Động lực làm việc (buổi học thứ nhất 18/6)

0
8039
5/5 - (1 vote)

1. Động lực làm việc xuất phát từ bên trong = Mong muốn x Cam kết
2. Người quản lý không tạo động lực mà chỉ kết nối động lực của nhân viên với công việc họ đang làm
3. Người tạo động lực làm việc cho nhân viên là quản lý trực tiếp; Công ty chỉ thực hiện duy trì
Có 2 nhu cầu người quản lý trực tiếp có thể làm (trong tháp nhu cầu của Maslow): Được tôn trọng và làm cái mình thích
Có 3 nhu cầu giúp duy trì thuộc nhiệm vụ của lãnh đạo cấp cao: nhu cầu vật chất, an toàn và được hòa đồng vào xã hội

4. Có 6 lý thuyết nhu cầu chính : mỗi lý thuyết đều có thể ứng dụng độc lập hoặc kết hợp.
(1): Tháp nhu cầu của Maslow
(2): Thuyết nhu cầu McClelland
(3): Thuyết hai yếu tố Herberg
(4): Thuyết động lực nội tại Hackman – Oldlan (được đánh giá là tốt nhất đối với Công ty)
(5) Thuyết kỳ vọng của Vroom
(6): Thuyết X và thuyết Y
(search google để rõ hơn về mỗi thuyết)
5. Động lực thuộc về thái độ, có 4 yếu tố chính ảnh hưởng tới Động lực cần xét tới:
+ Bản thân người đó
+ Công ty
+ Công việc
+ Người Quản lý
6. Kết quả của động lực làm việc là hiệu quả công việc.
7. Mỗi người đều ẩn chứa những tiềm năng lớn; quan trọng là phải tìm và khơi dậy tiềm năng đó
—————————————————————————————————————————
Nhận thức:
Hôm nay đang trên đường đến công ty, nghĩ về bài học hôm qua về Động lực làm việc tự nhiên đặt ra câu hỏi Nhân thức là cái gì? Đã từ lâu nói nhiều tới nhận thức mà chưa có được một định nghĩa rõ ràng về nó.
Trong 3 thứ Thái độ, Kỹ năng, Kiến thức người ta coi trọng nhất là Thái Độ. Thái độ không tự nó sinh ra mà nó là kết quả của nhận thức của mỗi người.
Mỗi người đều có một nhận thức khác nhau, nhận thức này có thể thay đổi theo thời gian theo sự kiện hàng ngày nhưng nó là một thứ rất khó thay đổi. Mỗi Nhận thức sinh ra hành động khác nhau thế nên khi muốn ai đó làm một việc thì ta phải tác động vào nhận thức của họ trước nếu như nhận thức của họ hiện đang dẫn tới chuỗi hành động không như ta mong muốn
Thay đổi nhận thức vốn vô cùng khó khăn vì nó là những thứ xuất phát từ bên trong. Tự anh ta phải nghiệm ra một nhận thức mới, người ngoài không thể ép được. Ví dụ:
Một người con không quan tâm tới cha mẹ bỗng một ngày đẹp trời nhận ra là bố mẹ ta không ở với ta mãi mãi, cần phải quan tâm tới bố mẹ hơn -> Hành động: Quan tâm tới bố mẹ hơn
Một người đang nhận thức là anh ta đang làm việc cho công ty mang lại giá trị to lớn cho ông chủ bỗng nhận thức ra rằng ta làm việc là vì mình vì nó giúp ta thăng tiến về trình độ cũng như lương bổng -> hành động: anh ta làm việc có động lực hơn vì nó thôi thúc từ bên trọng, công ty không cần phải bắt ép anh ta làm.

vân vân, có rất nhiều ví dụ. Tuy nhiên không phải thay đổi nhận thức nào cũng là tốt:Ví dụ:
Một người lương thiện bỗng một ngày nhận ra rằng những người không lương thiện có cuộc sống tốt hơn mình. Anh ta thấy rằng anh ta phải lưu manh -> hành động: làm mọi thứ kể cả trái với pháp luật, đạo lý để thu lợi về mình.
Có hẳn một danh sách những nhận thức đúng và được chứng minh về lợi ích, ấy thế mà việc thay đổi nó lại vô cùng khó khăn. Lý do là vì nếu như anh ta thay đổi nhận thức anh ta sẽ phải thay đổi một loạt các giá trị khác mà bấy lâu nay anh ta vẫn cho là nó hoàn toàn đúng đắn.
Trong “Từ tốt tới vĩ đại” có nhắc tới lý thuyết về cái Bánh đà. Cái bánh đà nói với ta rằng muốn nó có thể quay nhanh từ khi nó đang đứng yên đòi hỏi ta phải đẩy từ từ để tạo đà cho nó, ta dần dần tăng lực dần cho đến khi nó quay nhanh như ta mong muốn. Thay đổi nhận thức cũng vậy, nó diễn ra từ từ hoặc là biến cố phải vô cùng lớn gần như là một thảm họa; Chắc hẳn ta đã từng nghe những câu đại loại như ” Sự kiện đó đã làm thay đổi cuộc đời tôi.
Ví dụ đối với thay đổi từ nhận thức bất hiếu với cha mẹ tới có hiếu với cha mẹ nhiều khi cha hay mẹ họ mất đi họ mới nhận ra; nhưng thay đổi này lại xảy ra quá muộn.
Muốn thay đổi nhận thức từ lưu manh sang lương thiện nhiều khi người ta phải đối diện với cái ghế điện
Muốn thay đổi nhận thức nhân viên từ làm cho công ty sang làm tốt là vì mình có khi đòi hỏi phải có một quyết định nghỉ việc.
Bàn tới nhận thức còn nhiều; để hôm khác bàn tiếp, đây là một chủ đề hay.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here