Sách: Think and grow rich (P1: Khát vọng)

5
13295
5/5 - (3 votes)
<Viết lại 17/8/2016>
Tình hình là đang ngâm cứu quyền Think and Grow rich của Napoleon Hill. Quyền này đọc khó tổng kết lại được các ý tóm tắt như quyền “Good to Great”. Thôi thì cố gắng tóm tắt lại để như là một lần nhớ lại, đọc lại, để ăn sâu hơn vào tâm trí.
Trong chương 1 nói về Khát vọng, sách bảo rằng nếu chúng ta có Khát vọng đạt được một điều gì đó (một mục tiêu rõ ràng) và hàng ngày củng cố khát vọng đó thì một ngày nào đó chúng ta sẽ đạt được. Đạt được như thế nào thì xét về tính logic thì khá đơn giản, không có gì là quá khó hiểu ở đây. Khi bạn có khát khao thì bạn luôn ở trạng thái đón chờ cơ hội và nhờ đó bạn dễ nắm bắt lấy cơ hội hơn. Những người không có khát khao sẽ không phát hiện ra cơ hội, khi phát hiện ra cơ hội họ lại tìm cách nghĩ hay hành động để không đón nhận lấy cơ hội đó ví dụ như ” Mình chưa sẵn sàng để làm điều này”, ” Cái này có vẻ khó, thôi làm cái kia dễ hơn”.
Khát khao là gì?  Tôi thích cách so sánh đơn giản như thế này. Khi bạn khát bạn chỉ muốn được uống nước. Lúc đó nếu không được đáp ứng ngay thì bạn sẽ luôn ước vao có được nước và bạn tìm mọi cách để có được nước uống. Càng khát thì bạn lại càng sẵn sàng trả giá để có được nước uống.
Ngược lại, khi không khát bạn sẽ không đánh đổi bất cứ thứ gì để lấy nước uống. Cho dù nước uống trước mặt bạn cũng không quan tâm.
Một người có khát khao giống như Đam mê sẽ luôn nghĩ về việc đó và tìm mọi cách để có hay hoàn thành nó. Vì sẵn sàng trả giá nên họ sẽ dễ đạt được cái họ muốn nhanh hơn nhiều so với những người không có khát khao.
Ngoài ra não người vô cùng phức tạp mà bản thân con người còn rất mơ hồ về nó. Khi ta có khát khao đó là sức mạnh tinh thần, sức mạnh tinh thần này sẽ bộc lô ra ngoài bằng một cách nào đó và sẽ giúp ta đạt được cái ta mong muốn với giá trị tương đương với khát khao. Nếu ta có khát khao có X đồng và ta luôn tâm niệm rằng đã có X đồng, thì bằng một cách nào đó chúng ta sẽ có X đồng này.
Thực tế đây là một kết luận rất khó nhằn nhưng có thể giải thích được. Khi ta luôn nghĩ tới việc có nước uống thì ta sẽ nhìn thấy nhiều cơ hội để có nước hơn là người không có mong muốn. Khi muốn uống nước ta nhìn thấy quán nước, hồ nước, vũng nước, chai nước,….nhưng khi không có nhu cầu thì ta còn không để ý sự hiện diện của nước mặc dù vẫn nhìn thấy.
Có 6 bước để biến Khát vọng thành hiện thực:
Bước 1: Xác định rõ trong tâm trí bạn số tiền X đồng mà bạn muốn có. Có thể mở rộng ra là bất cứ thứ gì ở đây dùng tiền làm ví dụ nhưng cần phải nhớ là ta có số lượng cụ thể, ta không nói ta cần nhiều tiền mà ta nói là ta cần X đồng.
   Bước 2: Xác định bạn sẽ đánh đổi những gì để dành được chúng. Ví dụ bạn phải dậy sớm, ngủ muộn, hạn chế mua sắm,…
      Bước 3: Xác định rõ ngày bạn sẽ có X đồng đó. (hay một cài gì đó như đã quy định tại bước 1)
      Bước 4: Lên kế hoạch thực hiện mục tiêu và bắt đầu thực hiện ngay kể cả khi bạn chưa sẵn sàng. (cái này mới là cái khó 😛 )
        Bước 5: Viết một bản tuyên bố rõ ràng về số X đồng bạn phải có vào ngày Y, bạn sẵn sàng đánh đổi bằng điều gì và kế hoạch thực hiện của bạn. Cái này là hay đó nghe :P; khi đã viết thành tuyên bố và công khai cho nhiều người biết thì bạn có một sức mạnh bắt buộc bạn phải tuân theo. Nếu như để ý ta sẽ thấy nhiều công ty treo trên tường các bảng cam kết của phòng hay của cá nhân ở các nơi công cộng để như một sức ép bắt tập thể hay cá nhân đó phải tuân theo.
   Bước 6: đọc to bản tuyên bố đó hai lần 1 ngày. Trong lúc đọc hãy tượng tượng ra như ta đã đạt được mục tiêu đó rồi

Thực sự thì 6 bước này có thể giải thích được không ? vì nó giống với bán hàng đa cấp quá. Mấu chốt ở đây là Xác định mục tiêu, xác định chi phí cơ hội sẵn sàng trả, có một kế hoạch thực hiện rõ ràng và hàng ngày lặp lại mục tiêu để không quên và thêm đông lực.

Comments

comments

5 COMMENTS

    • Hi em; anh đã viết lại một chút các entry liên quan tới chủ đề này vì bài viết cũng từ 2010. Anh đã tag để phần “Bài viết liên quan” hiển thị các entry nằm trong chuỗi. em xem nhé.
      thanks.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here