Lời văn của quyển này không khoái lắm, lộn xộn và không thoát ý, không hợp gout đọc của mình. Tuy nhiên cái gì cũng có cái giá của nó, nếu đọc dễ và ứng dụng dễ thì ai cũng thành công cả. Đành cố gắng cô động lại theo giọng văn của mình và để lưu vào tâm trí dễ dàng hơn.
Kiến thức được phân ra làm hai loại là 1.Kiến thức tổng quát và 2.Kiến thức chuyên môn.
Kiến thức tổng quát là các kiến thức ta học tập được từ nhà trường, từ gia đình và xã hội. Kiến thức tổng hợp chỉ là các dạng thông tin thô chưa qua xử lý, ví dụ như Napoleon sinh năm bao nhiêu? Ngày quốc khánh của Nhật bản,…dạng thông tin này không giúp ích gì nhiều trong quá trình chúng ta sống, nó không giúp ai trở lên giàu có cả. Đặc biệt là thời đại internet bùng nổ như ngày nay, bất cứ ai cũng thể trang bị cho mình một notebook, điện thoại,… và chỉ cần gõ vài từ vào Google là có thể tìm thấy rất nhiều thông tin mà mình quan tâm. Kiến thức tổng quát có chăng chỉ giúp chúng ta trong giao tiếp hàng ngày trong các câu chuyện phiếm.
Kiến thức chuyên môn là kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Ngày nay giữa một biển kiến thức đòi hỏi mỗi người phải lựa chọn cho mình một hướng đi trong nghề nghiệp nhất định, các kiến thức thu được phải xoay quanh định hướng nghề nghiệp đó. Người ta bảo biết nhiều nghề không bằng giỏi một nghề là vì như thế. Kiến thức chuyên môn sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề, giúp ta có những ý tưởng mới trong nghề nghiệp. Kiến thức chuyên môn không nhất thiết phải thuộc về bạn, nó có thể thuộc về nhân viên của bạn để bất cứ lĩnh vực chuyên môn nào bạn cũng có chuyên gia trong lĩnh vực đó để tư vấn.
Mọi kiến thức đều có cái giá của nó, nếu kiến thức là của bạn thì bạn phải 1.Mất thời gian để học hỏi; 2. Mất tiền để có những khoá học tương xứng. Nếu như ai có khả năng tự học thì có thể tự học, những ai không thể thì tốt nhất nên tham dự các khoá học ngắn hạn dạy về một phạm vi cụ thể như các khoá học về giao tiếp, thuyết trình,…Các khoá học ngắn hạn có một đặc điểm chung là ngắn ngày nhưng nhiều tiền, khi bạn phải chi ra một khoản tiền lớn bạn sẽ quyết tâm học hơn là được học miễn phí hoặc do người khác trả tiền. Quan trọng nhất trước mỗi một khoá học đào tạo nâng cao bạn phải xác định rõ bạn muốn có kiến thức đó để làm gì? Sau đó hãy tìm hiểu xem ta có thể tìm kiếm những kiến thức này ở đâu.
Chú ý là những người thành đạt luôn không ngừng tích luỹ kiến thức chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp của họ. Học tập không có thời kỳ, độ tuổi, có nhiều tấm gương về những con người khi ngoài 40, 50 tuổi chọn một hướng đi nghề nghiệp khác hẳn với nghề trước đó của họ và họ đều đã thành công.
Mỗi chúng ta đều có một quỹ thời gian, nếu ta sử dụng quỹ thời gian đó thật hiệu quả, thay vì lướt web đọc tin tức hay chơi Games thì hãy hướng mình thu thập kiến thức liên quan tới nghề nghiệp bạn đang làm hay bạn dự định làm trong tương lai.
Ngoài ra chúng ta không nên bắt đầu bằng con số không trong sự nghiệp. Tư tưởng mọi người đều nghĩ rằng đầu tiên phải làm anh nhân viên quèn, sau đó từng bước để lên tới các vị trí quan trọng. Nhưng thực tế là mỗi vị trí bạn sẽ thu thập được một lượng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nhất định. Nếu như ngay lập tức bạn làm vị trí số 4 thay vì từ số 0 thì bạn sẽ có nhiều cái để học hơn và sẽ tiến bộ hơn. Như vậy, nếu lần sau nhà tuyển dụng bảo bạn làm phụ trách một bộ phận nào đó ngay thì bạn đừng ngại, hãy nhận lời cho dù bạn chưa sẵn sàng vì với vị trí đó bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian trong sự nghiệp của mình.
- Tiềm thức và Ý tưởng sáng tạo 18/04/2010
- Óc tưởng tượng 17/01/2010
- 4. Kiến thức chuyên môn 17/01/2010
- 3. Tự kỷ ám thị 16/01/2010
- 2. Niềm tin 15/01/2010
- 1.Khát vọng (think and grow rich) 14/01/2010