Kinh tế học (P19: Lợi ích của người sản xuất)

0
11917
5/5 - (5 votes)

Người sản xuất (Doanh nghiệp) mua các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa bán ra thị trường thu về tiền. Người tiêu dùng mua hàng hóa nhưng có đặc điểm là hàng hóa hay dịch vụ đó sẽ mất đi trong quá trình sử dụng (tiêu dùng).  Việc sử dụng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và người ta cố gắng đo đếm nó bằng đơn vị Utils, với doanh nghiệp thì đơn giản hơn vì nó được thể hiện bằng sản lượng, bằng tiền thu lại được từ bán hàng hóa.

Kinh te hoc p19-ham san xuat

Tương tự như với đường giới hạn ngân sách của người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng có một ngân sách giới hạn. Giả sử như họ có hai đầu vào (như là hai lựa chọn mua X và Y) đó lao động (L) và tư bản (K) thì họ có vô số cách kết hợp khác nhau để tạo ra các mức sản lượng khác nhau. Các sự kết hợp này tạo thành hàm sản xuất Q= f(K,L).

Q chỉ lớn hơn 0 khi K và L đều lớn hơn 0. Khi một trong hai bằng 0 thì Q sẽ bằng 0. Vì vậy hàm Q được biểu thị bằng công thức sau:

Kinh te hoc p19-ham san xuat 2

Đây được gọi là hàm Cobb-Douglas. α và ß cho biết khi lao động (L) hay tư bản (K) thay đổi 1 % thì sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu %.

Khi doanh nghiệp mua các yếu tố đầu vào nó tạo ra chi phí. Chi phí có hai loại là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là chi phí phải trả không thay đổi hoặc là chi phí có thể thay đổi nhưng chi phí rất cao. Chi phí biến đổi là chi phí dễ thay đổi, thường được tính theo việc tăng hay giảm sản lượng đầu ra.

Các chi phí cho nhà xưởng, máy móc, ô tô,… được gọi là chi phí cố định. Các chi phí như mua nguyên vật liệu đầu vào, điện nước, …được gọi là chi phí biến đổi.

Khoảng thời gian mà trong đó có ít nhất một đầu vào cố định gọi là ngắn hạn (SR); khoảng thời gian mà trong đó tất cả các đầu vào đều biến đổi gọi là dài hạn (LR). Định nghĩa này giải thích cho khái niệm ngắn hay dài hạn trong kinh tế vĩ mô.

Hiệu suất tăng theo quy mô là khi tăng n lần yếu tố đầu vào thì đầu ra tăng hơn n lần. Lợi ích quy một đạt được là vì các khoản chi phí cố định đã được phân đều ra trên sản lượng nhiều hơn. Ví dụ như với một cửa hàng Cafe, đầu vào cố định là tiền thuê mặt bằng, nhân công; còn chi phí biến đổi là nguyên liệu cafe. Càng tăng số lượng cốc cafe bán ra thì lợi ích càng lớn hơn. f(n.K,n.L) > n.f(K,L)

Hiệu suất giảm theo quy mô là khi tăng n lần yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng ít hơn n lần. Khoảng không gian của quán cafe là hữu hạn, khi tăng số lượng cốc bán ra lên một mức tối đa thì khách không có chỗ mà ngồi, các tài sản cố định bị sử dụng vượt quá khả năng tái tạo; gây ra càng ngày càng nhiều chi phí mà chi phí đó không được bù đắp đủ bằng lợi nhuận có được thêm. f(n.K,n.L) < n.f(K,L)

Hiệu suất không đổi theo quy mô là khi tăng đầu nào n lần thì đầu ra cũng tăng đúng n lần. f(n.K,n.L) < n.f(K,L)

Loi the ve quy mo

Năng suất bình quân (AP) phản ánh một đơn vị đầu vào tạo ra bao nhiêu sản lượng đầu ra.

Ví dụ:

Tổng sản lượng/Số lao động = năng suất bình quân của lao động

Tổng sản lượng / Số tư bản = Năng suất bình quân của tư bản.

Năng suất cận biên (MP) phản ánh việc tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào làm tăng thêm bao nhiêu sản phẩm đầu ra. Ví dụ việc tăng thêm 1 lao động tạo ra thêm 10 sản phẩm thì MP = 10.

MP= Thay đổi của tổng sản lượng đầu ra/ Thay đổi của lượng đầu vào

Kinh te hoc p19-nang suat trung binh

Trong trường hợp bổ sung lao động. Ban đầu năng suất trung bình có thể tăng lên do tính  chuyên môn hóa tăng hoặc do K chưa được tận dụng hết. Ví dụ như nếu là chạy taxi, 1 lao động chỉ chạy được buổi sáng, nếu thêm 1 lao động thì có thể tận dụng thêm buổi đêm.

Sau đó tới một ngưỡng nào đó thì việc tăng lao động không làm tăng năng suất, rồi sau đó năng suất trung bình sẽ giảm dần. Nguyên nhân có thể do việc phối hợp giữa các lao động trở nên phức tạp hơn; máy móc không được nghỉ ngơi bảo dưỡng khiến cho tuổi thọ giảm đi.

Trong kinh tế học, người ta giả định rằng không có yếu tố thừa ở đây vì vậy việc bổ sung thêm yếu tố sẽ làm cho không gian nhà xưởng chật chội hơn, việc kết hợp khó khăn hơn vì vậy năng suất cận biên có quy luật giảm dần

Kinh te hoc p19-nang suat can bien giam dan

Việc tăng số lượng đầu vào 1 yếu tố trong khi yếu tố khác không đổi sẽ làm giảm dần năng suất trung bình do tổng lợi ích (tổng sản lượng) sẽ tăng lên nhưng không theo kịp so với việc tăng tổng yếu tố đầu vào.

Trong thực tế, doanh nghiệp cũng cố gắng tối đa hóa lợi ích thông qua việc tận dụng hết mọi nguồn lực hiện có. Đến một lúc nào đó thì doanh nghiệp phải tăng đồng đều các yếu tố theo một tỷ lệ nào đó thì mới giúp cho năng suất cận biên vẫn tiếp tục tăng còn không nếu chỉ tăng 1 yếu tố trong khi yếu tố khác không đổi thì sẽ làm năng suất cận biên giảm dần.

Đường đồng sản lượng

Trong entry phần 18, người tiêu dùng có đường đồng lợi ích (đường bàng quan). Tại bất cứ điểm nào trên đường bàng quan thì tổng lợi ích mà người tiêu dùng nhận được là như nhau. Tương tự đối với doanh nghiệp, họ cũng có đường đồng sản lượng, các điểm trên đường này thể hiện các sự kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào nhưng tổng sản lượng họ nhận được là không đổi

Kinh te hoc p19-duong dong san luong 2

Đường đồng sản lượng cho thấy các cách thức kết hợp khác nhau giúp cho doanh nghiệp tính toán để tối thiểu hóa chi phí vì giá cả của K và L có tính chất biến đổi. Khi cần tăng sản lượng thì cũng phải có sự kết hợp của cả K và L.

Tại điểm E1 có số tư bản là K1 và có số lao động là L1. Khi di chuyển tới điểm E2 thì thì số tư bản bị giảm đi một lượng là (K1-K2) và số lao động phải bù đắp vào thêm là (L2-L1). Tỷ lệ thay thế của đầu vào này cho đầu vào kia nhằm giữ sản lượng không đổi gọi là tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên MRTS. MRTS= – (K1-K2)/(L2-L1)= Năng suất cận biên của lao động / Năng suất cận biên của tư bản=MPL/MPk

Tương tự trong trường hợp hai đầu vào có mối quan hệ bổ sung hay thay thế hoàn hảo:

Kinh te hoc p19-dac biet duong dong san luong

Thuật ngữ trong entry này

Total Revenue (TR): tổng doanh thu

Marginal Revenue (MR): doanh thu cận biên; là doanh thu tăng thêm khi tăng 1 đơn vị hàng hóa bán ra

Production Function: hàm sản xuất

Short-run (SR): ngắn hạn >< Long-run (LR): dài hạn

Constant Returns to Scale: hiệu suất không đổi theo quy mô

Increasing Returns to Scale: hiệu suất tăng theo quy mô ><Decreasing Returns to Scales

Average Product  (AP): năng suất bình quân

Marginal product: năng suất cận biên

The law of Diminishing Retruns: Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Isoquant: đường đồng sản lượng

Marginal Rates of Technical Substitution (MTRS): tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên

Fixed Cost (FC): chi phí cố định; Variable (VC): chi phí biến đổi

 

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here