Tâm lý thắng thua trong đầu tư (P2:TTCK)

2
6101
Yếu tố cảm xúc ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của NĐT
4.8/5 - (11 votes)

Hầu hết các quyết định của chúng ta hàng ngày đều có độ bấp bênh trong thắng và thua. Các quyết định càng quan trọng thì thường có độ “không chắc” càng cao. Bạn không thể đợi để chắc chắn rằng căn nhà này sẽ tăng giá gấp đôi vào tháng 12/2019 thì mới mua căn nhà đó để đầu tư vì đợi tới lúc bạn biết chắc thì căn nhà đã có người khác mua rồi.

Giá X đồng của căn nhà đó ngày hôm nay là một giá hợp lý dựa trên những dữ kiện đã có. Vậy khả năng gần như 100% là những gì bạn biết về căn nhà đó thì người khác cũng đã biết. Bạn cần phải nắm rõ lợi thế của mình là gì trước khi bỏ tiền ra mua ví dụ như để đầu tư căn nhà đó thì số tiền phải bỏ ra rất lớn và rất ít người có đủ số tiền đó, vốn nhiều là lợi thế của bạn. Hoặc lợi thế của bạn là sự kiên nhẫn, bạn sẵn sàng đợi 5 năm trong khi đa số mọi người chỉ có thể đợi 1 năm là hết kiên nhẫn. Bạn có hiểu biết rất sâu về bất động sản nhờ vậy gần như chỉ có bạn mới đánh giá được hết tiềm năng của căn nhà. Nếu bạn chẳng có lợi thế gì cả, một tay mơ về bất động sản mà quyết định đầu tư mua một căn chung cư, một mảnh đất để kiếm lời thì thật quá nhiều rủi ro.

Nếu bạn định mở một quán cafe ở đường Hai Bà Trưng thì phải trên giả thiết rằng đã có rất nhiều người như bạn thấy điều này nhưng tại sao họ không làm? Cho rằng mình biết nhiều hơn người khác vì vậy mình đầu tư mở quán cafe chắc chắn sẽ thành công sẽ dẫn tới thất bại.

Lợi thế đến từ quy mô vốn (giống như một trong những lợi thế của DN ), từ một năng lực nào đó của bản thân như sự kiên nhẫn, sự sáng tạo, khả năng vượt khó, đam mê, hiểu biết sâu về lĩnh vực mình đầu tư hoặc đơn giản có máu liều. Vì vậy đầu tư vào bản thân luôn là đầu tư thông minh nhất; nó giúp bạn có đủ năng lực để đầu tư kiếm lời trong tương lai.

Mỗi người một tính khi mới sinh ra vì vậy mỗi người phù hợp với một hình thức đầu tư khác nhau giống như một con khỉ không nên thi bơi với một con cá cho dù nó rất thích khi ở dưới nước.

Đầu tư chứng khoán cũng giống như các hình thức đầu tư khác ở bản chất, nó chỉ khác là khuếch đại rất nhiều điểm yếu của chúng ta liên quan tới cảm xúc. Điểm yếu cảm xúc của chúng ta trong đầu tư đó là khi thắng thì muốn thắng nhiều hơn và khi thua thì muốn… không thua. Vì vậy một con bạc thắng 1 ván thì sẽ tiếp tục đánh vì muốn thắng nhiều hơn và khi thua 1 ván thì muốn tiếp tục đánh để gỡ lại và thắng.

Chúng ta cực kỳ sợ thua vì thua tác động rất lớn tới phẩm giá con người ta; bên cạnh đó chúng ta lại rất tham lam, chẳng biết thế nào là đủ. Hai đặc tính đó kết hợp lại trở thành điểm yếu của chúng ta trong đầu tư nói chung và đầu tư trên TTCK nói riêng.

Và kịch bản chung trong đầu tư của một anh A trên thị trường chứng khoán sẽ thế này:

  • Sau một hồi cân nhắc anh A quyết định mua 1000 mã cổ phiếu Y với giá 20.000đ/cổ phiếu. Gọi thời điểm đó là T+0
  • Giá ngày hôm sau T+1 là 21.000, tới T+3 (là ngày có thể bán) giá 22.000. Tuy nhiên không bán mà kỳ vọng giá tiếp tục tăng.
  • Tới T+5 giá mỗi cổ đã là 24.000đ nhưng vẫn không bán vì muốn thắng nhiều hơn.
  • Tới T+6 giá giảm về 23.000. Nhưng vì 23.000 thấp hơn 24.000 nếu bán thì thiệt một cách tương đối với ngày hôm qua mỗi cổ là 1000đ vì vậy không bán.
  • Tới T+7 giá giảm về 22.500, vẫn kiên quyết không bán vì cùng một lý do ở T+6.
  • Tới T+11 giá đã về mức mua là 20.000đ. Chẳng nhẽ đợi những 11 ngày mà để bán hòa vốn sao; không bán.
  • Tới T+12 giá về mức 19.000đ. Lỗ mất 1000 đ/cổ so với giá gốc và 5.000đ với mức đỉnh vì vậy không bán.
  • Sau T+13 giá giảm liên tục nhưng với cùng lý do của T+12 nên vẫn kiên quyết giữ. Rồi tới một lúc nào đó sẽ phải bán chấp nhận lỗ.
  • Và tới T+200 thì giá của cổ phiếu đó là 40.000đ; nhưng lúc đó thì anh ta đã quên cái cổ phiếu đó rồi. Nếu anh ta giữ cái cổ phiếu đó 200 ngày thì lợi nhuận sẽ gấp đôi.

Hầu hết các cổ phiếu đều dao động theo một hình sine có chu kỳ có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Chu kỳ mỗi cổ phiếu phụ thuộc vào bản thân nội lực doanh nghiệp đó và cũng phụ thuộc vào chỉ số chung. Khi chỉ số chung VnIndex tăng thì hầu hết toàn bộ cổ phiếu cũng vào chu kỳ tăng và ngược lại. Mà chỉ số chung lại phụ thuộc vào nền kinh tế của nước nhà; nền kinh tế nước nhà lại phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới. Tất nhiên là cũng có tổ lái nhưng tổ lái cũng kiếm tiền như vậy; họ phải tạo đáy để gom và tạo đỉnh để chốt lời.

Phải mất 12 năm để số tiền bạn gửi vào ngân hàng theo hình thức lũy tiến tăng gấp đôi nhưng đợi 12 năm trên TTCK thì lại thiếu kiên nhẫn. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ đa phần theo hình thức lướt sóng, ít ai kiên nhẫn nổi 6 tháng.

Tâm lý đầu tư ngắn hạn chỉ muốn thắng mà không chấp nhận thua là điểm yếu nhất của NĐT. Chính vì vậy mỗi nhà đầu tư bên cạnh kiến thức đều phải có tính kỷ luật rất cao thì mới có thể có cơ hội thắng được.

Comments

comments

2 COMMENTS

  1. Em cảm ơn anh Dũng vì đã ra mắt chuỗi bài viết về thị trường này. Em thích phong cách viết bài của anh, không đùng 1 cái vào thẳng vấn đề mà anh đã khai thác từ những cái nền tảng nhất. Đọc dễ hiểu và phân tích 1 cách rất sâu sắc!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here