<Chỉnh sửa vào 17/8/2016>
Tự kỷ ám thị là bước thứ 3 sau 1. Khát vọng và 2. Niềm tin. Tự kỷ ám thị chỉ là một công cụ giống như cái cuốc cái xẻng, vào tay người này thì họ làm ra của cải vật chất vào tay người khác nó lại trở thành công cụ giết người. Mỗi người trong chúng ta đều cố tính hay vô tình đều đã từng tự kỷ ám thị, chúng ta phải biết rất rõ về công cụ này để sử dụng nó một cách có ích.
Tự kỷ ám thị là phương pháp tự bản thân tác động vào tiềm thức. Hàng ngày chúng ta phải dành thời gian để đọc to hoặc suy nghĩ thật kỹ về Khát vọng chúng ta đang mong có, chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta đã đạt được mục tiêu (ví dụ như là X đồng, hay là một mục tiêu nào đó mà ta đang khao khát có được). Chúng ta phải tưởng tượng như là chúng ta thực sự đã cầm nắm, đã đạt được rồi, cảm xúc phải rất thật giống như chúng ta tưởng tượng chúng ta ăn quả me chua và cảm thấy ê răng vậy.
Khi chúng ta có khát vọng thì chúng ta sẽ dễ dàng hiểu hơn về Tự kỷ ám thị. Khi chúng ta mê mẩn một cái gì đó thường sẽ dành rất nhiều thời gian để nghĩ tới nó. Việc nghĩ tới thành quả đạt được sẽ tạo động lực kích thích ta hơn là nghĩ tới tiến trình khó khăn. Ví dụ ta muốn có một thân hình khỏe đẹp và kế hoạch của ta là sáng nào cũng dậy sớm tập thể dục. Nếu nghĩ tới cái bụng sáu múi thì cảm thấy phấn chấn hơn là nghĩ tới cái việc phải dậy sớm hàng ngày.
Trong não của chúng ta có một phần gọi là Tiềm thức, nơi ẩn chứa các thông tin có từ khi ta mới lọt lòng và tích tụ trong toàn bộ thời gian chúng ta sống. Khi chúng ta tự kỷ ám thị chúng ta đã thành công, tiềm thức sẽ ghi nhận lại điều đó và giúp chúng ta có những ý tưởng, có các kế hoạch để đạt được mục tiêu. Nếu hàng ngày chúng ta tưởng tượng như chúng ta là một người thành đạt, chúng ta sẽ hành động như một người thành đạt và chúng ta sẽ đạt được các kết quả như những người thành đạt.
Gần 20 năm làm việc của mình tôi nghiệm ra rằng những người thành công thường họ có những niềm tin hết sức phi lý trí (dưới con mắt của chúng ta). Khi đối diện với khó khăn họ tin rằng sẽ vượt qua, lặng lẽ vượt qua; trong khi những người khác thì dành nhiều thời gian để sợ hãi thông qua nghĩ tới hậu quả. Điểm khác nhau là người thành công nghĩ tới kết quả một cách lạc quan còn người khác lại nghĩ nó một cách bi quan do vậy làm giảm sự tự tin của chính mình.
Khi chúng ta sử dụng phương pháp tự kỷ ám thị chúng ta phải vận dụng cả năm giác quan, điều đó sẽ tác động rất mạnh. Tiềm thức của chúng ta chỉ nhận thức và hành động thông qua những suy nghĩ được hòa quyện với tình cảm hay cảm xúc. Nếu hàng ngày chúng ta tập trung vào việc đạt được khát vọng thì dần dần khát vọng đó sẽ biến thành một nối ám ảnh.
Bước 1 ta có Khát vọng, Bước 2 ta phải có niềm tin sẽ đạt được cái ta mong muốn, Bước 3 là ta phải tự kỷ ám thị để biến khát vọng đó trở thành nỗi ám ảnh khiến chúng ta sẵn sàng đương đầu với thử thác, giúp chúng ta có những ý tưởng kinh doanh những kế hoạch hành động. Bằng một cơ chế nào đó chúng ta thấy rằng có những lúc đầu óc ta vô cùng sáng suốt và có nhiều ý tưởng hay nhưng cũng có những lúc đầu óc ta bế tắc. Nếu như ta khiến bộ não của ta luôn ở trạng thái sử dụng tối đa hiệu suất, chúng ta sẽ nhanh chóng vươn tới thành công.
Kết luận của bước thứ 3: Mỗi nghịch cảnh, thất bại hay đau khổ đều mang trong nó hạt giống của những lợi ích tương đương hoặc lớn hơn