Hôm nay có đọc một bài về quan điểm thâm hụt thương mại không phải là xấu trên cafebiz nên mình có cảm hứng viết về chủ đề này.
Như anh em ta đã biết trong giai đoạn vừa qua Mỹ có các động thái quyết liệt với tất cả các quốc gia cho dù có là thân quen, kẻ thù hay trung lập. Không phân biệt bạn thù, Trump muốn thâm hụt thương mại của Mỹ phải giảm thông qua thâm hụt với mỗi quốc gia phải giảm, đặc biệt là Trung Quốc.
Trump cho rằng thâm hụt thương mại là kết quả từ việc các quốc gia khác đánh cắp tiền bạc, việc làm từ Mỹ. Đây là quan hệ không công bằng nhất là Mỹ là một quốc gia mạnh, vì mạnh nó không trên phân người ta thì thôi chứ không thể dưới được.
Thâm hụt thương mại xảy ra khi tổng giá trị xuất khẩu của một quốc gia thấp hơn tổng nhập khẩu của một quốc gia (ngược lại là Thăng dư thương mại)

Thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2017 là 796 tỷ USD; một số báo có số liệu khác là vì họ chỉ tính hàng hóa hoặc hàng hóa dịch vụ trong khi dòng tiền vào ra một quốc gia còn nhiều nguồn khác nữa ( Tham khảo bài cán cân thanh toán).
Trong đó thâm hụt với trung quốc là 276 tỷ USD. Để bù đắp cho 796 tỷ usd đó, Mỹ phải đi vay nợ khiến cho nợ Mỹ cũng tăng theo. Ngược lại Trung quốc lại toàn thặng dư thương mại vì vốn được coi là công xưởng của thế giới. Vì tiền vào nhiều hơn tiền ra nên Trung Quốc thừa tiền để mua trái phiếu chính phủ Mỹ, vàng tích trữ,….
So sánh với thu chi của hộ gia đình để hình dung về thâm hụt hay thặng dư thương mại
Một hộ gia đình sẽ có dòng tiền vào và dòng tiền ra. Dòng tiền vào bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền bán tài sản, tiền đi vay, tiền người khác cho tặng, tiền trợ cấp (từ chính phủ),….Dòng tiền ra bao gồm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ, cho vay (ngân hàng hoặc cá nhân), tiền cho tặng người khác, thuế thu nhập cá nhân, các loại phí, lệ phí phải nộp,..Tiền ở lại là tiền để trong két sắt, trong ví,… mang tính tạm thời hoặc tiết kiệm. Có thể hiểu tương tự với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp cũng vậy nhưng cách nhóm thành các nhóm khác nhau mà thôi.
Dòng tiền vào = Dòng tiền ra + tiền ở lại.
Ông bố trong một hộ gia đình X vào một ngày đẹp trời bỗng nổi hứng mua cái Bphone 3 với giá 7 triệu từ BKAV. Một dòng tiền ra có giá trị 7 triệu chảy tới BKAV trở thành dòng tiền vào của BKAV.
Cũng tới kỳ trả lương, BKAV trả lương cho nhân viên A, tạo ra dòng tiền vào cho hộ gia đình mà A là thành viên. A vừa nhận lương, nổi hứng, rủ vợ cùng mấy đứa con đi ăn gà rán KFC, thật trùng hợp nó cũng nơi mà ông bố gia đình X làm việc. Ông bố gia đình X cuối tuần đó cũng được nhận lương tạo ra dòng tiền vào cho hộ gia đình X.
Hộ gia đình X và Cty BKAV thâm hụt thương mại 7 triệu nhưng ông bố không thể trách Cty BKAV được với lý do tôi đang thâm hụt với ông. Hộ gia đình sẽ tìm cách thặng dư thương mại với đối tác khác để kiếm được 7tr bù đắp vào khoản thâm hụt này, cụ thể ở đây là cửa hàng KFC nơi ông bố của hộ gia đình X làm việc.
Giả sử hộ gia đình X là nước Mỹ còn cty BKAV là Trung Quốc. Có 7 triệu đã từ Mỹ chảy sang Trung quốc khi giao dịch này diễn ra, tạo ra một khoản thâm hụt thương mại thêm là 7 triệu đồng. Nhân viên A là người trung quốc tháng đó đã đi du lịch Mỹ và mua rất nhiều thứ trong các cửa hàng của Mỹ. Nếu như Mỹ không mua hàng hóa có giá 7 triệu thì có lẽ anh nhân viên trung quốc đó cũng không có tiền để mà du lịch trung quốc.
Cách của Mỹ giờ là khăng khăng muốn không có thâm hụt 7 triệu đó bằng cách tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tới mức mà người dân Mỹ không muốn mua hoặc mua hàng hóa tương tự trong nội địa. Khi Mỹ làm giảm dòng tiền ra ( 7tr) thì cũng làm ảnh hưởng tới dòng tiền vào vì vậy tổng thâm hụt giảm đi không phải 7 triệu mà là thấp hơn 7 triệu hoặc cao hơn 7 triệu. Nói chung rất khó xác định trước được mức độ ảnh hưởng của chính sách này, chỉ khi thực hiện mới có thể xác định được một cách tương đối.
Nếu như Mỹ thâm hụt thương mại với trung quốc nhưng thặng dư với các nước khác khiến cho tổng thể Mỹ cân bằng hoặc thặng dư thì chẳng vấn đề gì nhưng ở đây Mỹ thâm hụt tăng dần qua các năm. Thâm hụt tăng dần cũng có nghĩa là nợ Mỹ với các nước khác tăng lên.
Cũng giống như hộ gia đình X, nếu như ông bố của gia đình cứ liên tục thay đổi điện thoại, ăn nhà hàng sang trọng khiến cho dòng tiền ra nhiều hơn thu nhập thì để cân bằng ông bố phải vay ngân hàng để tạo ra dòng tiền vào. Dòng tiền vào từ vay nợ sẽ tạo ra dòng tiền ra trong tương lai khi trả nợ. Ông bố của gia đình X không thể trách BKAV, Apple, Samsung hay trách quán KFC, HUTONG, King BBQ,.. mà phải trách chính mình đã không quản lý thu chi tốt.
Biểu đồ dưới là GDP theo phương pháp chi tiêu của Mỹ trong đó 65% là tiêu dùng cá nhân. Ở Mỹ, một người dân có thể phải tới 40 tuổi mới trả hết nợ từ hồi sinh viên; hầu hết nhà họ đang ở đều là vay ngân hàng. Quan điểm của người dân là chi tiêu trước trả tiền sau nên nhiều người tới chết vẫn còn nợ.
Nếu Mỹ muốn giảm thâm hụt ngân sách thì nên tác động vào hành vi tiêu dùng của người dân giống như ông bố của gia đình X kia phải tự điều chỉnh lại chi tiêu của mình. Tác động vào hành vi người tiêu dùng thông qua giáo dục tuyên truyền hoặc thông qua chính sách; ví dụ như tăng lãi suất vay khiến người dân không muốn vay, tăng thuế giá trị gia tăng khiến cho hàng hóa đắt hơn….Nhưng nếu làm thế thì người dân sẽ bất mãn khiến cho tỷ lệ ủng hộ của người dân giảm. Vậy cách tốt nhất là đánh vào các nước khác, đẩy thiệt thòi sang nước khác; với sức mạnh của mình, Mỹ vẫn lợi.
Ở phía chi tiêu hiện Mỹ đang đánh thuế vào các hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác đặc biệt là các nước đang có thâm hụt thương mại cao như Trung Quốc. Ở phía thu nhập, Mỹ đang muốn các DN Mỹ đặt nhà máy trên đất Mỹ để tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Ông Trump đang tác động vào cả hai đầu thu và chi.
Mỹ thâm hụt thương mại hàng hóa với Trung Quốc là 276 tỷ USD nên Mỹ có dự địa 276 tỷ USD hàng hóa để đánh thuế nếu như cả hai bên cùng leo thang. Tuy nhiên Trung Quốc có thể hạn chế người TQ du lịch, du học vào Mỹ, tẩy chay hàng có nguồn gốc từ Mỹ (hàng Mỹ có thể vòng qua nước khác rồi mới tới TQ). Trung Quốc đang muốn thể hiện vị thế và họ chỉ có một đảng trong khi Mỹ thì đa đảng, tổng thống Mỹ cũng có thể bị kiện ra tòa nên cuộc chiến này sẽ lưỡng bại câu thương.
Để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Mỹ trên đất khách và giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa của nước khác trên đất mình thì Mỹ phải giữ sức mạnh đồng đô la không đổi hoặc giảm đi. Nhưng ông FED từ đầu năm đã tăng lãi suất tới lần thứ 3 và dọa tăng lần thứ 4 trong cuối năm khiến bác Trump nhà ta phát điên lên chỉ trích FED, tạo ra cú sụt giảm 800 điểm của DJ ngày hôm qua 11/10 ( một việc chưa có tiền lệ khi một tổng thống Mỹ chỉ trích chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (ngân hàng TW của Mỹ)).
Lãi suất tăng cũng khiến chi phí vốn của DN tăng (trong khi ông Trump lại đang muốn giảm thuế thu nhập để kích thích DN đầu tư tạo công ăn việc làm). Việc FED làm đang cản trở nỗ lực của ông Trump nên ông tức cũng là lẽ thường.
FED tăng lãi suất nhằm tạo dư địa cho kích thích tăng trưởng kinh tế sau này cũng là để đạt mục đích của họ. Tại nhiều các quốc gia phát triển tiền gửi ngân hàng đã về tới 0%, ngân hàng TW không thể giảm thêm lãi suất được nữa dẫn tới không thể dùng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ có GDP hơn 200 tỷ USD một chút, hơn 1% của GDP Mỹ (Gần 20.000 tỷ USD). Vì vậy thặng dư hay thâm hụt thì con số cũng chỉ vài tỷ USD. Năm 2017 chúng ta thặng dư thương mại hàng hóa 2,52 tỷ USD. Chú ý đây chỉ là hàng hóa chính ngạch được tổng cục hải quan thống kê, nằm trong mục tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế). Tổng tiền vào ra còn các loại khác ví dụ như bạn cầm 1 triệu USD sang Mỹ du lịch, tiêu trên đất Mỹ thì cũng làm tiền chảy ra nhưng chẳng cơ quan nào thống kê được nhất là khi bạn thành công vác tiền mặt qua sân bay 😛
Cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam từ quý I/2017 tới quý I/2018 theo tổng cục thống kê:
(tham khảo bài tỷ giá hối đoái để hiểu ý nghĩa các con số)
Thặng dư thương mại có nghĩa là ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể mua USD của DN với giá phải chăng để tăng dự trữ ngoại tệ, có tiền để điều tiết tỷ giá USD.
Quay lại với hộ gia đình, một hộ gia đình nên để nhiều tiền vào đầu tư nhằm tăng thu nhập trong tương lai. Với chi tiêu nên tiết giảm tới mức không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng sống mà mình mong muốn.