Chuỗi giá trị (P2)

1
5287
5/5 - (5 votes)

Trong entry trước ta đã biết tới 2 chiến lược cạnh tranh chính. Việc quyết định theo phương án chiến lược nào ngoài phụ thuộc vào đặc điểm của DN còn phụ thuộc vào 1. mức độ hấp dẫn của ngành và 2. Lợi thế cạnh tranh của ngành. Đối mỗi ngành hay đối với mỗi phân khúc của ngành đều có những lợi thế cạnh tranh nhất định mà doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược cạnh tranh bằng cách thỏa mãn nó. Ví dụ như với các khách hàng ít tiền thì lợi thế cạnh tranh có thể là hàng giá rẻ, và doanh nghiệp nên theo chiến lược chi phí thấp…

Tuy nhiên, mọi chiến lược đều phải bắt nguồn từ đặc điểm của doanh nghiệp. Giống như mỗi cá nhân chúng ta đều phải biết điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì. Nếu ta có sức khỏe mà không thông minh lắm thì nên chọn công việc cần tới sức khỏe, và ngược lại. Doanh nghiệp cũng vậy, phải biết là ta mạnh và yếu ở điểm gì để từ đó phát triển theo hướng phù hợp với lợi thế của ngành thuộc phạm vi thị trường của doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị là một công cụ nhằm phân rã công ty thành các phần riêng biệt. Trong mỗi doanh nghiệp đều có hai hoạt động chính:
1. Họat động sơ cấp bao gồm logistics đầu vào -> vận hành -> logistics đầu ra -> Marketting& Bán hàng -> dịch vụ
2. Họat động hỗ trợ:
– Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
– Quản trị nguồn nhân lực
– Phát triển công nghệ
– Thu mua

Họat động sơ cấp là những hoạt động độc lập có thể tách rời trong khi hoạt động hỗ trợ lại tham gia vào toàn bộ tiến trình của hoạt động sơ cấp. Quản trị nguồn nhân lực thì bộ phận nào cũng làm… Thu mua bao gồm thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào nhưng cũng có thể là mua dịch vụ vận tải, mua dịch vụ lắp đặt bảo dưỡng bảo hành, thuê kho bãi….Phát triển công nghệ có thể là phát triển sản phẩm, thúc đẩy công ty ứng dụng công nghệ…

Tùy mỗi ngành mà mỗi hoạt động hỗ trợ đều có thể là lợi thế cạnh tranh. Trong ngành hàng không, công nghệ cho đặt vé, mua vé có thể là lợi thế cạnh tranh. Trong ngành tư vấn luật thì  Nguồn nhân lực có thể là lợi thế cạnh tranh (mặc dù ngành nào cũng cần tới nhân lực giỏi). Với những nhà máy cần các nguồn nguyên liệu ổn định như sản xuất đường, cao su, chế biến hải sản ….thì thu mua là lợi thế cạnh tranh… Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các quy trình hoạt động, phòng Tài chính kế toán…Trong một số ngành sử dụng vốn nhìều thì Tài chính là quan trọng vì nếu tài chính mạnh thì công ty đủ vốn để tham gia vào các dự án có vòng luân chuyển tiền mặt dài mà công ty khác không theo được.

Họat động sơ cấp thì là mô hình cho gần như là mọi công ty. Logistics đầu vào là các hoạt động vận chuyển từ nhà cung cấp, bảo quản tại kho,…Logistic đầu ra là các hoạt động để hàng có thể tới tay người mua. Vận hành là các hoạt động nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm như chế biến, sản xuất,…để biến các nguyên liệu đầu vào thành thành phẩm. Marketting&Bán hàng là các hoạt động nhằm tạo ra phương tiện để người mua mua hàng…Dịch vụ là các hoạt động lắp đặt, đào tạo sử dụng, bảo trì bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng….

Các hoạt động sơ cấp cũng tùy thuộc vào mỗi ngành mà có thể là lợi thế cạnh tranh. Ví dụ như nếu như ta bán những máy in offset, photocopy,…thì dịch vụ sẽ là lợi thế cạnh tranh. Đầu vào của ta có thể là các hãng giống nhau như Xerox, Canon…..nhưng khách hàng có thể lựa chọn mua ở một công ty có dịch vụ tốt cho dù giá có thể cao hơn.

Với các sản phẩm đại trà như dàu gội đầu, sữa, bánh kẹo…thì Marketting đóng một vai trò quyết định. Đôi khi ta mua hàng do sản phẩm đã ăn vào tiềm thức của ta do lặp đi lặp lại hàng ngày trên ti vi. Ta cũng có thể mua một mặt hàng chỉ vì nó chiếm một diện tích trưng bày lớn trong siêu thị so với các sản phẩm khác. Ta cũng có thể mua một sản phẩm chỉ vì nó được khuyến mại thêm một sản phẩm khác và đôi khi ta cần sản phẩm đó hơn cả chính cái sản phẩm cần mua. Và tất nhiên đôi khi ta mua hàng chỉ vì ta thích người bán hàng bởi sự nhiệt tình, tận tậm từ anh ta khiến cho ta tin tưởng.

Việc gia tăng chất lượng ở bất cứ điểm nào trong chuỗi giá trị đều dẫn tới kết cục gia tăng chi phí nhưng giá trị mang lại trong tương quan ngành lại khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp không thể đồng đều gia tăng chất lượng ở toàn bộ chuỗi giá trị mà chỉ chọn ra điểm phù hợp mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Comments

comments

1 COMMENT

  1. Chào anh,
    Em muốn phân tích yếu tố tài chính kế toán hoạt động bổ trợ của chuỗi giá trị nhưng em ko biết nên phân tích những nội dung và chỉ tiêu nào cho hợp lý (Cơ cấu và hoạt động của bộ phận tài chính kế toán hay các chỉ tiêu tài chính)?
    Anh giúp em làm rõ phần này với ạ.

    Cám ơn anh nhiều,

    Hồng

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here