Một con người thành công, mở rộng ra một công ty thành công có một đặc điểm là khi gặp khó khăn họ chấp nhận nó sau đó tìm cách giải quyết thay vì không dám đối mắt với khó khăn. Mọi công ty nhảy vọt đều đổi hướng đi lên vĩ đại bằng cách đối diện với sự thật phũ phàng của hiện tại.
Thực tế không có ai thành công ngay lần đầu tiên. Khả năng vượt qua khó khăn vì vậy đóng vai trò rất quan trọng.
Khi Procter & Gamble tấn công vào ngành kinh doanh giấy tiêu dùng trong cuối thập niên 1960, Scott Paper (lúc đó đang dẫn đầu) chấp nhận bước xuống hàng thứ hai mà không hề đấu tranh và bắt đầu tìm hướng để đa dạng hóa sản phẩm. Thay vì cố gắng tìm hiểu cách phản công và giành chiến thắng, Scott chỉ cố gắng bảo vệ những gì họ có. Sau khi giao cho Procter & Gamble phân khúc cao của thị trường, Scott hy vọng rằng nếu họ chui nhủi trong phân khúc B, kẻ tấn công sẽ để họ yên.
Kimberly-Clark, ngược lại, xem việc được cạnh tranh với Procter & Gamble là một tài sản chứ không phải một món nợ. Darwin Smith và đội ngũ của ông vui mừng trước viễn cảnh được cạnh tranh với người đứng đầu, xem đây là một cơ hội để Kimberly-Clark ngày càng mạnh hơn và giỏi hơn, nhân viên của họ ngày càng cạnh tranh hơn. Niềm tự hào được cạnh tranh với đối thủ mạnh nhất lan tỏa từ lãnh đạo tới người đứng máy.
Hai thái độ khác hẳn nhau, một đầu hàng ngay từ đầu và một đối mặt với sự thật làm họ ngày càng mạnh lên. Tương tự với Kroger (là công ty quản lý các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ) trong vòng 20 năm thay đổi hẳn cách bán hàng từ các cửa hàng nhỏ trở thành các cửa hàng lớn nơi mọi người đến không chỉ mua sắm mà còn để dạo chơi. Robert Aders nói ” Những gì chúng tôi làm giống tính cách của Churchill. Chúng tôi có một ý chí mạnh mẽ phải vươn lên, rằng chúng tôi là Kroger, Kroger đã từng có mặt ở đây và sẽ còn ở lại khi chúng tôi ra đi, và thề có chúa, chúng tôi sẽ chiến thắng. Nếu chúng tôi phải mất hàng trăm năm, thì chúng tôi sẽ kiên trì trong hàng trăm năm, nếu cần.”
Rất nhiều công ty thất bại khi đối mặt với khó khăn thay vị chấp nhận khó khăn để biến nó thành lợi thế thì quay lại tái cơ cấu công ty, cắt giảm nhân sự cắt giảm chi phí. Việc này chẳng khác nào tự thu hẹp mình lại. Khó khăn trong một lĩnh vực là khó khăn chung cho toàn bộ các công ty kinh doanh trong lĩnh vực đó, có công ty chớp khó khăn để trở lên vĩ đại, có công ty lụi tàn.
Fannie Mae bắt đầu quá trình chuyển đổi khi công ty đang có 56 tỷ đô la tiền vay đang thua lỗ. Họ nhận được 9% trên số tài sản thế chấp, nhưng phải trả 15% trên số nợ họ vay. Có người cho rằng Fannie Mae nên tái cấu trúc công ty nhưng thay vào đó David Maxwell và công sự sử dụng cơ hội này để để tạo ra một cái gì đó mạnh mẽ, uy lực hơn. Từng bước một đội ngũ của Fannie Mae đã thiết kế lại toàn bộ mô hình kinh doanh xoay quanh việc quản lý rủi ro và hướng văn hóa công ty thành cỗ máy hiệu suất cao
Trong một công ty cần tạo ra môi trường để sự thật được lắng nghe, để làm được điều đó đòi hỏi:
– Lãnh đạo bằng câu hỏi, không phải bằng câu trả lời
– Tham gia vào các cuộc đối thoại và tranh luận, đừng ép buộc.
– Thực hiện các cuộc phân tích, không đổ lỗi
– Thiết lập chế độ để cho bất cứ ai cũng có thể cảnh báo khó khăn, để thông tin đó không bị bỏ qua
– Lãnh đạo bằng câu hỏi, không phải bằng câu trả lời
– Tham gia vào các cuộc đối thoại và tranh luận, đừng ép buộc.
– Thực hiện các cuộc phân tích, không đổ lỗi
– Thiết lập chế độ để cho bất cứ ai cũng có thể cảnh báo khó khăn, để thông tin đó không bị bỏ qua
Nhiều người cho rằng trong thơi đại thông tin ngày nay, người nào có đầy đủ thông tin hơn người đó sẽ thắng. Trong thực tế khi so sánh giữa công ty trở lên vĩ đại và công ty lụi tàn tại cùng thời điểm người ta thấy rằng thông tin họ nhận được là như nhau chỉ khác cách họ đối mặt với thông tin, công ty lụi tàn bỏ qua, công ty vĩ đại chấp nhận và biến nó thành cơ hội
Một khái niệm tâm lý quan trọng đưa công ty từ tốt lên vĩ đại là Nghịch lý Stockdale: Giữ vững niềm tin rằng cuối cùng bạn sẽ chiến thắng, bất kể khó khăn, và đồng thời đối diện sự thật phũ phàng của hiện tại, bất kể nó là gì đi nữa.