Triết học phật giáo (P7: Chánh niệm là gì?)

1
6696
5/5 - (8 votes)

Lần cuối cùng bạn nghe nhạc mà không làm hay nghĩ bất cứ thử gì, mọi giác quan chỉ tập trung vào nghe các giai điệu nhạc? Với tôi rất lâu rồi, tôi nghe nhạc khi đang đi xe, khi đang làm việc,.. túm lại cái lần cuối cùng tôi nằm tập trung vào nghe nhạc cách đây lâu lắm rồi.

Tâm thức chúng ta như con khỉ cứ nhảy từ quá khứ tới hiện tại rồi tới tương lai không dứt. Ngay cả khi bạn chủ định vào thưởng thức từng nốt nhạc thì chỉ vài phút sau âm nhạc làm gợi cho bạn một ký ức nào đó trong quá khứ, rồi một lúc sau thì tâm trí bạn lại nhảy tới tương lai sau khi lướt nhanh qua hiện tại.

Khi trí óc ta chạy nhẩy qua các khoảng thời gian, gặp ký ức nào thì sinh ra cảm xúc đó. Khi nghĩ về quá khứ ta tiếc nuối một việc gì đáng nhẽ ta không làm hoặc đáng nhẽ ta phải làm. Khi nghĩ về tương lai ta lo lắng về một việc có thể xảy ra hoặc không xảy ra, sau đó ta dự định sẽ làm gì với mỗi sự kiện.

Quá khứ là việc đã xảy ra vì vậy ta không thể thay đổi được. Tương lai là những gì chưa xảy ra vì vậy cũng không nên nghĩ tới. Nếu như ta sống tốt ở hiện tại thì rồi mai đây hiện tại sẽ trở thành quá khứ và tương lai trở thành hiện tại. Sống tốt ở hiện tại sẽ là tiền đề tốt để có một quá khứ không tiếc nuối và một tương lai tốt đẹp.

Chánh niệm là việc chúng ta tập trung toàn bộ mọi giác quan bao gồm cả suy nghĩ vào hành động chung ta đang thực hiện. Ví dụ như khi ta ăn thì ta chỉ tập trung vào ăn thôi mà không xem phim hay nói chuyện hay nghĩ bất cứ điều gì khác. Khi nghe nhạc ta chỉ chỉ tập trung thưởng thức từng nốt nhạc.  Khi đi bộ ta tập trung vào từng bước chân, hơi thở.

Ví suy nghĩ của chúng ta không bị bó buộc vào thời gian hay không gian như thân xác ta nên ta phải quan sát suy nghĩ của ta. Khi bất cứ một ý niệm nào khởi phát bước đầu tiên ta phải nhận biết được nó vì thông thường khi một ý niệm xuất hiện thì các ý niệm liên tiếp sẽ xuất hiện khiến bạn càng ngày càng chìm sâu vào suy nghĩ.

Khi phát hiện ra một ý niệm khởi phát, ta ngay lập tức dừng suy nghĩ đó lại. Tuy nhiên tâm trí ta như con khỉ, nó không chịu ngồi yên, bất cứ lúc nào nó cũng làm việc trừ lúc ngủ. Thông thường trí óc dùng để điều khiển các hành động của chúng ta tuy nhiên có rất nhiều hoạt động chúng ta vẫn có thể làm mà không phải nghĩ.

Ví dụ như chúng ta không phải nghĩ tới việc làm sao để phình to lá phổi để hít khí vào và ngược lại. Chúng ta đi bộ mà không phải nghĩ tới việc điều khiển chân như thế nào để khỏi ngã, thậm chí khi đã quen chúng ta lái xe cũng không cần nghĩ; để tới lúc về nhà thì chúng ta không nhớ nổi mình đã về bằng cách nào.

Nói chung khi công việc có tính lặp đi lặp lại thì đến một lúc nào đó ta sẽ không phải nghĩ nhiều tới việc làm chúng như thế nào nữa.

Thiền là phương pháp giúp chúng ta loại bỏ các suy nghĩ để chỉ tập trung vào hơi thở. Khi tập thiền tới mức độ cao thì người thiền không có bất cứ một suy nghĩ nào; họ rơi vào trạng thái trống rỗng. Làm điều này rất khó bởi vì nếu bạn ý thức được là mình chẳng nghĩ gì cả thì đó cũng đã là một suy nghĩ rồi.

Suy nghĩ ảnh hưởng tới thân thể vật lý của chúng ta. Chỉ cần nghĩ rằng chúng ta bị bệnh thì chúng ta sẽ bị bệnh, lo lắng cũng sinh ra nhiều chất có hại cho cơ thể. Nếu ta loại bỏ được các suy nghĩ trong đầu thì đầu óc ta sẽ thảnh thơi từ đó sức khỏe cũng được cải thiện.

Một thói quen liên quan chúng ta cũng nên bỏ là thói quen phán xét. Khi nhìn thấy một hiện tượng nào đó ta hay có phản xạ phán xét căn cứ theo tiêu chuẩn của chúng ta, các phán xét mang tính chủ quan với thông tin hạn chế thường sẽ không chính xác với đúng bản chất của sự việc.  Chúng ta chỉ nên quan sát và bò quan phán xét khi sự việc đó chẳng liên quan gì tới ta.

Comments

comments

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here