Tiền là gì? (P1)

3
7807

Đầu tháng 12 được xem một show truyền hình trên VTV6 về “vài trò của tiền”. Những người tham gia mà chủ yếu là sinh viên được yêu cầu định nghĩa về Tiền. Mỗi người một câu trả lời khác nhau. Người trả lời theo nghĩa bóng, người theo nghĩa đen nhưng câu trả lời được đánh giá cao nhất là “Tiền là một tờ giấy trên đó có in mệnh giá để giúp trao đổi hàng hóa”.

Nếu ai đó hỏi chúng ta Tiền là gì? Đa phần chúng ta sẽ không trả lời được,  nó là một cái gì đó rất hiển nhiên nhưng lại rất khó trả lời. Chúng ta chỉ biết rằng nếu có tiền  chúng ta có thể làm được rất nhiều thứ, những người có tiền là những người thành đạt, và vì vậy chúng ta cố gắng kiếm tiền.

Để hiểu vai trò thực sự của tiền chúng ta sẽ nghiên cứu mấy câu hỏi sau:

1. Nếu không có tiền điều gì sẽ xảy ra?

Để dễ nghiên cứu ta coi Việt Nam như cô lập, không có dòng tiền vào ra từ bên ngoài. Và giờ bỗng nhiên tiền và các hình thức khác của Tiền (tài khoản ngân hàng, chi phiếu…)  biến mất. Lúc đó mọi thứ sẽ rất phức tạp, người ta sẽ không thể trao đổi gì được với nhau. Người trồng rau sẽ không thể bán rau vì không ai có tiền, nhà máy không thể mua nguyên liệu sản xuất vì không có tiền mặc dù có thể có rất nhiều thành phẩm. Chúng ta sẽ chết đói vì không có gì để mua lương thực ăn hàng ngày. Kết quả là đình trệ sản xuất, thất nghiệp và kết quả là suy thoái kinh tế.

Lý do Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường

Về lâu dài người ta sẽ tìm ra cách hàng đổi hàng giống như thời ăn lông ở lỗ. Hàng đổi hàng sẽ vô cùng bất tiện do phải tính toán quy đổi và phải mang vác. Như vậy không có tiền thì ta không phát triển được. Vì vậy mà tiền mới phát triển qua các giai đoạn đầu tiên là lông thú rồi thỏi bạc, thỏi vàng; rồi đồng tiền kim loại rồi tiền giấy, rồi thì dùng thẻ tín dụng để thanh toán…

Chúng ta đã từng sống qua thời này, đó chính là thời lạm phát phi mã khi mà có tiền cũng như không.

2. Nếu quá thừa tiền thì điều gì sẽ xảy ra?

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là nơi được in tiền Việt Nam đồng. Giả sử như cứ cần tiền là in tiền. Tăng lương công chức cần vài nghìn tỷ thì in vài nghìn tỷ; xóa đói giảm ngèo cần vài nghìn tỷ thì cũng in từng đấy, túm lại cần bao nhiêu in bấy nhiêu. Lúc đó tiền đồng sẽ tràn ngập ngoài thị trường và dẫn tới lạm phát. Khi Việt nam đồng bị mất giá người dân sẽ tìm tới các kênh trú ẩn an toàn để bảo toàn tài sản. Lạm phát tới mức phi mã đạt tới ngưỡng khi giá trị in trên tiền không bằng chi phí để sản xuất ra tờ tiền đó. Kết quả chẳng khác gì hậu quả của việc không có tiền ở phần trên.

Vì vậy in tiền nhiều sẽ là tự sát chính vì vậy cho dù có quyền in tiền thì ngân hàng trung ương cũng chẳng dại gì lại in nhiều tiền. Thường thì lượng in tiền đúng bằng lượng tiền mất đi do hỏng trong quá trình lưu thông.

3. In tiền bao nhiêu là đủ?
In bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tùy thuộc vào chính sách của mỗi chính phủ cũng như mong muốn của các ông trùm tài chính. Trước hết ta quay lại sự hình thành của tiền. Xem phím dã sử trung quốc ta thấy là người dân dùng cân nặng của vàng và bạc làm tiền để trao đổi hàng hóa. Để chuẩn hóa đơn vị người ta dùng đĩnh bạc hoặc đĩnh vàng, nhờ vậy việc mua bán sẽ dễ dàng hơn thay vì cứ mỗi làn mua cái gì đó người ta lại phải cân lên để xem khối lượng cục bạc, cục vàng đó là bao nhiêu.

Ở các nước châu âu thì người ta phát hành các đồng tiền vàng hoặc bạc. Sau đó người ta phát hành tiền giấy thay cho tiền vàng và tiền bạc. Hai loại tiền này khác hẳn nhau vì tiền vàng và bạc được chính giá trị của chất liệu làm lên tiền đảm bảo trong khi tiền giấy lại được chính phủ nước in tiền đảm bảo.

Ngày nay tiền giấy đã được thay thế các loại tiền vàng, bạc. Ngay cả tiền xu cũng làm bằng chất liệu rẻ tiền và cũng chẳng khác gì tiền giấy. Tuy không làm bằng vàng hay bạc nhưng tiền giấy được chính phủ đảm bảo thông qua đảm bảo bằng vàng. Có nghĩa là lượng tiền lưu thông trong người dân phải tương đương với lượng vàng mà chính phủ nắm giữ.

Giải thích đồng tiền được đảm bảo bằng vàng đơn giản là thế này: Khi lạm phát xảy ra, người dân có xu hướng bảo toàn tài sản bằng cách mua vàng hoặc địa ốc. Tuy nhiên vàng có tính thanh khoản hơn địa ốc rất nhiều, vì vậy người dân vẫn chọn vàng. Nếu lúc đó chính phủ không có vàng để cung ứng ra thị trường thì giá trị tiền đồng sẽ sụt giảm thông qua việc tăng giá vàng do cung không đủ cầu. Nếu ngược lại thì sau một thời gian mua vàng mà giá vàng lại càng ngày càng giảm hoặc đứng yên thì người dân sẽ ngừng mua vì càng mua càng lỗ. Nhờ vậy mà tiền không bị mất giá, chặn đứng được lạm phát.

Các chính phủ đều chọn vàng để đảm bảo cho tiền do chính phủ đó phát hành ngay cả đồng đô la mỹ. Người ta gọi đó là chính sách “bản vị vàng”; hoặc nếu dùng bạc thì chính sách “bản vị bạc”. Trước người ta dùng cả bạc nhưng sau lượng bạc trên thế giới quá nhiều trong khi tiêu chí quan trọng kim loại được chọn phải là nó có hữu hạn. Vàng là một kim loại quý, có hữu hạn, lại ăn sâu vào tiềm thức người dân về giá trị vì vậy mà được chọn để đảm bảo tiền tệ.

Chính phủ các nước bên cạnh vàng còn phải dự trữ cả ngoại tệ là đồng đô la Mỹ. Vì đồng đô la Mỹ cũng là một đồng tiền ổn định về giá trị, đô la mỹ lại cũng có tính thanh khoản còn hơn cả vàng vì vậy mà đây cũng là nơi trú ngụ để bảo toàn tài sản của người dân. Vì vậy chính phủ Việt Nam phải có dự trữ ngoại tệ để đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế và cũng để trấn an người dân khi cần.

Cũng như vàng, khi người dân mất niềm tin vào tiền đồng người dân sẽ mua vào đô la mỹ. Nếu Việt Nam không đủ dữ trữ ngoại tệ để cung ứng ra thị trường thì tỷ giá sẽ tăng lên đồng nghĩa với tiền đồng mất giá. Ngược lại, nếu cung ứng đủ thì tỷ giá sẽ đứng yên, sau một thời gian ổn định tâm lý người dân sẽ yên tâm với tiền đồng và bán ra thay vì mua vào. Lúc đó ngân hàng trung ương lại mua vào đô la mỹ để tăng dự trữ ngoại tệ.
<continue>

Tài chính và tiền tệ (P1: Tiền)

Comments

comments

3 COMMENTS

  1. “lượng tiền lưu thông trong người dân phải tương đương với lượng vàng mà chính phủ nắm giữ”
    Anh ơi cho em hỏi là dựa vào căn cứ nào để xác định được lượng vàng chính phủ năm giữ tương đương lượng tiền lưu thông trong người dân ạ? Vì giá vàng cao thấp khác nhau tùy thời điểm nên em không hiểu chỗ này lắm.Mong anh thông giúp em với ạ!Em cảm ơn anh nhiều!

    • Dear em;
      Câu đó là thời bản vị vàng; sau 1971 thì không còn chế độ đó nữa.

      Thời bản vị vàng thì 1 đồng tiền pháp định tương ứng với một số g vàng nhất định. Con số này cố định. Còn hiện giờ giá vàng biến động lên xuống theo cung cầu vàng; vàng chỉ là một loại hàng hóa đặc biệt; vàng không còn dùng để giữ giá tiền pháp định nữa.

      anh VD
      em tham khảo thêm bài cung cầu tiền: https://chienluocsong.com/tai-chinh-va-tien-te-p3-cung-cau-tien/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here