Người quan sát

0
4680
5/5 - (2 votes)

Trong các entry trước ta đã biết tới trong chúng ta có hai phần là tiềm thức (vô thức) và ý thức (ý chí). Cơ thể của chúng ta cơ bản chỉ là một bộ máy sinh học và rồi tới ngày khoa học có thể nhân tạo hóa mọi bộ phận thậm chỉ là cả cơ thể. Hầu hết phần đời chúng ta hành động theo suy nghĩ sinh ra từ tiềm thức mà bản thân chúng ta cũng không hiểu hết nó. Thế nên việc hiểu mình cũng không phải dễ.

tam linh

Tuy nhiên tiềm thức và ý thức theo triết học phương đông thì cũng vẫn chỉ là bộ máy giống như cơ thể. Chúng ta không phải là ba thứ đó, chúng ta là linh hồn. Linh hồn mang tính liên tục không có điểm dừng trong khi cơ thể bao gồm cả ý thức, tiềm thức chỉ có một giai đoạn. Chúng ta sẽ mất nhiều thời gian nếu tìm hiểu sâu cái này (mặc dù nó rất thú vị) nhưng chúng ta có thể biết là có tồn tại nó thông qua logic sau:

Vào thời đại ngày nay đa phần họat động của chúng ta và suy nghĩ của chúng ta là tách rơi nhau. Ví dụ như khi ăn ta có thể kết hợp xem ti vi hoặc điện thoại. Lúc đó ý thức của chúng ta không hướng tới việc ăn, chúng ta có thể ăn xong mà không cảm nhận gì, thậm chí ăn xong lúc nào không rõ. Tương tư, khi đi chúng ta cũng ít khi nghĩ là chúng ta đang đi, mọi thứ cứ để tiềm thức điều khiển. Vì vậy người ta sinh ra thuật ngữ “Sống Thiền”. Sống thiền có nghĩa là khi làm bất cứ việc gì chúng ta chỉ nghĩ tới hoạt động đó, khi đi chúng ta biết chúng ta đang đi, khi ăn chúng ta biết chúng ta đang ăn. Đó là một trạng thái tập trung mọi giác quan vào hoạt động đang diễn ra.

Thiền về hoạt động cũng là vậy, ta ngồi xuống và quan sát hơi thở, khi thở ra ta biết là đang thở ra, khi hít vào ta biết là đang hít vào. Vấn đề là do những hoạt động đó hàng ngày được điều khiển bởi tiềm thức nên ta cũng không phải cố gắng nhiều vì vậy mà suy nghĩ của chúng ta sẽ bay nhảy tới đâu đó, có thể là công việc, có thể là cuộc cãi vã ngày hôm qua…Vì vậy thiền rất dễ nhưng cũng rất khó.

Đó là việc ý nghĩ theo hành động, vậy ai đang quan sát ý nghĩ? Ai cũng đã từng trải qua trạng thái này, chúng ta dường như là bên thứ ba, chúng ta quan sát ý nghĩ của chính chúng ta. Nếu như chúng ta đang rất tức giận, ý nghĩ nối tiếp ý nghĩ, hành động tiếp nối ý nghĩ, lúc đó ta có thể biết được “ta đang rất giận dữ, đừng nói gì đừng hành động gì”, nhưng thường thì ý nghĩ đó thoáng qua và ta lại cuốn theo cơn tức giận.

Cái đang quan sát ý nghĩ đó không phải là ý nghĩ, nó độc lập với phần Tiềm thức và Ý thức. Luyện tập thông qua việc thường xuyên đống vai là bên thứ ba để quan sát ý nghĩ của mình sẽ làm gia tăng khả năng này. Khi chúng ta tiếp nhận thông tin thông qua 5 giác quan, nếu như có một ý nghĩ đầu tiên xuất hiện tiêu cực, ta biết đó là tiêu cực, lập tức dừng lại dần dần ta sẽ có thể lập trình lại tiềm thức. Chúng ta có thể chấm dứt ngay từ đầu các cuộc cãi vã, các hành động tiêu cực,….

Chúng ta có thể luyện tập thông qua Thiền. Trong cuốn “Thông minh sâu thẳm” của Minh Triết thì có hướng dẫn kỹ thuật thiền đơn giản mà các nhà sư nhập môn hay dùng. Ngồi xuống, xếp bằng, chân trái đật trên khe khớp gối phải, lưng thẳng, nhắm hờ mắt. Thở ra hít vào vài cái thật sâu sau đó đếm hơi thở, cứ hít vào thở ra một cái thì đếm là 1, đếm đến 10 rồi lại quay lại một. Kỹ thuật vậy là để cho suy nghĩ chúng ta không đi lung tung, được khoảng 10 phút (có thể ngắn hơn tùy người) chúng ta dường như rơi vào một trạng thái rất kỳ lạ, nơi chúng ta không nghĩ gì cả. Các kỹ thuật khác như thở ra thì khẽ kêu Aaaaa… hay là nhẩm kinh về cơ bản cũng là nhằm mục đích để ý nghĩ của chúng ta không bảy nhảy. Thiền là trạng thái ngủ có ý thức, ngủ là tráng thái thiền vô thức. Cả hai phương pháp đều nhằm mục đích thu nhận năng lượng vũ trụ, hồi phục cơ thể, nhưng thiền chủ động sẽ tiếp nhận năng lượng nhiều hơn gấp nhiều lần.

Chúng ta ai cũng biết cái gì là không tốt, cái gì là tốt nhưng hành động của chúng ta vẫn cứ là không tốt vì đơn giản chúng ta bị luẩn quẩn quanh cái vòng Tiềm thức – Ý thức – Hành vi – Hành động nên rất khó từ bỏ được các thói quen xấu. Mọi thứ xung quanh chúng ta đều mang tính tạm thời và đều không phụ thuộc vào chúng ta, chúng ta chỉ có thể làm chủ được chính chúng ta. Nếu như chúng ta không hiểu chúng ta thì cũng có nghĩa là không điều khiển được chính mình, không điều khiển được chính mình thì có nghĩa là chúng ta đang để dòng đời xô đẩy 😛

PS: Một lọat entry gần đây là “hậu quả” của gần 10 cuốn sách về tâm linh, thiền, trí tuệ xúc cảm trong 7 tháng qua, có những chỗ khó hiểu và không chặt chẽ nhưng về gốc gác là đều nói có sách, còn mách có chứng thì nội dung trong các entry không phải là chép từ sách mà là từ cảm nhận của bản thân.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here