Hiểu về một thế giới khác ( Hồi ký Vượt lên cái chết)

0
3682
Rate this post

Không có được bố cục rõ ràng, câu chữ tỉ mỉ như cuốn “Không gục ngã” của Nguyễn Bích Lan, cuốn nay cũng đem lại cho chúng ta một góc nhìn về một thế giới khác nơi sống của những con người dưới đáy của xã hội, không cần phải có tổng kết mạch lạc như Bích Lan nhưng cũng để lại cho người đọc nhiều bài học.

DSC_1430

Có mấy bài học tôi nghĩ có thể rút ra được:

1. Về thói quen

Cuộc đời của cô Tâm tóm gọn lại như thế này Gia đình tan vỡ -> lang thang -> (hút chích, mại dâm -> vào trại -> xây dựng niềm tin -> trốn trại -> bị bắt …) n lần -> Nhân viên xã hội -> Nhận và nuôi những đứa trẻ bị nhiễm HIV.

Vòng lặp vào trại ->xây dựng niềm tin với những người chung quanh tạo điều kiện trốn dễ dàng hơn -> trốn trại -> hút chích -> bị bắt vào trại diễn ra có lẽ hơn 10 lần. Có rất nhiều cơ hội nếu như cô biết tận dụng thì không dẫn tới một kết cục đáng buồn như hiện nay. Xây dựng niềm tin rồi phụ niềm tin của họ, trường hợp tệ nhất là đồng ý kết hôn với một anh để từ đó thoát ra trốn trại không quan tâm tới cảm nghĩ của anh cũng như bố mẹ anh mà anh vừa dẫn ra mắt họ.

Trời có nhân có quả, sau này khi đã hoàn lương cô cũng biết cảm xúc khi bị phụ niềm tin như thế nào khi chính người con nuôi mà cô yêu thương gửi gắm nhiều hy vọng vào nhất lại quay lại phản cô. Sự kiện này tạo vết đau rất lớn trong cô, thể hiện trong nhiều trang sách nhưng cũng phải nhìn nhận là số người cô phụ niềm tin của họ còn nhiều hơn rất nhiều lần.

Có người nói khi bạn lặp lại một hành động lần thứ hai một cách vô thức thì hành vi đó đã thành thói quen của bạn. Thói quen thì khó chữa, không thể cứ hứa suống, cứ ra vẻ có ý chí mà có thể thay đổi được. Chính vì vậy cho dù hoàn cảnh khó khăn hay rất thuận lợi thì  cô cứ lặp đi lặp lại vòng luẩn quẩn đó.

2. Về bước chuyển sang người lương thiện

Việc chuyển từ đang làm mại dâm sang tuyên truyền chống HIV được mô tả quá ngắn trong khi rõ ràng việc chuyển đổi này là rất lớn. Từ thu nhập cao (nhưng không ổn định) sang thu nhập rât thấp (nhưng ổn định). Từ sử dụng sang chống đối…Từ tệ nạn của xã hội sang một người có ích…Nếu như cô có thể mô tả rõ hơn diễn biến tâm lý trong quá trình này thì rất có ích cho người khác.

Trên quan điểm nghiên cứu nhiều về thói quen, tôi khẳng định là để thay đổi thói quen của một người bình thường thì đòi hỏi một “cú sốc”. Nếu không có “cú sốc” thì người đó sẽ không thể thoát được thói quen đó được vì đó là vấn đề của tiềm thức. Tất nhiên đối với những người trên bình thường thì họ sẽ có thể thay đổi thói quen của họ được bằng ý chí, dù vậy số người này là ít.

3. Về các vấn đề của bản thân những tổ chức từ thiện xã hội

Trong sách dường như biết đây là cơ hội để giải trình những hiều lầm, những bức xúc của mình Cô Tâm kể ra hàng loạt cái tên, các tình huống mà chắc chắn ảnh hưởng không ít tới những người còn đang sống. Những hành động tư lợi cá nhân của những người làm công tác xã hội được cô mô tả khá nhiều mặc dù có thể không đúng với bản chất thực sự của vấn đề.

Những người nếu muốn làm công tác xã hội, gây dựng các nhóm đồng đẳng đòi hỏi tiên quyết là phải có sự hy sinh. Nếu như họ đi làm chỉ để kiếm sống thì chắc chắn không trụ được lâu, mà nếu có trụ được thì chỉ làm rào cản cho những con người biết hy sinh khác.

Cuốn sách cũng cho ta thấy ở ngoài kia có những con người đang lặng lẽ âm thầm giúp đỡ những người kém may mắn khác. Hầu hết trong số họ không được xã hội ghi nhận và đền đáp; đôi khi chính những người nhận ơn từ họ lại quay sang trách móc họ nhưng họ vẫn cứ làm vì động lực đến từ trong con người họ.

Dường như câu “xã hội vốn dĩ đã bất công, đừng đòi hỏi nó phải công bằng” của Bin Gate rất đúng trong trường hợp này. Xã hội này luôn luôn là một xã hội bất công cho dù bạn sống ở Mỹ đi chăng nữa. Cái chúng ta có thể thay đổi không phải là môi trường xung quanh mà là chính chúng ta, chấp nhận và thích nghi với bất công mới là việc nên làm.

4. Về mục đích sống

Giai đoạn lương thiện sau này có lẽ cô Tâm vượt được qua quá nhiều khó khăn như vậy cũng vì có được mục đích sống là trả nợ cho những gì cô ý đã gây ra. Chúng ta là người bình thường đôi khi còn thấy cuộc sống vô vị, chẳng hiểu mình sống vì cái gì, để làm gì huống hồ những con người nhiễm HIV biết mình chẳng sống được bao lâu. Về sau này cô Tâm có nhắc tới việc mình bị bệnh hiểm nghèo, nhưng không nói rõ bệnh gì? có liên quan tới quá trình trước đây không?.

Lời Kết:

Ba cuốn “Không giới hạn” của Nick Vuijicic, “Không gục ngã” của Nguyễn Bích Lan và ” Vượt lên cái chết” của Trương Thị Hồng Tâm cho  ta có cái nhìn của 3 nghịch cảnh khác nhau.

DSC_1488

Nếu xét về nỗi đau thì có lẽ Nguyễn Bích Lan vẫn có nỗi đau nhất vì Nick sinh ra đã tàn tật, Nick không có giai đoạn lành lặn như Bích Lan trước đó để mà so sánh. Vì vậy Nick sẽ dễ chấp nhận sự khác biệt của mình với những người xung quanh hơn. Trong khi đó Bích Lan thì có một quãng đời từ bé tới hết cấp 2 là người bình thường, cô ý sẽ phải đấu tranh rất nhiều để có thể Chấp nhận được nghịch cảnh.

Hoàn cảnh của cô Tâm thì một phần lớn xuất phát từ nguyên nhân gia đình trong khi 2 trường hợp kia thì rất may mắn sống trong một gia đình hạnh phúc. Phần còn lại đến từ chính bản thân con người cô Tâm, Bố mẹ sinh con trời sinh tính, đâu phải cứ đứa trẻ nào sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc là sẽ có cuộc đời không hạnh phúc.

Cô Tâm cũng không có được những kết thúc có hậu như Bích Lan hay Nick vì cái Nghiệp cô tạo ra quá lớn trong giai đoạn trước đó. Nick và Bích Lan thì không tạo ra nghiệp ở kiếp của họ mà có thể đang phải trả nợ cho cái Nghiệp ở kiếp trước.

Nick, Bích Lan, cô Tâm đại diện cho 3 tầng lớp xã hội khác nhau, ba xuất phát điểm khác nhau nhưng tựu chung cuộc sống của họ đều rất bất hạnh cho dù họ có những thành công nhất định; nhưng vinh quang thì thoáng qua đời người thì còn đó. Nếu như có kiếp sau thì mong rằng họ sẽ được đền đáp xứng đáng với những gì họ đã mất mát trong kiếp này.

Liên quan: Vài cảm nghĩ khi đọc “Không gục ngã”

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here