Tài chính gia đình P3 ( tăng nguồn thu bằng các đòn bẩy)

0
5765
4.7/5 - (4 votes)

Acsimet ” Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng trái đất”. Đòn bẩy là phát minh lớn của nhân loại nhờ có nguyên lý này dường như người ta có thể nâng bất cứ vật nặng nào chỉ bằng sức người. Tay đòn phía dùng lực càng dài thì lực phải tác động sẽ càng nhẹ nhưng khoảng cách ấn xuống lại càng xa.

Nguyên tắc đòn bẩy không chỉ áp dụng cho các vật nặng mà cho mọi thứ. Bất cứ công việc gì cũng có hai cách là làm trực tiếp và sử dụng đòn bẩy. Anh có thể làm trực tiếp cho tới khi anh nhận ra rằng nếu với vẫn cứ cách này thì chẳng thể hoàn thành được nữa, lúc đó anh mới đặt câu hỏi “còn cách nào nữa không?”, chính lúc đó ta bắt đầu suy nghĩ tới việc tìm đòn bẩy.

entry 1 ta bàn về các hình thức tiết kiệm chi phí, entry 2 ta bàn về việc tối ưu hóa nguồn thu công việc chính. Khi đã làm hết mức ở cả hai hình thức này ta nhận ra rằng con số ta có cũng chỉ đến một ngưỡng nào đó. Lương tới mức nào đó sẽ tới hạn và cho dù có tiết kiệm được một nửa mỗi tháng thì ta cũng thấy rất khó khăn để mà giàu được. Và lúc đó ta đặt câu hỏi “Còn cách nào khác không?”

Trước khi ta đạt tới điểm để nghĩ “còn cách nào khác không?” thì nhân loại đã có rất nhiều người đến điểm đó, đặt câu hỏi, và đã tìm ra câu trả lời rồi.

Quay lại nguyên lý sử dụng đòn bẩy, ta cần hỏi “Cái gì đang tạo ra thu nhập của ta ngày nay?”. Câu trả lời có thể là:

– Thời gian : tôi làm việc 8 giờ một ngày, thậm chí cả ngoài giờ làm việc.

– Sức lao động: tôi bỏ ra sức lực cả về vận động lẫn trí tuệ

– Tri thức: tôi vận dụng các kỹ năng quản lý thời gian để tối ưu thời gian tôi có, tôi sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để giải quyết các công việc hàng ngày, tôi sử dụng kỹ năng làm việc nhóm để phối hợp với người khác làm việc tốt hơn. Tôi,…

– Vốn: tôi bỏ tiền ra để đầu tư cho bản thân, xây dựng các mối quan hệ, cho công cụ lao động, tôi gửi tiền tôi có vào ngân hàng để thu lãi hàng tháng,…

Mở một doanh nghiệp chính là sử dụng tổng lực các đòn bẩy trên. Khi chủ doanh nghiệp thuê nhân công là họ đang mua thời gian của người khác, họ trả anh ta lương và được quyền quyết định sử dụng thời gian của anh ta. Tổng thời gian anh ta có không còn là 8 tiếng nữa mà tổng thời gian của số người anh ta thuê.

Khi anh ta vay vốn để kinh doanh là anh ta sử dụng đòn bẩy tài chính. Cá nhân anh ta cũng chỉ có một lượng X đồng nhất định. Lợi nhuận tính theo tỷ lệ % của X vì vậy mà anh ta sẽ gia tăng X thông qua các kênh huy động vốn, nhờ vậy có thể % vẫn vậy nhưng giá trị tuyệt đối lại rất lớn.

Tuy nhiên mở doanh nghiệp không phải dễ, ta phải biết quản trị để quản lý được tổng thời gian ta có. Với 8h cá nhân, mọi thứ đều tự anh ta quyết, việc sử dụng hiệu quả là dễ dàng. Nhưng với thời gian của người khác, những người anh ta không hiểu hết thì việc sử dụng hiệu quả thời gian của họ là việc rất khó.

Việc mở doanh nghiệp cũng đòi hỏi nhiều thời gian, ta không thể hứng lên là mở được. Trước khi mở ta phải biết Mô hình kinh doanh của công ty ta sẽ mở là gì? Đại loại là trả lời câu hỏi “Ta kiếm tiền bằng cách nào?”. Trong quá trình kinh doanh ta phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và thường xuyên căng thẳng.

Rất may mở doanh nghiệp chỉ là một hình thức đầu tư, còn có các hình thức đầu tư khác sử dụng từng đòn bẩy riêng biệt.

1. Thị trường chứng khoán:

Nếu như ta không thể mở doanh nghiệp tự doanh thì sao ta không mua cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó để hưởng cổ tức hàng năm. Và vì rằng doanh nghiệp tồn tại là để đảm bảo lợi nhuận sinh ra lớn hơn lãi suất ngân hàng nên ta kỳ vọng rằng lãi từ cổ tức sẽ hơn hơn là ta gửi tiền đó vào ngân hàng lấy lãi. Với cách này ta đang gián tiếp sử dụng đòn bẩy mà chủ doanh nghiệp đó đang sử dụng để hưởng lợi một phần tương ứng với số cổ phần mua.

Mặt khác cổ phiếu còn có thể mua đi bán lại nên nguồn thu thứ hai ngoài cổ tức là tiền chênh lệch trong trao đổi cổ phiếu.

Nếu như ta vay tiền với lãi suất 12% và đầu tư vào chứng khoán để thu lãi 20% thì ta đã được hưởng 8% chênh lệch. Càng vay nhiều thì giá trị tuyệt đối của 8% lại càng nhiều. Đây là ta đang sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tất nhiên lý thuyết là vậy nhưng để thực hiện thành công cần có tri thức, Nhưng đây là mảnh đất màu mỡ cho chúng ta vì tri thức thì cố thể tích tụ được. Ta có thể không được hưởng toàn bộ 8% đó vì sẽ có thất bại nhưng miễn là chúng ta đừng tham quá thì ta sẽ nắm chắc phần thắng.

2. Thị trường vàng, bạc,

Nghiên cứu các bài về tiền ta biết rằng tiền chúng ta lưu thông hàng ngày đây là tiền pháp định. Tiền pháp định là tiền được đảm bảo bằng uy tín của nơi đồng tiền đó được phát hành chứ không phải bản thân tự nó đã mang giá trị.

Lạm phát là hình tức thu thuế của chính phủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, nhưng nguyên nhân chính là chính phủ in thêm tiền, chính phủ cứ in ra 100.000 là đã làm giảm giá trị của tất cả các đồng tiền đang lưu thông một tỷ lệ nhất định. 100 nghìn in ra sẽ sinh ra không phải 100.000 mà là con số lớn hơn nhiều, nghiên cứu về cung tiền của chính phủ trong bài về ngân hàng.

lam phat va gdp

Vàng trên trái đất này là hữu hạn nhưng tiền giấy thì có thể in vô hạn nên Vàng sẽ ngày một tăng giá so với tiền pháp định. Những năm 97, 500 nghìn mua được 1 chỉ vàng thì nay con số là 4,5tr /1  chỉ vàng, có nghĩa là vàng đã tăng gấp 9 lần so với tiền.

Nếu gửi 500 nghìn đó vào ngân hàng với lãi suất 8%/năm. Lấy 72 chia cho 8 = 9; có nghĩa là tới năm 2006 ta sẽ có 1triệu tới năm 2015 ta sẽ có 2 triệu. Ta sẽ thấy ngay là đầu tư vàng sẽ chắc chắn hơn.

Trong thời kỳ kinh tế phát triển thì vàng không tăng đột biến mà chỉ tăng phụ thuộc vào cung tiền. Nhưng khi kinh tế suy thoái thì 1. Người dân mất niềm tin và 2. Chính phủ tăng cung tiền do nguồn thu giảm. Vì vậy vàng sẽ tăng giá. Chu kỳ kinh tế theo hình sin vì vậy xét ở dài hạn nếu ta mua vàng ở đỉnh cao nhất của chu kỳ kinh tế và bán vàng ở đáy thấp nhất của chu kỳ thì ta sẽ thu được lợi nhuận tốt nhất.

Hoặc ta cưỡi trên những con sóng nhỏ của chu kỳ kinh tế vì chu kỳ kinh tế có đường sin chủ đạo nhưng trên đường sin đó vẫn nhấp nhô răng cưa.

Tin dung va lam phat

Tuy nhiên, làm sao biết được đỉnh? làm sao biết đâu là đáy của cả cơn sóng nhỏ lẫn cơn sóng to. Lấy ví dụ như nước ta thì đang ở đâu của đáy? ta thực ra đang ở trong giai đoạn Khủng hoảng kinh tế, có nghĩa là một suy thoái kinh tế kéo quá dài. Chẳng biết lúc nào vực đầu lên. Vì người dân mất niềm tin và chính phủ sẽ phải tiếp tục tăng cung tiền để vực dậy nền kinh tế, nên vàng vẫn vẫn cứ tiếp tục tăng, tạo chênh so với giá thế giới tới hơn 10%.

Chính vì vậy tâm lý người dân là tích trữ vàng, tính thanh khoản cao hơn nhà đất mà lại đảm bảo giữ được sức mua của đồng tiền. Nhưng muốn làm giàu thì buộc ta phải cưỡi lên những con sóng giống như đầu tư trong thị trường chứng khoán vậy.

Bài viết liên quan:

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here