Luật kinh tế (P4: Hợp đồng kinh tế)

1
7123
5/5 - (2 votes)

Trước 2005 khi luật dân sự 2005, luật thương mại 2005 chưa ra đời thì người ta gọi là Hợp đồng kinh tế. Sau thời điểm hai bộ luật này có hiệu lực thì thường được gọi là Hợp đồng Kinh doanh thương mại. Về bản chất thì pháp luật không bắt buộc phải đặt tên như thế nào, vì vậy nó tồn tại với nhiều tên gọi như hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, hợp đồng thương mại,…

Hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên. Cứ ở đâu có thỏa thuận là để văn bản hóa người ta có thể lập thành hợp đồng. Trong hôn nhân gia đình, trong mua bán trao đổi tài sản, trong các hợp đồng vay mượn cầm cố,…

Hợp đồng trong kinh tế là hợp đồng thỏa thuận giữa các chủ thể doanh nghiệp (có đăng ký kinh doanh). Mục đích của hợp đồng là cả hai bên đều vì lợi nhuận. Thông thường thì hai bên sẽ có mâu thuẫn về mặt lợi ích trong hợp đồng vì vậy pháp luật sẽ quy định rõ về giải quyết tranh chấp.

Trong hợp đồng ta sẽ thấy phần “Căn cứ” có các văn bản pháp lý chính sau:

– Bộ luật dân sự 2005:

Trước năm 1995 khi mới ra đời thì luật dân sự chỉ điều chỉnh các hành vi dân sự theo nghĩa hẹp, có nghĩa là thỏa thuận giữa người dân với nhau. Tới 2005 thì bộ luật dân sự mới ra đời sẽ điều chỉnh toàn bộ cả dân sự theo nghĩa hẹp lẫn các thỏa thuận giữa các chủ thể có đăng ký kinh doanh. Vì vậy tất cả cá hợp đồng trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam đều là hợp đồng dân sự. Và ta sẽ thấy là “Căn cứ vào bộ luật dân sự 2005” sẽ luôn có trong danh sách các căn cứ.

– Bộ luật thương mại 2005:

Luật này điều chỉnh riêng các hoạt động thương mại. Nó bao gồm rất rộng các hoạt động kinh doanh nói chung kể từ khi hàng hóa xuất xưởng tới tay nghười tiêu dùng. Hợp đồng về bản chất là văn bản hóa các thỏa thuận nên nó sẽ phân bổ trong các điều khoản của Luật thương mại. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa bộ luật dân sự và bộ luật thương mại thì áp dụng theo luật thương mại

– Các văn bản pháp luật chuyên ngành

Mỗi một lĩnh vực chuyên ngành thì bộ quản lý chuyên ngành có thể sẽ có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. Ví dụ như nông sản, khai khoáng, viễn thông….Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa văn bản chuyên ngành và các văn bản trên thì áp dụng theo văn bản chuyên ngành

– Đối với các điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên

Khi gia nhập WTO thì chúng ta phải tuân theo khoảng 60 hiệp định. Khi buôn bán với nước ngoài thì chúng ta phải theo Incontem. Thông thường thì chỉ khi ta buôn bán với nước ngoài ta mới phải theo các hiệp định này. Trong trường hợp có mâu thuẫn gữia các điều khoản hiệp định và luật trong nước thì quy định của hiệp định được ưu tiên

Tóm lại nguyên tắc áp dụng luật như sau:

– Ưu tiên các luật chi tiết hơn: Khi cần tìm một điểm nào đó xem quy định như thế nào thì ta tìm từ luật chuyên ngành tới luật thương mại rồi luật dân sự. Ví dụ như các quy định về đặt cọc, bảo lãnh,… rất thường thấy trong các hợp đồng thì có trong luật dân sự mà không có trong luật thương mại.

– Cùng một vấn đề mà quy định khác nhau thì theo luật chuyên ngành

Các văn bản luật liên quan:

https://www.dropbox.com/sh/gfu290p1wm58fli/ltjfmvA1En

Comments

comments

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here