hiểu nên vẫn ấp ủ trong lòng. Hôm nay mặc dù chưa thực sự hiểu tới tận
cùng của vấn đề nhưng thấy rằng đây là một chủ đề hay và muốn chia sẻ
với mọi người.
Bí quyết để viết một entry thực sự hay cũng
bắt nguồn từ việc vận dụng được điều này. Cách viết entry của tôi không
phải là thích thì viết mà nó có quy trình cả, nó bao gồm 2 giai đoạn
chính:
Giai đoạn 1:
Khi trong đầu lóe lên một ý tưởng cho một entry mới, tôi bắt đầu suy
nghĩ về nó, những vấn đề xung quanh nó, vận dụng nó vào từng trường
hợp, từng con người. Càng suy nghĩ lâu về ý tưởng đó, giữ ý tưởng đó
trong đầu đến một lúc mà tôi cảm thấy cảm xúc của mình bắt đầu được đẩy
lên cao.
Nói khó hiểu nhưng có thể ví dụ đơn giản thế
này. Giả sử trong đầu tôi xuất hiện về một ý tưởng là được ngồi trên đê
biển vào buổi tối và nhìn ra biển. Tối bắt đầu tưởng tượng thực sự là
tôi đang ngồi đó và nhìn sóng biển cuồn cuộn đập vào bờ đê. Nếu như ai
đã từng ra đồ sơn và đi ra bờ đê biển vào buổi tối sẽ thấy cảnh tưởng
thật hùng vĩ, sóng cuộn trào đập vào vách đá ầm ầm, ánh trăng mờ mờ đủ
để ta nhìn mọi thứ thật huyển ảo. Lúc đó ta cảm thấy mình thật yếu
đuối, cảm giác dưới làn nước đen kịt kia ẩn chứa những thứ thật đáng sợ
mà nếu ta rơi xuống chắc chết vì sợ trước khi chết đuối. Càng tưởng
tượng về điều đó tôi bắt đầu có cảm giác như là mình đang đứng ở đó
thật, đó là tôi đã tự đưa xúc cảm của mình lên cao nó tương ứng với ý
tưởng tôi vừa nghĩ tới.
Giai đoạn 2:
Khi xúc cảm đã lên đến mức đủ, mức đủ ở đây là khi tôi đã rất muốn viết
ra những suy nghĩ trong đầu về ý tưởng đó. Lúc đó khi tôi viết entry,
các ý tưởng của tôi xuất hiện liên tục về chủ để đó mà tôi gần như
không cần phải suy nghĩ nhiều và thậm chí khi viết xong gần như tôi
không bao giờ phải thay đổi thứ tự hay chỉnh sửa lại. Lúc đó các câu
văn trong entry của tôi đã hòa trộn với xúc cảm của tôi, điều đó tạo ra
một entry hay mà nếu như ai đó đang ở trọng trạng thái đón nhận mà đọc
entry đó sẽ có xúc cảm gần tương tự như lúc tôi viết entry đó.
Đây là một ví dụ điển hình về việc vận dụng cảm xúc. Nếu như một nhạc
sĩ viết theo đơn đặt hàng thì bài hát đó không thể hay được, nhưng nếu
viết từ cảm xúc thật thì bài hát thường sẽ rất hay. Các họa sĩ, vũ
công, ….cũng đều như vậy. Sở dĩ họ phụ thuộc nhiều vào cảm xúc trong
công việc vì đặc thù sản phẩm của họ là nghệ thuật, mà nghệ thuật thì
không thể đánh giá bằng tính logic mà phải bằng cảm nhận từ trong tâm
hồn người thưởng thức.
Trong công việc tôi cũng rất hay vận
dụng quy trình này. Khi muốn giải quyết một vấn đề tôi cũng bắt đầu
nghĩ về vấn đề đó đến một mức mà tôi có thể nâng cảm xúc của tôi lên để
từ đó các ý tưởng lần lượt xuất hiện trong đầu mà trước đó tôi không hề
nghĩ đến. Có lẽ đây là lời giải đáp rõ ràng nhất cho chủ để Sáng tạo mà
các entry trước đây tôi đã đề cập đến .
Người ta gọi cái
này là Trí tuệ cảm xúc. Ý tưởng cho entry này không phải xuất phát từ
việc tôi tham gia bài giảng 4h của Tâm Việt mà là xuất phát từ thực tế
công việc hàng ngày. Người ta bảo IQ giúp cho bạn được tuyển dụng và EQ
giúp bạn thăng tiến. Tôi không nói nhiều dài dòng về EQ, các bạn có thể
tìm thấy nó trong google.
Nếu chúng ta biết cách ứng dụng
cảm xúc vào trong công việc hay cuộc sống thì tôi đảm bảo sẽ rất thành
công. Trước khi bạn viết một email cho ai đó trình bày một vấn đề gì đó
đầu tiên hãy nghĩ về vấn đề bạn trình bày, nghĩ về cảm xúc mà người đọc
email sẽ đọc. Hãy đảm bảo rằng bạn phải nghĩ đủ lâu đến khi bạn cảm
thấy là các ý tưởng vùn vụt xuất hiện. Lúc đó email của bạn viết ra sẽ
được hòa trộn cảm xúc của bạn khiến cho người đọc cũng có cảm xúc tương
tự khi đọc email, vấn đề của bạn sẽ được trình bày thành công
Điểm lợi của việc vận dụng cảm xúc nữa là sẽ giúp bạn tập trung hoàn
toàn vào công việc. Khả năng tập trung ai cũng biết là vô cùng quan
trọng, 1 giờ tập trung làm việc có thể đáng giá bằng cả ngày làm việc.
Nếu như trong lúc làm việc bạn tập trung suy nghĩ về công việc giúp cho
xúc cảm của mình tập trung hoàn toàn vào công việc đó thì điều đó sẽ
giữ tâm trí bạn hướng vào công việc cho đến khi hoàn thành mà không bị
phân tâm sang việc khác.
Khi giao tiếp với một ai đó, đừng có dùng lý trí nhiều. Hãy tìm cách
nâng cảm xúc của mình khiến cho lời nói của mình được pha trộn cảm xúc
giúp cho người đối diện cảm nhận cảm xúc của mình thông qua lời nói.
Nếu như lời nói của mình nói ra không phù hợp với cảm xúc thì người đối
diện sẽ nhận ra ngay.
Sẽ có người hỏi, cứ mỗi lần định
làm gì lại phải nâng cảm xúc của mình lên như vậy có mệt và mất thời
gian quá không? Câu trả lời là nếu bạn chú ý luyện tập thì cảm xúc tự
đến sẽ rất nhanh, cảm xúc này là cảm xúc thật xuất phát từ bên trong.
Nếu như trong đầu bạn thường trực các ý nghĩ tiêu cực, hoặc cái bạn nói
ra không đúng với những cái bạn nghĩ thì cảm xúc của bạn sinh ra sẽ rất
nguy hiểm, phản lại bạn, trong trường hợp đó một là đừng vận dụng cảm
xúc, hai là bạn đã đạt tới trình độ sinh ra cảm xúc giả. Lấy ví dụ đơn
giản thế này: một người A đứng trước một cái hồ, anh ta tưởng tượng
được tắm trong làn nước trong xanh của hồ, được nằm nghe gió vi vu,
sóng nhè nhẹ vỗ bờ. Một người B cũng trong tình huống đó sẽ xuất hiện
trong đầu cái hồ đáng ghét, mai tao thả thuộc độc xuống cho cá chết
hết. Như vậy cảm xúc sinh ra của hai người A và B là hoàn toàn khác
nhau xuất phát từ bên trong họ, bản chất của họ.
Cần phân
biệt là trường hợp này ta sử dụng cảm xúc để thúc đẩy tư duy giúp chúng
ta có những suy nghĩ và hành động vượt ra ngoài khả năng bình thường.
Nó khác với việc xúc cảm dẫn dắt hành động, một người nếu hành động
theo xúc cảm thì thường hành động đó là sai. Con người 100% đều dễ rơi
vào tình trạng xúc cảm dẫn dắt hành động, còn xúc cảm thúc đẩy hòa trộn
vào suy nghĩ thì khác hẳn.
Nếu như bạn vận dụng cảm xúc
nhiều bạn sẽ đạt đến trình độ dễ dàng hiểu cảm xúc của người khác. Bạn
giống như một cái anten nhạy có thể thu được các sóng cảm xúc phát ra
từ những người xung quanh. Bạn có thể cảm thấy rất nhanh cảm xúc của
họ, điều này rất có lợi trong công việc và cuộc sống vì thường con
người không nói đúng những gì họ nghĩ.
Nếu như khả năng vận
dụng cảm xúc của bạn đến mức cao hơn bạn có thể điều khiển được cảm xúc
của người khác. Tôi chưa đạt đến trình độ này, cái khó của trình độ này
là để điều khiển cảm xúc của người khác bạn phải rất hiểu họ hoặc là kỹ
năng tác động vào cảm xúc của bạn phải rất cao.
Tôi
cho rằng Trí tuệ cảm xúc phần lớn còn xuất phát từ bản năng có nghĩa là
sinh ra đã có rồi, còn luyện tập thì phải vô cùng kiên trì. Nếu như bạn
rất dễ xúc động, bạn có thể khóc khi xem phim có những tình tiết cảm
động, bạn đọc tin về người mẹ ôm xác em bé 2 tuổi gào khóc giữa đường
và cảm thấy như trong lòng có một cái gì đó dâng trào thì xin chúc mừng
vì bạn đã có trong người khả năng trí tuệ cảm xúc. Chỉ còn vận dụng thế
nào mà thôi.