Sách: Sự sống sau cái chết (P2: Hành trình về phương đông )

1
5917

Phát sinh nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu là nền tảng cơ bản cho niềm vui, hạnh phúc của con người. Nếu bạn muốn có cuộc sống luôn vui vẻ thì hãy tự tạo cho mình một số nhu cầu dễ thực hiện hàng ngày, thực hiện nó xong bạn sẽ thỏa mãn và vui vẻ. Tích nhiều cái thỏa mãn nhỏ bạn sẽ có niềm vui lớn át đi các bộn bề của công việc, gia đình. Càng nhiều ngày bạn thấy thỏa mãn thì bạn sẽ 1 tuần, 1 tháng, 1 năm và 1  đời thỏa mãn.

Chúng ta không thể tưởng tượng được là một thế giới không có nhu cầu mà lại có thể tốt được. Thế giới bên kia, nếu tồn tại, chắc chắn không có ăn uống, không có tình yêu, không có tình dục, không có niềm vui vì thỏa mãn một nhu cầu vật chất nào đó. Thế giới đó chắc sẽ rất buồn tẻ, các linh hồn đứng yên, bay qua bay lại, hoặc dửng mỡ đi dọa, hại người ở thế giới vật chất.

Nếu xét cả đời người chúng ta sẽ thấy là nhu cầu của chúng ta thay đổi theo tuổi. Lúc 10 tuổi nhu cầu của ta khác với lúc 20 tuổi, 50 tuổi, 70 tuổi. Tất cả từ ăn uống, giải trí, tình dục,… mọi thứ đều khác. Một phần phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý cơ thể, trí óc; một phần phụ thuộc vào những trải nghiệm mà ta đã trải qua. Như vậy xét về logic thì bản thân linh hồn cũng có nhu cầu của nó và nó sẽ được thỏa mãn ở thế giới mà nó tồn tại.

Các hưởng thụ của chúng ta ở thế giới này đều thông qua 5 giác quan (nhìn thông qua mắt, nghe thông qua tai, mùi thông qua mũi, vị thông qua lưỡi, xúc giác thông qua da). Chúng ta mơ hồ cảm nhận một giác quan gọi là giác quan thứ sáu, là khả năng linh cảm, “nhìn” những thứ mà 5 giác quan không làm được, vượt qua không gian, thời gian. Giác quan thứ sáu này không được phát triển vì 5 giác quan kia quá mạnh, hàng ngày chúng ta tiếp nhận và xử lý rất nhiều thông tin từ 5 giác quan này trong khi giác quan thứ 6 quá yếu vì vậy nó ngày càng mất đi. Điều này cũng giống như việc một người mù sẽ nghe tốt hơn vì họ tập trung vào luyện nghe.

Bên cạnh giác quan thứ 6 chắc còn có giác quan thứ 7, thứ 8,…..Khi ta chết đi, 5 giác quan vật lý cũng mất đi, lúc này các giác quan còn lại sẽ được quan tâm và phát triển lên. Chúng ta sẽ vẫn nhìn thấy, nghe thấy,… nhưng bằng cách khác. Chính vì giác quan của hai thế giới, âm và dương phân biệt nhau mà con người hai thế giới khó tiếp xúc với nhau. Chỉ có thể một vị thầy nào đó khai mở một số cổng (luân xa) khiến người sống có thể tiếp xúc với thế giới của linh hồn.

Mục đích của cuộc sống trong thế giới vật chất là để trả nghiệp. Sau khi chết nghiệp còn lại cộng nghiệp tạo ra trong bản thân kiếp sống đó sẽ được “ghi chép” lại để được trả vào kiếp tiếp theo. Sau khi trả hết toàn bộ nghiệp thì linh hồn sẽ tiến hóa tới một thế giới khác. Nghiệp giống như một khoản vay của ngân hàng, khi ta trả hết nợ thì ta sẽ có thể dùng tiền đó làm cái gì mà mình thích.

 

Ý niệm về việc có nhiều thế giới (vị diện) khác nhau chẳng khác gì mấy truyện tiên hiệp. Phải chăng mấy truyện tiên hiệp lấy ý tưởng từ đây 😛

cuoc song sau cai chet 1

Trong “Hành trình về phương đông” mô tả khá nhiều về cõi vô hình tại chương 9. Cuốn sách này được viết bởi Blair T. Spalding (1857-1953) kể về đoàn khoa học của hoàng gia Anh sang Ấn Độ khảo sát trong 2 năm. So với cuốn sách “Sự sống sau cái chết” được viết bởi một người Mỹ gốc Ấn thì mô tả không chi tiết bằng nhưng có nhiều điểm tương đồng. Đây là cuốn sách nổi tiếng và rất nhiều người đọc, tóm tắt như sau:

Thế giới phi vật chất phân ra làm 7 cảnh giới:

trung gioi

Sau khi chết tùy thuộc vào dục vọng còn nhiều hay ít mà linh hồn có dao động chậm hay mạnh. Dao động càng chậm thì càng có nhiều dục vọng vì vậy càng chìm xuống dưới. Tùy thuộc vào dao động của linh hồn lúc chết mà vào cảnh giới có dao động tương ứng.

Ban đầu các linh hồn sẽ nuối tiếc những dục vọng ở thế giới vật chất nhưng họ không thể thỏa mãn được. Giống như xem mà không được ăn, ban đầu các dục vọng cào cấu họ nhưng rồi thì họ cũng quen dần và từ bỏ dần các ham muốn. Càng ít ham muốn thì linh hồn dao động càng nhanh hơn và được chuyển lên cảnh giới tiếp theo. Cứ như vậy khi linh hồn rũ bỏ mọi ham muốn thì nó sẽ đầu thai lại kiếp người hoặc siêu thoát sang một thế giới khác. Khi linh hồn được siêu thoát hay đầu thai thì đương nhiên là không thể gọi hồn mà nói chuyện được.

hanh_trinh_ve_phuong_dong___first_news

Trong thế giới phi vật chất (hay còn gọi là trung giới) người ta vẫn có thể gặp được người thân chỉ bằng cách nghĩ tới, miễn là người thân ở cùng cảnh giới hoặc ở cảnh giới thấp hơn. Trong kiếp sống này phải có duyên nên mới là gặp nhau vì vậy khi chết đi ràng buộc tình thân này vẫn còn.

Thời gian linh hồn ở lại trung giới có thể rất ngắn hoặc vô cùng tùy thuộc vào việc linh hồn rũ bỏ chậm hay nhanh. Một người chết trẻ khi mà còn rất nhiều ham muốn đương nhiên sẽ khó khăn hơn nhiều so với người đã sẵn sàng khi chết. Vì vậy con người nên dành 1/3 tổng cuộc sống của mình để rũ bỏ dần nhu cầu, đại loại là chuẩn bị chết.

Một người chết đột ngột có thể sống trong trạng thái đang cố gắng trồi lên mặt nước (đuối nước), thoát khỏi đám cháy (chết cháy),….Nếu như lúc chết người đó đang cố gắng làm một việc gì đó vô cùng quan trọng thì anh ta vẫn tưởng như mình đang tiếp tục thực hiện . Điều này tương tự như trạng thái khi ta quá nghĩ về một điều gì đó trước khi ngủ thì lúc ngủ ta cứ mơ đi mơ lại xung quanh điều đó. Phải mất rất nhiều thời gian linh hồn mới có thể tỉnh dậy và chấp nhận rằng mình đã chết để bắt đầu sự tiến hóa trong thế giới tâm linh.

Một người chết đi nên được hỏa thiêu nhằm nhanh chóng chấm dứt sự tiếc thương của linh hồn đối với thể xác thì linh hồn sẽ dễ siêu thoát hơn. Nếu người thân ít nhung nhớ hơn thì linh hồn cũng cảm nhận được và cũng sẽ dễ siêu thoát hơn.

 

Nếu xét về góc độ thấu hiểu tâm linh thì con người chúng ta càng đang ít hiểu biết đi. Vì khi khoa học công nghệ phát triển thì các giác quan của con người càng bị hướng ra bên ngoài. Hồi xưa làm gì có tivi, đài đóm, chương trình ca nhạc,….Do vậy một cuốn sách viết cách đây 100 năm không có nghĩa là nó sẽ không thể bằng một cuốn sách viết ngày nay.

 

Các mô tả trong cuốn “Sự sống sau cái chết” chi tiết hơn và tôi sẽ dành cho entry sau.

Comments

comments

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here