Đổi mới và cải tiến trong DN (P4: Cải tiến tự thực hiện )

0
5775
5/5 - (1 vote)

Xét về đối tượng ảnh hưởng, một đề xuất sẽ bao gồm những loại sau:
1. Đề xuất cải tiến, đổi mới ở một bộ phận khác:

2. Đề xuất cải tiến của bộ phận mình nhưng không liên quan gì tới mình

3. Đề xuất cải tiến do chính mình thực hiện, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công việc của mình.

Một người ngoài cuộc có thể nhìn bao quát hơn một người trong cuộc nhưng cái nhìn của anh ta nhiều trường hợp sẽ không đúng với thực tế. Anh ta gặp phải hai rào cản, thứ nhất anh ta phải định nghĩa đúng vấn đề cần cải tiến đó có phải là vấn đề không và thứ hai là vì không hiểu nên đề xuất giải quyết của anh ta cũng không thực tế.

Anh ta cũng sẽ gặp phản ứng từ chính phòng ban đó vì người ta có xu thế ngại thay đổi nhất là khi không rõ ràng kết quả của thay đổi.

Đề xuất thuộc nhóm thứ hai ảnh hưởng tới “người khác” vì vậy có thể là anh ta sẽ khách quan hơn nhưng vẫn có xu hướng đánh gia sai, đề xuất bất khả thi. Anh ta tất nhiên cũng sẽ chịu phản ứng của chính người đó khi mà kết quả của ý tưởng không rõ ràng.

Đề xuất tự thực hiện có nhược điểm là có thể anh ta không đứng cao hơn hẳn so với vấn đề của chính anh ta nhưng vì chính mình thực hiện nên nó đảm bảo tính khả thi cao hơn.

Khi nào ta thấy cần cải tiến công việc của chính chúng ta đang làm?

Khó khăn thách thức ta gặp hàng ngày chính là cái mỏ cho cải tiến. Tất nhiên chẳng bao giờ có thể hết khó khăn nhưng ít nhất ta không được để những vấn đề cứ lặp đi lặp lại từ ngày này qua tháng khác.

Trí óc ta luôn cố gắng tìm các câu trả lời cho câu hỏi vì vậy phải đặt ra câu hỏi để kích thích nó:

– Làm thế nào để giải quyết công việc này nhanh hơn? Liệu ta đã tối ưu hóa các công đoạn hay kế hoạch đã hợp lý?

– Vấn đề này sao cứ lặp đi lặp lại? Làm thế nào để ngăn chặn vấn đề này không xảy ra trong tương lai.

– Kết quả này đã phải là cao nhất chưa? Có cách nào để đạt chất lượng cao hơn với nguồn lực ít hơn.

– Phối hợp giữa ta với người khác đã tốt chưa? Có cách nào để khiến cho công việc phối hợp chung được nhanh chóng và hiệu quả hơn?

– Hình như mỗi lần cần dữ liệu ta lại mất nhiều thời gian, có cách nào sắp xếp dữ liệu tối ưu hơn?

– Sao ta hay bị mất tập trung, có cách nào để ta có được sự tập trung trong mọi hoàn cảnh không?

….

Xét theo thời gian có hai loại là đề xuất chưa thực hiện và đề xuất đã thực hiện:

Một đề xuất đã thực hiện

Khi một người lao động đề xuất lên một cải tiến thì có thể cải tiến đó mới tồn tại ở dạng ý tưởng. Việc thực hiện ý tưởng trong thực tế có thể phải điều chỉnh nhiều lần thậm chí không khả thi.

Một loại đề xuất khác đó là đề xuất đã thực hiện. Người lao động trong quá trình làm anh ta tự thử nghiệm và điều chỉnh, cuối cùng anh ta có một giải pháp cụ thể khả thi. Anh ta đề xuất ý tưởng cùng giải pháp nhằm thực hiện ở quy mô rộng hoặc cho vào quy trình chính thức.

Một người công nhân trong dây truyền, một thợ nề, một thợ mỏ, một cảnh sát giao thông, một lái xe,…Bất cứ ai làm việc trực tiếp cũng có thể tự nghĩ ra ý tưởng và tự thực hiện, điều chỉnh đến khi sẵn sàng cho đề xuất.

 

Doanh nghiệp có thể chắc ăn đưa ra điều kiện cho một đề xuất:

– Một đề xuất tự thực hiện: ảnh hưởng tới chính công việc của anh ta và phòng ban anh ta.

– Một đề xuất đã thực hiện: ý tưởng đó đã thực hiện trong thực tế.

Tiêu chí trên rõ là sẽ mang lại tính chắc chắn cho DN. Nhưng nhược điểm cũng thấy rõ là sẽ có rất ít ý tưởng được đề xuất lên, trường hợp này thường phải đòi hỏi DN đã tới giai đoạn mà người lao động đã đủ năng lực cần thiết.

 

Các phòng ban trong công ty hoạt động phối hợp với nhau trong một tổng thể chung. Công việc của phòng ta đang làm nhận kết quả từ phòng A và gửi kết quả tới phòng B. Ta có xu hướng đặt ra câu hỏi kiểu “A đang làm không tốt, giá mà A làm cái này, cái kia thì sẽ tốt hơn”. Hay “B đòi hỏi quá cao, với nguồn lực hiện tại không thể đưa ra kết quả thế được.”

Nhưng ít khi ta hỏi chính chúng ta, phòng chúng ta đã cung cấp một kết quả tốt chưa, cách làm việc của ta đã hiệu quả chưa, có cách nào làm tốt hơn không?

Tương tự, ta có xu hướng đưa ra lời than trách (nêu ra vấn đề) hơn là đi tìm ý tưởng giải quyết. Than trách thì dễ vì cứ cái gì không đúng với kỳ vọng của ta là ta có thể than trách được. Tìm ý tưởng lại là chuyện khác, ta phải có đủ năng lực thì mới tìm ra được giải pháp. Đôi khi thậm chí ta chẳng còn nghĩ tới việc đi tìm ý tưởng vì vậy ta thất bại ngay từ bước 1.

Khi có ý tưởng thì hoặc là đề xuất lên hoặc là tự thử nghiệm. Thử nghiệm thì nhiều lần, tốn nhiều thời gian mà trong thời gian đó chẳng ai đánh giá ta cả. Điều này sẽ tiếp tục làm nản những người muốn tìm ra các cải tiến đã thực hiện.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here