 tháng đó Vin khởi công một số dự án gần bằng số hoàn thành. Sau này ta sẽ biết cụ thể thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, một trong 3 thành phần của Báo cáo tài chính.
Chỉ số hàng tồn kho thể hiện tiền của DN đang bị găm ở hàng. Nếu hàng đó không thiu thối, không bị lỗi thời thì không vấn đề gì lắm. Còn những hàng hóa mất giá theo thời gian như máy tính, điện thoại hoặc để lâu sẽ hỏng như sữa bột, bánh kẹo,…. thì sẽ rất đáng ngại. Do vậy với các DN có hàng hóa kinh doanh thuộc dạng này ta phải rất chú ý tới chỉ số này.
Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích các thông số trong mục Tài sản ở entry kế tiếp.
Thông minh tài chính (P12-5 : Bảng cân đối kế toán- Nợ, Khấu hao và Lợi thế thương mại)
“Bất động sản để bán đã xây dựng là 5,7 nghìn tỷ; so với thời điểm 31/12/2016 Vin đã bán 3,6 nghìn tỷ. Phải nói là rất ấn tượng.”
Anh cho em hỏi hàng tồn kho 2016 nhỏ hơn hàng tồn kho đầu 2017 thì sao gọi là đã bán được 3,6 nghìn tỷ ạ. Em thấy hàng tồn kho tăng lên là do không bán được chứ ạ.
Cho em hỏi ở phần Hàng tồn kho nó có một chỉ số là Nguyên vật liệu. Theo như em hiểu là giá của nguyên vật liệu dùng để xây nhà. Nhưng giá gốc BĐS cuối năm 2016 lớn hơn giữa năm 2017 nghĩa là nhà đã được bán bớt => tổng số nguyên vật liệu cần phải giảm. Còn ở đây sao nó lại tăng ?
Dear em;
Bất động sản để bán đã xây dựng hoàn thành: 5,7 nghìn tỷ: là nhà đã xây dựng xong, sẵn sàng để bán nhưng chưa bán được. Các DN sợ nhất khoản này nên họ thường sẽ cố gắng bán hết ngay trong tiến trình xây dựng để đến khi hoàn thành là bàn giao luôn.
Bất động sản để bán đang xây dựng: 44,2 nghìn tỷ: nhà đang xây dựng dở dang chưa hoàn thành.
Nguyên vật liệu: 162 tỷ : sắt thép xi măng,….
của kỳ này phụ thuộc vào số nhà từ chuyển sang và số nhà bán đi được.
của kỳ này phụ thuộc vào số nhà khởi công mới trong kỳ và số nhà hoàn thành chuyển sang
phụ thuộc vào nguyên liệu tồn tại thời điểm báo cáo. Em thấy số này rất nhỏ so với và . Có thể thời điểm nhập nguyên vật liệu trước thời điểm báo cáo làm cho lượng NVL tăng (nhưng lượng tiền mặt giảm hoặc tăng nợ với nhà cung cấp). Nếu thời điểm nhập sau thời điểm bảo cáo thì nguyên vật liệu lại giảm. Con số này rất nhỏ nên nó không nói lên gì nhiều lắm ngoài việc nếu giá trị nguyên vật liệu kỳ báo cáo đó tự nhiên tăng đột biến thì có thể do có quá nhiều BĐS đang xây dựng dở dang hoặc bản thân doanh nghiệp quản lý hàng nguyên vật liệu không tốt, mua quá sớm.
VD