Học để làm gì ?

0
5496

“Học để làm gì?” là câu hỏi hay và cũng có rất nhiều các bài viết của các học giả nhằm trả lời câu hỏi này. Nguyên nhân chủ đề này hot là vì giáo dục nước nhà đang bị cả xã hội soi xét từ nhiều năm nay và đặc biệt được quan tâm khi mới đây Bộ trường GD đưa ra đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục với dự toán 70.000 tỷ đồng.

Việc học có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính như sau:

– Giai đoạn 1: Giáo dục quốc dân: từ mầm non tới hết lớp 12

– Giai đoạn 2: Đào tạo : cho các hình thức trung cấp, cao đăng, đại học,

– Giai đoạn 3: Học trong suốt quãng đời còn lại.

Trong mỗi giai đoạn thì có những mục tiêu khác nhau. Cả xã hội đang tranh cãi nhau chính là mục tiêu của các giai đoạn này là gì? Nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn 1 và 2 vì giai đoạn 3 nếu như người ta có học thì chắc chắn cũng xuất phát từ tự thân người ta do công việc đòi hỏi.

Mục tiêu giáo dục của Unesco là Học để biết, Học để làm, Học để chung sống và Học để khẳng định. Mục tiêu của Unesco đã bao trùm gần như toàn bộ các mục tiêu khác trong đó có cả mục tiêu làm người.

Các ông bố bà mẹ trẻ sau khi trải nghiệm ở đời thấy rằng kiến thức học ở trường phổ thông không ích lợi bằng các kỹ năng mềm vì vậy thực tế là họ cũng không ép con học hành căng thẳng nhưng họ vẫn bị vướng vào căn bệnh thành tích. Dù gì thì gì con mình mà không xếp loại tương ứng với số đông, mặc dù rằng ngoài miệnh lúc nào cũng hô hào phải chống bệnh thành tích.

Còn đối với người học, thực tế họ có đặt ra câu hỏi Học để làm gì không? và nếu như có đặt ra câu hỏi thì họ trả lời như thế nào?

Con người chúng ta mất 18 năm chỉ để học trong khi con bê con mới chào đời đã có thể tự kiếm ăn. Sau 18 năm có người còn học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ cho đến tận 28 tuổi mà cũng còn chưa tự tay kiếm được một đồng.

Liệu trẻ con không cần học, cứ 7 tuổi là kiếm một việc gì đó cho nó làm nhằm tạo ra của cải cho xã hội và giảm chi phí xã hội (xây trường lớp, chi phí trả lương GV,…) thì có ổn không?

Thời tiền sử, điều đó đúng là đã diễn ra như vậy; con người như con khỉ, chỉ đơn giản thế thôi. Nội dung học thời sơ khai cũng chỉ đơn giản là làm sao kiếm ăn và tránh kẻ thù. Dần dần nhân loại tích lũy tri thức ngày càng nhiều, con người phải học cách cầy cấy, học gieo hạt, học xem trăng, học đọc, học viết….

Lượng tri thức của nhân loại tăng ngày càng nhanh, cho tới gần đây thì chỉ mất 5 năm để lượng tri thức đó tăng gấp đôi. Lúc đó giáo dục gặp phải vấn đề là nên dạy gì và không nên dạy gì.

Phương thức mà giáo dục Việt Nam đang chọn đó là dạy tất những gì mà chúng ta biết. Trong khi Giáo dục các nước tiên tiến dạy về cách học thì giáo dục Việt Nam vẫn cứ loay hoay trong việc cắt tỉa từ cái đang có mà không dám đập đi làm lại. Chúng ta cũng không dám bắt chước chương trình học các nước khác với lý do là đặc thù khác nhau.

Học sinh không có sự lựa chọn nào khác ngoài học theo chương trình học mà người lớp áp đặt. Cho dù các em có trả lời câu hỏi “Học để làm gì ? ” như thế nào thì cũng vẫn phải học, nếu không sẽ không được lên lớp và không được xã hội công nhận bởi một bằng tú tài.

Nếu đặt ra câu hỏi Học để làm gì thì có thể trả lời như sau:

1. Học để lương cao hơn

Gì thì gì những người bỏ học giữa chừng số thành công kiểu như Bin Gate chỉ trên đầu ngón tay. Những người này học hay không học thì cũng sẽ vẫn thành công vì họ giỏi sẵn rồi, mà cũng chẳng ai dám chắc là Bin Gate nếu học hết bằng đại học sẽ không thành công bằng bỏ học.

Việc bác bỏ vai trò của học đại học bằng một vài trường hợp cá biệt chỉ là hình thức ngụy biện, suy từ số ít ra số đông.

Người tốt nghiệp THPT đi làm ngay sẽ có tổng thu nhập trong cả quãng đời anh ta thấp hơn nhiều so với người mất thêm 4 năm để học đại học.

 

2. Học để đợi lớn và để hưởng thụ cuộc sống

Quãng đời học sinh, sinh viên bao giờ cũng là quãng đời hưởng thụ của cả đời người. Dù sao thì đây cũng là quãng đời đáng sống nhất.

Con người thực sự hoàn thiện sau tuổi 18, nếu đi làm khi đáng nhẽ ra phải đi học thì sẽ làm cho suy nghĩ phát triển lệch lạc, làm cho quá trình phát triển tâm sinh lý bị méo mó. Vì vậy cho dù tuổi học sinh có học những thứ vô bổ chẳng ích lợi gì cho cuộc sống thì nó cũng vẫn có ích ở cái khoản này.

 

3. Học để tạo công ăn việc làm cho người lớn

Hãy nghĩ tới vài triệu lao động đang làm trong ngành giáo dục. Bao nhiêu ngành nghề liên quan cũng phất triển nhờ giáo dục. Có cầu thì mới có cung, nếu không có cầu thì cho dù học sinh không đi học mà đi làm ngay thì cũng chẳng giúp tăng của cải cho xã hội.

 

4. Học để hạnh phúc

Báo chí cứ hay giật tít theo kiểu đối nghịch nhằm câu view. Kiểu như nếu như nói là “hai vợ chồng đánh nhau” thì không thể hot bằng “Hai vợ chồng tiến sỹ đánh nhau”. Điều này tạo cho người dân suy nghĩ là bằng cấp với nhân cách chẳng có gì liên quan tới nhau.

Nhưng cho dù giáo dục có tệ hại thế nào thì người có học vẫn cứ biết cách sống hơn người không có học. Người làm việc tri thức càng về già càng tích lũy tri thức; người làm việc chân tay thì sức khỏe ngày càng giảm.

 

Nhưng dù sao thì người lớn chúng ta cũng đang tước đi sự hưởng thụ của con trẻ thông qua nội dung dạy học quá dày, quá không cần thiết, quá bất hợp lý. Hệ thống giáo dục của chúng ta là một mớ bùng nhùng, đan xen, xen kẽ vào với nhau; cắt giảm chương trình đồng nghĩa với đuổi bớt giáo viên, giảm đặc quyền đặc lợi một số công ty và cá nhân. Chỗ nào chẳng thế, đâu phải chỉ có ngành giáo dục.

 

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here