Tốc độ của niềm tin P2 ( Tín nhiệm bản thân)

0
8291
5/5 - (14 votes)

Khi nhìn các CEO của các công ty lớn như Google, Amazon, Microsoft,… phát biểu; ta thấy trong họ toát nên một sự tự tin. Họ nói chậm rãi, thể hiện rõ ràng niềm tin vào những gì đang nói. Người nghe bị cuốn hút vào bài nói với niềm tin rằng những gì họ nói là đúng. Tại sao họ có được sự tự tin vậy?

Điều rõ ràng có thể thấy ngay rằng họ tự tin nhờ những thành quả mà họ có được; các thành quả này được toàn bộ mọi người công nhận. “Anh nghi ngờ những lời tôi nói ư? Hãy nhìn thành quả tôi đạt được.”

Trong quãng thời gian còn ngồi ghế nhà trường chắc bạn đã từng có cảm giác tự tin về một môn học nào đó thông qua việc điểm số môn đó luôn cao. Bạn không phải lo lắng trước mỗi bài kiểm tra của môn đó. Ngược lại có những môn học bạn có điểm số không cao, tự nhận mình không có giỏi môn đó và sẽ rất lo lắng trước mỗi kỳ thi. Một học sinh tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học là người có niềm tin rằng anh ta sẽ làm được tốt các bài thi (nhờ tin vào năng lực của bản thân hình thành trong quá trình học tập hoặc luyện thi).

Vậy điều kiện đầu tiên để có sự tự tin là bạn cần có “Thành quả”. Thành quả hay Thành tựu càng to càng tốt, càng nhiều càng tốt. “Thành quả” chứng minh năng lực của bạn, chứng minh những gì bạn đã làm, đang làm và sẽ làm là đúng đắn (ko phải lo lắng rằng mình sai).

Bạn có thể tự tin trong môi trường này nhưng không trong môi trường kia, tự tin với người này nhưng không tự tin với người kia, tự tin khi làm việc này nhưng không trong việc khác. Chính do sự lộn xộn này mà con người ta thường sẽ rất khó hiểu được bản thân; lúc họ cảm thấy đầy sức mạnh, tự tin chảy trong mạch máu, lúc khác lại không.

Những lúc cảm thấy không tự tin bạn sẽ có xu hướng nghĩ rằng mọi người xung quanh đều cảm nhận điều đó và họ đang cười cợt trên sự yếu đuối của bạn. Một lời nói, ánh mắt vô ý của người khác đối với người tự tin thì chẳng sao những người thiếu tự tin lúc đó sẽ suy luận ra rất nhiều thứ rồi dẫn tới có thể là họ đang sỉ nhục mình; mâu thuẫn, đánh nhau cũng từ đó mà sinh ra.

Một người tự tin là mình giỏi võ sẽ không cố chứng minh rằng mình giỏi võ. Một người tin rằng mình giàu không cố chứng minh là mình giàu và một người hạnh phúc khống cố gắng chứng minh rằng mình đang hạnh phúc đấy. Điều này có thể nhìn ở góc độ ngược lại là nếu một thứ đã được chứng minh thì người ta sẽ không mất công đi chứng minh lại. Nếu bạn đang cố gắng chứng minh một cái gì đó thì có thể chính bạn cũng đang không tin; mọi người xung quanh có thể cảm nhận được điều đó.

Nhiệm vụ của bạn là đừng cố gắng chứng minh với mọi người xung quanh về một năng lực nào đó của bạn; vấn đề nằm ở chính bạn thôi; nếu năng lực đó đủ lớn thì bạn sẽ tự tin vào năng lực đó. Tự tin là sự tự cảm nhận về bản thân, ngoại cảnh xung quanh chỉ đáng để bạn tham khảo chứ không phải dựa vào đó để hình thành nên sự tự tin.

Thành quảNăng lực bản thân mặc dù có quan hệ nhân quả nhưng chưa đủ. Một người năng lực vừa phải có thể có được Thành quả lớn nhờ đón bắt được cơ hội hoặc thành quả từ trên trời rơi xuống;hoặc người có năng lực nhưng không hội tụ đủ các yếu tố khác dẫn tới không có thành quả. Có năng lực trồng cây và có được một vườn cây đầy hoa trái là hai việc khác nhau. Có năng lực lập trình và có được một phần mềm hái ra tiền cũng khác nhau. Có năng lực đánh cầu lông giỏi nhất nhưng chưa chắc đạt được giải vô địch của cuộc thi đó.

Thành quảNăng lực giống như hai cái chân; bổ trợ cho nhau trong quá trình di chuyển; thiếu một cái thì không đi bộ bình thường được.

Năng lực là kết hợp của Kiến thức, Kỹ năng, Thái Độ về một lĩnh vực nào đó. Bạn thông qua Thành quả để chứng minh về năng lực của mình nhưng bạn cũng có thể trực tiếp cảm nhận năng lực bản thân đang ở đâu mặc dù chưa có thành quả gì.

Lĩnh vực trong cuộc sống có rất nhiều; không thể dàn trả nguồn lực vốn hữu hạn của bản thân để cố gắng giỏi mọi lĩnh vực.

Bạn sống vì cái gì? Tại sao bạn lại muốn làm việc đó? Đó là động cơ, là dự định. Giả định bạn kiếm sống bằng trộm cắp; động cơ của bạn là thông qua việc lấy tài sản của người khác về làm của riêng. Trong đầu bạn sẽ luôn nhìn ngó xung quanh để xem tài sản nào sơ hở. Bạn sẽ khó nhìn thẳng vào mắt người khác vì lo sợ họ biết ý định của bạn.

Dự định trong sáng, hành động minh bạch sẽ khiến bạn không phải lo nghĩ rằng người khác có thể phát hiện ra. Mặt khác bản chất của con người là hướng thiện, ghét cái ác. Bản thân mình làm ác cho dù biện hộ lý do nào đi chăng nữa thì trong tiềm thức bạn vẫn chán ghét chính bản thân mình.

Chính trực là việc suy nghĩ và hành động Nhất quán và có Nguyên tắc đúng.

Nhất quán là bạn có suy nghĩ và hành động giống nhau trong những hoàn cảnh giống nhau. Miền bắc, một năm có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông; lặp đi lặp lại năm này qua năm khác; đó là sự nhất quán. Bỗng một năm cả năm chỉ là mùa hè, lúc đó ta sẽ cảm thấy không yên tâm; có gì đó không ổn khi một thứ xảy ra không đúng với quy luật.

Một người thiếu Nhất quán thường do quyết định của họ không đựa vào một nền tảng vững chắc, đó là Nguyên Tắc. Nguyên tắc giống như một hệ thống văn bản pháp luật của một người từ trên xuống dưới; hiến pháp, luật, thông tư, quyết định. Người có nguyên tắc là người có một bộ luật cho bản thân rõ ràng và tuân thủ nó một cách kỷ luật.

nguyên tắc đúng là bạn có một bộ luật cá nhân được cả xã hội coi là đúng đó là:

  • Trung thực
  • Can đảm
  • Kiên trì
  • Khiếm tốn

Bạn đặt ra một mục tiêu khó khăn, cố gắng nỗ lực đi tới đó thể hiện sự Can đảm. Cho dù thế nào cũng không bỏ cuộc đó là sự Kiên trì.

Không làm gì phương hại tới người khác, không đánh đổi thiệt hại của người khác để có được lợi ích cho mình, tôn trọng sự thật đó là sự Trung thực.

Cho dù đạt thành quả thế nào, năng lực có giỏi thế nào cũng ít nói về bản thân đó là sự Khiêm tốn.

Bạn sẽ bắt đầu xây dựng sự tự tin từ đâu? Chắc chắn rồi, phải hiểu hiện trạng của bản thân ở 4 điểm này. Bạn đã có thành tựu đáng kể nào trong quá khứ chưa? Bạn có năng lực nào mà cảm thấy tự hào là hơn số đông chưa? Các dự định của bạn có luôn trong sáng không? Bạn có nghĩ và làm đúng những gì bạn nói không?

Khi có hiện trạng bạn sẽ quyết định mình nên bắt đầu từ tiêu chí nào. Phải biết rằng tự tin có được không chỉ bằng cách là ngồi hô khẩu hiệu Phải tự tin. Sự tín nhiệm bản thân cũng như việc bạn tín nhiệm người khác; mọi thứ đều phải từ thực tế.

Tự tin và Tự ti

Ngược lại của Tự tin là Tự ti. Tự ti vừa phải sẽ giúp cho con người có ý thức phải vươn lên (Vì biết mình yếu), nhưng tự ti quá thì thành ra không dám hành động hoặc hành động với tâm thế của người thua cuộc.

Tự tin là gia vị giúp cho con người hành động trong tâm thế thắng nhưng tự tin quá thì thành tự mãn, cho là mình đã giỏi, đã là nhất nên không còn ý thức rèn luyện nữa.

Tự tin là một suy nghĩ và nó sẽ chuyển thành hình dáng, hành vi, cử chỉ. Nhìn một người tự tin ta có thể cảm nhận được ngay. Tương tự một người tự ti cũng toát lên vẻ tự ti bên ngoài. Nói chung tự tin thái quá vẫn tốt hơn là tự ti thái quá. Tốt nhất là chúng ta tự tin nhưng hiểu rõ hiện trạng bản thân để không làm những thứ vượt quá xa so với năng lực.

Kỷ luật và tín nhiệm bản thân

Kỷ luật ở mức thấp nhất buông thả; cao hơn là hà khắc với bản thân; kỷ luật những thứ không cần thiết phải kỷ luật; nói chung là cứng nhắc và bảo thủ. Kỷ luật cao nhất là hiểu rõ cái gì là cốt lõi phải kỷ luật; lúc nào cần kỷ luật, lúc nào thì không.

Một người có đức tính kỷ luật có thể thoải mái với người khác nhưng lại kỷ luật với chính bản thân mình. Ví dụ như cho thằng khác chơi nhưng mình thì không, ấy cứ lãng phí thời gian cho việc đó đi nếu ấy thích nhưng tớ thì sẽ không. Tự kỷ luật đòi hỏi phải hiểu mình; và dành khá nhiều thời gian để quản lý chính mình nên họ thưởng rất am hiểu bản thân. Những kết quả đến từ kỷ luật càng tích tụ dần thì càng khiến họ tin rằng những gì mình hy sinh là đúng đắn và vì vậy họ càng kỷ luật.

Một người thiếu kỷ luật thường buông thả cho các sở thích của bản thân. Họ thường sẽ không đi sâu tìm hiểu bản thân mà hướng quan tâm ra ngoại cảnh bên ngoài. Người không có kỷ luật thường cũng sẽ không thực sự hiểu mình; họ sẽ chấp nhận tất cả các lời mời trước mắt, hướng tới hưởng thụ trước mắt. Thường xuyên không đạt được những gì mình muốn sẽ sinh ra sự thiếu niềm tin vào chính mình.

 

Tự tin và tin người

Người thiếu tự tin thường sẽ bị lệ thuộc vào người khác vì họ cho rằng người khác tốt hơn họ. Rất logic, họ phải tin vào một ai đó; vì không tin vào bản thân nên họ sẽ dễ tin người khác hơn.

Người tự tin có tính chủ động vì họ tin vào những gì họ làm. Người thiếu tự tin sẽ nhìn ngó xung quanh, nghi ngờ chính suy nghĩ và hành động của bản thân. Xây dựng niềm tin vào bản thân có lẽ vì vậy mà rất quan trọng tới cuộc sống của mỗi người.

Muốn tự do bạn phải tin rằng mình thực sự bằng chính những gì mình có đạt tới sự tư do.

Buông thả

Buông thả là trạng thái vô cùng tồi tệ. Nhà đã bẩn rồi thì cho nó bẩn thêm cũng không sao. Đã ở đáy xã hội rồi thì tiếp tục xuống sâu nữa cũng không sao. Đã bị coi là mất dạy rồi thì mất dạy thêm tí nữa cũng không sao. Đã là người thất bại rồi thì thất bại thêm tí nữa có sao đâu. Đã xấu rồi thì xấu nữa cũng vẫn là xấu. Đã bị người đời khình thường rồi thì bị khinh thếm tí cũng không tệ hơn.

Buông thả sẽ khiến ta tự ngụy biện cho các suy nghĩ và hành động theo chiều hướng làm mọi thứ ngày một tồi tệ hơn. Thực tế ta là tồi tệ thì ko có đáy và ở bất cứ vị trí nào bạn vẫn có thể cải thiện tình hình nếu muốn. Nhà bẩn bạn có thể lau dọn thì nó sẽ sạch dần, làm nó bẩn hơn thì càng về sau càng khó để làm nó sạch.

Cuộc đời này đã tồi tệ rồi thì tồi tệ thêm tí nữa cũng vẫn chỉ với tên gọi là tồi tệ. Chắc hẳn trong chúng ta đã có lúc sinh ra ý niệm đó để thúc đẩy một hành vi mà lý trí không cho phép.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here