Luật Kinh tế (P5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong KD)

0
6851
5/5 - (2 votes)

Trong các hình thức hợp đồng thì ngoài hợp đồng bằng văn bản còn hợp đồng bằng hành vi hay lời nói. Tuy nhiên văn bản vẫn là hình thức sử dụng thịnh hành nhất, văn bản có thể là ký trực tiếp giữa hai bên cũng có thể là dạng văn bản điện tử.

Nguyên nhân là trong quá trình làm ăn khó có thể tránh được các tranh chấp phát sinh. Khi có phát sinh thì cứ giấy trắng mực đen mà phân xử. Pháp luật quy định về xử lý tranh chấp là Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Các tranh chấp có thể là trong nội bộ giữa các đồng chủ sở hữu công ty trong quá trình góp vốn, vận hành. Trong 5 loại công ty thì chỉ trừ có Công ty tư nhân và Công ty TNHH 1 thành viên là có 1 chủ sở hữu còn lại công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần đều có từ 2 chủ sở hữu trở lên. Mặc dù trong luật doanh nghiệp đã chỉ rõ các doanh nghiệp sẽ góp vốn như thế nào, sẽ phân chia trách nhiệm và quyền lợi như thế nào nhưng trong thực tế sẽ thường xuyên phát sinh các tranh chấp.

Các tranh chấp giữa các cá nhân không có đăng ký kinh doanh ví dụ như giữa người trong cùng gia đình, giữa bạn và ông láng giềng,… trong các tranh chấp như tranh chấp tài sản, thừa kế, vay nợ chuyển nhượng,…thì là tranh chấp dân sự theo nghĩa hẹp.

Các tranh chấp giữa một cá nhân và một công ty. Ví dụ như giữa người lao động và chủ lao động; giữa người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm với doanh nghiệp gây ra ô nhiễm….Các tranh chấp này là tranh chấp dân sự theo nghĩa hẹp vì một bên không có đăng ký kinh doanh.

Các tranh chấp trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng Kinh doanh thương mại. Đã là hợp đồng kinh doanh thương mại thì các bên phải là các chủ thể có đăng ký kinh doanh vì vậy đây là tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng. Đây là tranh chấp phổ biến nhất

Sở dĩ phân ra dân sự theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp vì như ta biết là trước 2005 thì bộ luật dân sự chỉ điều chỉnh các chủ thể là dân sự còn chủ thể có đăng ký KD thì điều chỉnh bởi luật riêng. Sau 2005 thì bộ luật dân sự điều chỉnh tất, mọi tranh chấp đều là tranh chấp dân sự nên người ta phân biệt dân sự nghĩa hẹp là chủ thể là dân sự; còn nghĩa rộng chủ thể là có đăng ký KD.

Đặc điểm của tranh chấp phát sinh trong ký kết, thực hiện hợp đồng KD thương mại:

– Nội dung tranh chấp là vì lợi ích kinh tế: ví dụ như bên A không chịu thanh toán, Bên B giao hàng không đúng hợp đồng,…

– Chủ thể tranh chấp : là những người kinh doanh.

– Phạm vi tranh chấp gắn chặt với hoạt động kinh doanh, chịu sự chi phối của các quy luật thị trường.

– Phương thức giải quyết: cần có phương thức giải quyết phù hợp do các vấn đề về uy tín trên thương trường, bảo vệ bí mật kinh doanh, lợi ích và chi phí mà DN thu được và bỏ ra.

Các cách thức giải quyết tranh chấp được phân từ đơn giản tới phức tạp dần:

Cách 1: Tự giải quyết

Đối tượng chính trong các hợp đồng là hàng hóa, hàng hóa có thể là hàng hóa vật chất, hàng hóa phi vật chất, dịch vụ, xây lắp,…Các tranh chấp phổ biến chủ yếu là liên quan tới việc thanh tóan của bên B với bên A và việc cung cấp không đúng và đủ hàng hóa theo như hợp đồng đã ký kết.

Thông thường đối với các hợp đồng nhỏ, do các chủ thể thường có mối quan hệ lâu dài nên các tranh chấp thường sẽ tự thỏa thuận trong nội bộ với nhau để giảm chi phí về thời gian, tiền bạc cũng như không làm lộ bí mật thương mại.

Pháp luật không có quy định gì về việc này vì vậy cách thức tiến hành cũng sẽ muôn hình vạn trạng.

Cách 2: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Pháp luật có quy định về hình thức giải quyết tranh chấp này tại Luật trọng tài thương mại 2010.

Năm nguyên tắc để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

1. Trọng tài viên phải tôn trọng các thỏa thuận nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội: có nghĩa là cho dù thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng có vô lý tới đâu, miễn là không vi phạm luật thì trọng tài viên phải tôn trọng.

2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư theo quy định của pháp luật: trọng tài viên có thể là một chủ thể mà các bên cùng lựa chọn hoặc do tòa án chỉ định.

3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ

4. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai: đây là điểm khác biệt lớn với giải quyết tranh chấp bằng tòa án vì nếu đã ra tòa thì hôm sau có thể xuất hiện trên vnexpress ngay.

5. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm: có nghĩa là phán quyết cuối cùng và có hiệu lực ngay.

Ở Việt nam có hai cấp phán quyết là Sơ thẩm và Phúc thẩm. Phán quyết của tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực ngay, các bên có 15 ngày để kháng nghị. Hết 15 ngày nếu không ai có kháng nghị thì án có hiệu lực. Phúc thẩm là tòa án được thành lập ra khi có kháng án, phán quyết của toàn phúc thẩm có hiệu lực ngay.

Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

– Nếu như có thỏa thuận khi ký hợp đồng là “Trong trường hợp có tranh chấp thì giải quyết bằng tòa trọng tài”

luat kinh te 1

Cách 3: Giải quyết bằng tòa án nhân dân

Đã vác nhau ra toà thì giải quyết bằng luật tố tụng dân sự 2004 và luật sửa đổi bộ luật tố tung dân sự 65/2011/QH12. Nhân đây cũng thắc mắc là sao khi ban hành luật sửa đổi luật, quốc hội không bỏ hẳn luật cũ và thay bằng luật mới mà để tồn tại hai văn bản khiến cho việc tra cứu phức tạp hơn. Ngoài ra cũng thấy rằng trong thời gian ông Nguyễn Văn An làm chủ tịch quốc hội có rất nhiều luật lớn được xây dựng bao gồm các bộ luật như Bộ luật dân sự 2005, luật doanh nghiệp 2005, luật thương mại 2005,…

Khi có tranh chấp thì bên nguyên đơn phải đưa đến đúng tòa án có thẩm quyền. Các nội dung mà tòa án sẽ thụ lý liên quan tới kinh doanh thương mại quy định theo điều 29

Thẩm quyền của tòa án cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo điều 33:

– Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình

– Tranh chấp về KD thương mại: giới hạn ở một số nội dung

– Tranh chấp về lao động

Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh: Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả các tranh chấp kinh doanh, thương mại trừ các tranh chấp thuộc thẩm quyền cấp huyện. Điều đó có nghĩa là không thể xin tòa án cấp tỉnh thụ lý các nội dung thuộc toà án cấp huyện thụ lý.

Trong thực tế thường thì bên nguyên đơn và bị đơn có đóng trụ sở tại hai huyện, hai tỉnh thậm chí là hai nước sẽ thường xuyên xảy ra vì vậy luật quy định thẩm quyền theo lãnh thổ như sau:

– Tòa án nơi bị đơn có trụ sở sẽ giải quyết tranh chấp: có nghĩa là khi nguyên đơn muốn khởi kiện ra tòa thì anh ta phải nộp đơn tại tòa án nơi bị đơn có trụ sở. Trong khi ký hợp đồng thì vì không thể biết trước bên nào sẽ là nguyên đơn, bên nào sẽ là bị đơn nên các bên có thể thỏa thuận riêng với nhau là tòa án nơi nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết nhưng không được ghi cụ thể tòa án nào sẽ giải quyết.

Vì vậy nếu trong hợp đồng ghi rõ một tòa án nào đó sẽ giải quyết khi có tranh chấp là không đúng luật. trong trường hợp tranh chấp xảy ra thì tòa án bên bị đơn sẽ vẫn đứng ra tiếp nhận.

Nếu liên quan tới bất động sản thì tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Có nghĩa là nếu như người dân góp vốn cho một chủ đầu tư để xây dựng một khu chung cư; nếu như người dân kiện thì họ sẽ nộp đơn vào tòa án nơi khu chung cư đó nằm trên địa phận đó.

Nếu không biết trụ sở của bị đơn ở đâu thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có tài sản, nơi có trụ sở cuối cùng của bị đơn thụ lý. Bên nguyên đơn cũng có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng đó được thực hiện giải quyết.

 

Trong quá trình xét xử nếu như hai bên thỏa thuận riêng với nhau được và bên bị đơn xin rút thì tòa án sẽ phải chấp nhận vì mục đích cuối cùng cũng chỉ là để hai bên giải quyết được tranh chấp.


Trước đây ta hay nghe nói tới thuật ngữ “hình sự hóa tranh chấp dân sự” có nghĩa là đáng nhẽ đây là tranh chấp dân sự điều chỉnh bởi luật tố tụng dân sự thì ta lại cho nó là tranh chấp hình sự và điều chỉnh bởi luật tố tụng hình sự. Đã là luật tố tụng hình sự thì quyết định cuối cùng phải là của tòa án.

Đối với các dự án dân sự thì chỉ đưa nhau ra tòa khi một trong các bên đứng ra kiện. Còn trong các dự án hình sự thì cơ quan khởi tố là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án.

Về bản chất luật hình sự và bản án hình sự sinh ra nhằm ngăn ngừa, răn đe, đền bù, trả thù, cải tạo, loại bỏ các hành vi mà xã hội không mong muốn nó xảy ra. Các hành vi mà xã hội không mong muốn có thể là trộm cướp, hành hung gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người khác, giết người, buôn lâu, trốn thuế, biển thủ công quỹ ….

Như vậy trong các nội dung mà tòa án sẽ xử lý có nội dung liên quan tới tài sản, về bản chất là lấy tài sản mà người khác sở hữu. Trong khi đó bộ luật dân sự cũng chủ yếu là vấn đề về tranh chấp tài sản. Chính vì vậy đã có một thời kỳ có tình trạng hình sự hóa án dân sự, mà án hình sự có thể có cả đi tù còn án dân sự thì chỉ thuần túy tài sản.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here