Kinh tế Việt Nam đi về đâu?

0
3273

Tình hình kinh tế thảm hại hiện nay, cho dù không có sự đe dọa từ trung quốc thì nó cũng là tất yếu sẽ xảy ra. Nguyên nhân mà đất nước chúng ta gặp phải đó là vấn đề năng suất không được cải thiện theo thời gian.

Trong bài liên quan tới tăng trưởng kinh tế, ta gặp một mô hình đơn giản như sau:

– Có một gia đình 2 vợ chồng mới cưới, được giao 1 hecta đất. Năm đầu tiên hai vợ chồng trồng lúa mỗi năm được hai vụ, tổng được 10.000 kg thóc ~ 100 triệu đồng.

– Năm sau, rút kinh nghiệm từ năm trước hai vợ chồng tìm hiểu và chọn cho được giống lúa tốt hơn, chăm bẵm tốt hơn. Cuối năm hai vợ chồng được 13.000 kg thóc ~130 triệu đồng.

– Cứ như vậy, hai vợ chồng thức khuya dậy sớm, cải tiến và cuối cùng tới năm thứ tư đạt được 18.000 kg thóc~180 triệu đồng. Tới năm thứ 5 thì không còn gì để cải tiến nữa, vẫn thu hoạch được bằng năm trước 18.000 kg thóc.

– Như vậy năng suất lao động của hai vợ chồng ban đầu từ 50 triệu/người/năm thành 90tr/người/năm. Cuộc sống ngày càng khấm khá, có của ăn của để.

– Cùng thời gian đó, hai vợ chồng sinh được hai cháu; nhân khẩu trở thành 4 người. 15 năm sau thì hai cháu cũng đã tham gia vào lực lượng lao động của gia đình. Vấn đề là những gì đã cải tiến thì đã cải tiến hết rồi nên tổng gạo thu hoạch một năm của gia đình vẫn thế; hai đứa con chỉ giúp cho 2 vợ chồng nhàn hạ hơn. Lúc này năng suất lao động chỉ còn 48tr/năm/người.

Khi đất hoang còn nhiều thì 2 người con có thể khai khẩn đất hoang để mở rộng diện tích canh tác, nhờ vậy tổng sản lượng gạo của gia đình tăng lên, từ đó năng suất lao động tăng lên. Nhưng vấn đề hiện nay là đất đều đã có chủ cả rồi, hai đứa con chỉ còn phương cách cuối cùng nếu không muốn chết đói là thuê đất sản xuất hoặc lên thành phố làm thuê.

Đó là vấn đề mà các nhà kinh tế đã dự báo, kết cục của nó là tỷ lệ thất nghiệp nhiều, số người không đủ ăn tăng, rồi cướp bóc, chém giết.

Lời giải cho kết cục đoán trước này đó là Tri thức. Gia đình 4 người này có thể lựa chọn nhiều phương án khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn thay vì cứ chỉ trồng lúa. Họ có thể trồng nấm, hoa màu, nuôi gia cầm gia súc; túm lại trồng một loại cây hay nuôi một cái đó đó kinh tế hơn. Muốn làm được điều này họ phải có tri thức vì nếu không họ sẽ nhanh chóng thất bại do không am hiểu những thứ rất mới mẻ đối với họ.

Hoặc họ cũng có thể từ bỏ ngành nông nghiệp mà chuyển sang ngành dịch vụ bằng cách mở quán ăn, môi giới nhà đất, tư vấn cho các nông dân khác cách nuôi trồng hiệu quả,…

 

Nhìn rộng hơn ở phạm vi quốc gia. Chúng ta thấy Việt Nam ta từ 1986 tới nay đã là 30 năm, có gì khác trước không? Có người bảo là đời sống người dân nâng cao vì ai cũng có điện thoại, xe máy, mặc đẹp, ăn ngon,…Nhưng nếu nhìn xung quanh ta sẽ thấy có mấy thứ là do người Việt Nam sáng tạo và sản xuất? Hoặc nó được nhập khẩu, hoặc nó được sản xuất tại Việt Nam với bản quyền do nước ngoài nắm giữ.

 

cac thanh phan tao len gia san pham

Biểu đồ bên là các thành phần cấu thành lên giá của sản phẩm/dịch vụ. Tỷ trọng tạo lên giá hiện nay lớn nhất là tiền bản quyền và thương hiệu. Phân phối có thể chiếm từ 30% tới 5% tùy thuộc vào thương hiệu và chính sách của mỗi công ty. Sản xuất là chiếm ít nhất có lẽ nó chỉ chiếm khoảng 5% của cấu thành lên giá.

Nếu như người Việt Nam nắm giữ thu nhập của khoản nào thì nó sẽ thuộc về Việt Nam. Nếu người nước ngoài nắm giữ khoản nào thì tiền đó sẽ ra khỏi Việt Nam tạo dòng tiền ra, gây ra thâm hụt cán cân thương mại.

 

Biểu đồ dưới thể hiện dòng tiền ra thông qua thậm hụt cán cân thương mại qua các năm:

kim ngach xuat nhap khau

 

Từ 2011 tới nay thâm hụt giảm nhưng không phải là do chúng ta giỏi hơn mà do tổng cầu của chúng ta giảm đi nên hàng hóa được tiêu thụ ít hơn; đó là còn chưa kể là các hàng hóa nhập khẩu giảm chủ yếu lại là máy móc sản xuất và nguyên vật liệu.

Biểu đồ dưới là cơ cấu hàng xuất/nhập khẩu của ta với TQ. Ta thấy là cái chúng ta xuất đi có giá trị thấp, nhưng cái chúng ta nhập về lại có giá trị cao. Dường như chúng ta hoặc là xuất nguyên liệu thô hoặc là nhập khẩu nguyên liệu để gia công thuê.

co cau xuat nhap khau

Mô hình của Việt Nam giống với mô hình của gia đình nông dân ở trên. Càng ngày năng suất lao động càng suy giảm. Điều này khiến cho thu nhập bình quân giảm; nếu thu nhập bình quân vẫn cứ tăng thì hoặc là nó đến từ nợ nước ngoài, hoặc nước dâng thì thuyền dâng, hoặc là do thống kê.

Lời giải cho vấn đề chúng ta đang gặp phải chỉ có một đó là phải gia tăng năng suất. Thay vì cứ chấp nhận năng suất 40tr/năm thì phải tìm cách nào đó để trở thành 90tr/năm rồi từ đó cao hơn nữa. Cách nào đó phải là một cái gì đó mang tính đột phá chứ không phải cải tiến từ những cái đã có kiểu như tiếp tục trồng lúa.

Khi chúng ta phải đối mặt với TQ, chúng ta khó khăn hơn nhưng cái chúng ta đạt được là chúng ta biết được chúng ta đang ở đâu trên cái thế giới này. Hy vọng nó giúp chúng ta bừng tỉnh, nhận thức được con đường chúng ta đang đi đang có rất nhiều vấn đề để từ đó có những cải cách giúp giải phóng sức sáng tạo, cần cù hăng say lao động của người dân Việt Nam.

Ta có thể tự hào mà nói với bố mẹ ta rằng đời của ta khó khăn hơn nhiều so với đời các cụ. Các cụ có thể bảo là mỗi đời đều có những khó khăn phải vượt qua, nhưng thưa các cụ, đời các cụ dân số Việt Nam chỉ bằng một nửa bây giờ và chúng ta chưa có một đồng nợ nước ngoài nào.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here